Tập huấn nghị sỹ: Nhu cầu tự đổi mới và nâng cao năng lực của Nghị viện

- Thứ Sáu, 25/01/2008, 00:00 - Chia sẻ
Thực tế nghị viện ở nhiều nước cho thấy, tập huấn cho nghị sỹ là một trong những hoạt động không thể thiếu. Điều này xuất phát từ đặc thù của hoạt động nghị viện, từ những đòi hỏi của hoạt động nghị trường và từ nhu cầu tự đổi mới, nâng cao năng lực của thể chế và của Nghị viện.

05-Nhu-cau-0508-300.jpg

      Theo một vị giáo sư nguyên là Chủ tịch Nghị viện bang Victoria, Australia, có nhiều công trình nghiên cứu về tập huấn nghị sỹ cho thấy nhu cầu này xuất phát từ đặc thù của nghề nghị sỹ - nghiệp dân cử. Không có trường lớp chính quy nào đào tạo về nghề này, cũng không có tiêu chuẩn rõ rệt nào để trở thành nghị sỹ. Các nghị sỹ cũng không có hiệp

CÁC BÀI TRONG CHUYÊN ĐỀ

Tập huấn nghị sỹ: Tập huấn như thế nào?

Tập huấn nghị sỹ: Nội dung tập huấn

Tập huấn nghị sỹ: Đánh giá kết quả

Tập huấn nghị sỹ: Một số mô hình tập huấn

hội chuyên môn như các nghành nghề khác. Dù đã từng làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, hay bất kỳ cơ quan nhà nước nào, các nghị sỹ đều cho rằng công việc của nghị sỹ rất mới mẻ. Những kinh nghiệm trước đây của các nghị sỹ về nghề nghiệp, chính trị, cuộc sống chỉ hỗ trợ phần nào.
      Bên cạnh đó, tính chất và bối cảnh của công việc ở nghị trường luôn thay đổi, do đó, luôn tạo ra thách thức và những vấn đề mới, phức tạp đối với các nghị sỹ. Những đòi hỏi của các nghị sỹ đối với chính mình và của công chúng cũng thay đổi. Điều này tạo ra khoảng trống cả về kỹ năng được mong đợi và kỹ năng trên thực tế. Khoảng trống này cũng do thiếu vắng sự chuẩn hóa nghề nghiệp và chuyên môn. Do yêu cầu về tính chuyên nghiệp đối với các nghị sỹ ngày càng cao, các nghị viện càng cần phải phát triển các “công cụ làm việc”, tức là các kỹ năng trong nghề, nhất là cho các tân nghị sỹ. 
      Quan trọng hơn, các hoạt động tập huấn nghị sỹ có thể coi là nền tảng để nâng cao không chỉ năng lực và hiệu suất cá nhân nghị sỹ, mà còn hiệu suất làm việc của thể chế nghị viện. Mỗi cá nhân nghị sỹ được bồi dưỡng và hoàn thiện về kiến thức, kỹ năng thì hoạt động của nghị viện cũng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Điều này còn có tác động đến quá trình hoạch định chính sách của thiết chế nghị viện. Nâng cao chất lượng hoạt động của nghị viện lên tầm tiêu chuẩn chuyên nghiệp không chỉ tăng cường khả năng đóng góp của các nghị sỹ cho một nền quản trị hiệu quả, mà còn mở rộng khả năng đóng góp cho xã hội. Điều này cũng mang lại sự đánh giá cao của công chúng đối với từng cá nhân nghị sỹ và toàn thể nghị viện.

Nguyên Lâm