Thể chế chính trị Australia

Quốc đảo Australia

- Chủ Nhật, 16/02/2020, 08:18 - Chia sẻ
Người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Úc là một người Hà Lan, tên là Willem Janszoon vào năm 1606. Ông cùng đoàn thủy thủ Hà Lan đổ bộ lên cửa sông Pennefather thành phố Cape York ngày nay. Họ vẽ bản đồ toàn bộ bờ biển phía Tây và đặt tên cho lục địa là Tân Hà Lan (New Holland) trong suốt cả thế kỷ XVII. Oái oăm là người Hà Lan đặt chân lên châu Úc trước, nhưng người Anh lại là những người tuyên bố chủ quyền ở đây trước. Năm 1688 và 1689 lần lượt hai nhà thám hiểm người Anh tên là Wiliam Dampier đã đổ bộ lên bờ biển Tây-Bắc của Tân Hà Lan và James Cook đổ bộ lên phía Đông. James Cook đi dọc bờ biển, vẽ bản đồ chi tiết và tuyên bố chủ quyền của nước Anh với tên gọi là New South Wales và biến nó thành nơi lưu đày tội phạm của nước Anh. Ở trại giam Port Jackson gần Sydney, ngày 26.1.1788 quốc kỳ Anh được kéo lên và ngày này sau đó trở thành ngày Quốc khánh của Australia.

Huyền thoại châu Úc vốn gắn liền với lục địa châu Á. Thời thượng cổ khi đứt gãy vỏ trái đất, biển Thái Bình Dương nhấn chìm một phần lục địa xuống đáy đại dương (hiện nay người ta vẫn phát hiện ra các di chỉ khảo cổ, đồ dùng, thành quách… dưới đó). Phần đứt gãy ấy là châu Úc. Phần nối hai lục địa còn lại là các đảo và quần đảo lớn nhỏ rải rác, là nước Brunei, Đông Timor, Singapore, Malaysia và Indonesia.


Toàn cảnh khu tòa nhà Nghị viện

Khoảng 40.000 năm trước khi người Anh tuyên bố chủ quyền với Australia, đã có người Úc bản địa sinh sống với 250 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Một điều thú vị là các nhà nhân chủng học và ngôn ngữ học đã tìm ra dấu vết giống nhau của người bản địa Australia với người Indonesia và các dân tộc Bana, Xêđăng, ÊĐê… ở Tây Nguyên Việt Nam với một tên chung là tộc người Indonesia.

Dân số Australia không đông nhưng đa dạng - một hợp chủng quốc. Thổ dân không nhiều (2%), còn lại chủ yếu là dân nhập cư. Người đến sớm nhất là người Anh và người Ireland (33,5%), tiếp đó là người Hoa (5,6%), người Italy, người Đức (5,6%), người Ấn Độ (2,8%) còn lại là người Hy Lạp, người Philippines và người Việt Nam.

Do đặc thù lịch sử, Australia ra đời muộn, dân nhập cư là chính, bắt đầu từ người Anh nhưng tiếng Anh không phải là duy nhất, do đó văn hóa Australia là một sự hỗn hợp, chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa bản địa, văn hóa thổ dân kết hợp văn hóa của các cộng đồng dân nhập cư ngoài văn hóa châu Âu. Từ giữa thế kỷ XX văn hóa Australia chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa đại chúng, nhất là văn hóa Mỹ thông qua truyền thông (mass media) đặc biệt là truyền hình và điện ảnh. Cũng chính vì vậy mà văn hóa của các nước láng giềng lân cận thông qua nhập cư quy mô lớn như Indonesia, Philippined, Malaysia, Việt Nam có điều kiện phát triển ở đây.


Thuyền trưởng James Cook là người đầu tiên tuyên bố chủ quyền với miền Đông Australia

Sau khi có lãnh thổ trên Đảo quốc này, người Anh thiết lập các khu định cư cho người Anh và trở thành Bang thuộc địa riêng biệt tách ra từ New South Wales (NSW) rồi phát triển dần. Nam Australia (SA) năm 1828, Queenslands (QL) 1859, Tasmania (TAS), Tây Australia (WA) và hai lãnh thổ Đại lục là Thủ đô Australia và Lãnh thổ ở tận Nam cực.

Ngày 1.1.1901, sáu thuộc địa sáp nhập lại thành Liên bang Australia với 5 Bang và một số vùng lãnh thổ. Quốc kỳ Australia giống của Anh, có thêm 6 ngôi sao, biểu trưng cho 5 bang và vùng lãnh thổ với Quốc ca “Nước Australia tiến lên” (Advance Australia Fair) hàng ngày vang khắp đất nước và Nhà Quốc hội. Đứng đầu Nhà nước Australia là Nữ hoàng (Elizabeth II) sống ở Anh, Toàn quyền (hiện là Peter Cosgrove) và Thủ tướng (hiện là Scott Morison) sống ở Australia. Đứng đầu mỗi bang là một thống đốc. Tất cả được người dân bầu lên qua bầu cử tự do và trực tiếp.

PGS. TS Lê Đình Cúc