Pháp điển hóa tại Mỹ: Bộ pháp điển pháp quy liên bang - quy mô và giá trị

- Thứ Sáu, 19/03/2010, 00:00 - Chia sẻ
Bộ pháp điển pháp quy liên bang bao gồm toàn bộ các quy định pháp luật đang có hiệu lực do các cơ quan hành pháp ban hành. Điều đặc biệt là tất cả các quy định do cơ quan hành pháp ban hành đều nằm trong Bộ pháp điển này và tất cả 50 đề mục của Bộ pháp điển đều có giá trị thực định. Nói cách khác, khi cần tìm các quy định pháp quy thì người dân chỉ cần tìm hiểu trong phạm vi những quy định của Bộ pháp điển.

Để có được một Bộ pháp điển có quy mô và giá trị pháp lý như vậy, quá trình xây dựng nó phải trải qua những bối cảnh đặc biệt.

Trước hết, vào những năm giữa thập kỷ 1930, để đối phó với cuộc Đại khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã thành lập ra nhiều cơ quan nhà nước được trao quyền ban hành văn bản. Và để thực hiện các kế hoạch tái thiết kinh tế, các cơ quan này đã ban hành ra hàng loạt văn bản pháp quy. Do việc thiếu phối hợp trong ban hành và không công bố văn bản trên công báo trung ương nên các thẩm phán cũng như người dân không thể dễ dàng tìm được văn bản pháp quy và không thể biết được văn bản nào còn hiệu lực và các văn bản pháp luật nào đã hết hiệu lực. Đỉnh điểm của tình trạng này là một vụ án tại Tòa Tối cao Mỹ được gọi là “Vụ án dầu sôi” (Hot Oil Case) trong đó văn bản pháp luật liên quan đến vụ việc thực chất đã được bãi bỏ trước khi khởi tố bị cáo. Tuy nhiên, các bên tham gia, bao gồm cả Chính phủ Mỹ, và các thẩm phán của các tòa án cấp dưới đều không biết về sự thật quan trọng này, và việc này chỉ được phát hiện khi vụ việc được đưa ra Tòa Tối cao, khi một Phó viện trưởng viện kiểm sát rất ngượng ngùng tiết lộ việc văn bản không còn hiệu lực.

      Bản điện tử của Bộ pháp điển pháp quy liên bang được đăng toàn văn tại trang web  với các chức năng tìm kiếm nhanh nhạy để giúp người sử dụng có thể tìm kiếm dễ dàng trong tất cả các đề mục.

      Bản in của Bộ pháp điển pháp quy liên bang được công bố trên Công báo Liên bang. Mỗi quyển của Bộ pháp điển được chia thành chương và phần. Bản in này được cập nhật mỗi năm một lần, nhưng chia 50 chủ đề thành bốn nhóm, mỗi quý cập nhật kiểu cuốn chiếu một nhóm. Cụ thể là từ đề mục 1 đến 16 sẽ được cập nhật vào ngày 1.1, đề mục từ 17 đến 27 được cập nhật vào ngày 1.4, từ 28 đến 41 được cập nhật vào ngày 1.7, và từ 42 đến 50 được cập nhật từ ngày 1.10. Nếu trong một năm mà một chủ đề hoặc quyển nào đó không có quy định mới thì Cơ quan đăng ký liên bang chỉ in lại bìa để người đọc ghim ra ngoài bản cũ. Biện pháp này giúp giảm chi phí in ấn, phát hành, ngoài ra, giúp người đọc biết ngay những lĩnh vực nào không có biến động về chính sách.

Để giải quyết tình trạng này, năm 1935, Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật Công báo Liên bang (the Federal Register Act) theo đó các cơ quan chính quyền quan liên bang phải: công bố các văn bản pháp luật mới trên “Công báo Liên bang” trước khi các văn bản đó có hiệu lực và có thể thi hành; trình lên Công báo Liên bang một “tập hợp” các văn bản pháp luật hiện hành và đang có giá trị áp dụng.

Tuy nhiên, việc tập hợp văn bản đã thất bại do đây chỉ là cách tập hợp một cách đơn giản các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành bao gồm cả các văn bản pháp luật sửa đổi và được sửa đổi và gồm cả những phần không cần thiết và không liên quan đến nội dung như các phần tiêu đề, lời nói đầu, các quy định chuyển tiếp, phần chữ ký và các quy định đã được hủy trong các lần sửa đổi sau đó.

Khắc phục tình trạng này, tháng 6.1937, Quốc hội đã sửa đổi Luật Công báo Liên bang chấm dứt việc tập hợp theo cách thức trên và chuyển sang hình thức pháp điển theo đó các cơ quan phải trình các bộ pháp điển bao gồm các quy định pháp luật có tính áp dụng chung và đang có hiệu lực với hạn cuối là ngày 1.7.1938 – tức là 1 năm sau khi Luật sửa đổi Luật Công báo Liên bang được ban hành. Luật sửa đổi cũng quy định về việc thành lập Ban Pháp điển để giám sát hoạt động pháp điển hóa của các cơ quan và việc ban hành các văn bản hướng dẫn pháp điển hóa. Luật quy định cách thức thực hiện pháp điển hóa các văn bản pháp luật; việc bổ nhiệm các cán bộ phụ trách về pháp điển hóa trong các cơ quan này để chịu trách nhiệm về bộ pháp điển và báo cáo cho Ban Pháp điển. Ít nhất, khi tiến hành pháp điển hóa, các cơ quan phải hợp nhất các văn bản sửa đổi vào các văn bản được sửa đổi và loại bỏ toàn bộ các phần không chứa đựng nội dung và các quy định không còn hiệu lực. Nếu thời gian cho phép, có thể thực hiện các sửa đổi mang tính kỹ thuật đối với văn bản pháp luật, và giải quyết các quy định chồng chéo hoặc mâu thuẫn bằng cách hợp nhất hoặc xóa bỏ. Tất cả các cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản đều phải hoàn thành nhiệm vụ vào ngày hết hạn trên và nộp các bộ pháp điển các văn bản pháp luật của họ vào ngày 1.7.1938. Bộ Pháp điển Pháp quy Liên bang đầu tiên được công bố năm 1939 gồm 15 tập trong 50 đề mục chính. 

Sau khi có Bộ pháp điển pháp quy liên bang, người ta không còn phải tìm kiếm văn bản khắp nơi mà chỉ cần đọc Bộ pháp điển pháp quy liên bang để tìm mọi quy định pháp luật liên bang hiện hành. Sau ngày Bộ pháp điển pháp quy liên bang có hiệu lực, mọi quy định mới do một Cơ quan chính phủ ban hành đều phải được thực hiện dưới hình thức sửa đổi Bộ pháp điển pháp quy liên bang bằng cách chỉ rõ các điểm sửa đổi, bãi bỏ hoặc bổ sung các quy định của Bộ pháp điển pháp quy liên bang. Điều này bảo đảm rằng Bộ pháp điển pháp quy liên bang luôn và chỉ chứa đựng các quy định hiện hành và có giá trị áp dụng của các Cơ quan chính phủ.
Ngày nay, Bộ pháp điển pháp quy liên bang vẫn chỉ có 50 đề mục mặc dù một số đề mục đã được sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới và số lượng tập đã tăng từ 15 tập lên trên 200 tập.

Minh Khuê