Ngay sau lệnh khởi công, các nhà thầu đã huy động máy móc, tổ chức bóc thực bì, bắt đầu thi công dự án

- Thứ Sáu, 23/08/2019, 22:59 - Chia sẻ
Trong 2 ngày (22-23.8), tại Thái Nguyên, Cục Việc làm (Bộ LĐ, TB và XH) phối hợp với Tạp chí Lao động và xã hội tổ chức Hội nghị truyền thông về việc làm. Hội nghị thu hút sự tham gia của các đại biểu đại diện cho các Sở Bộ LĐ, TB và XH,Trung tâm dịch vụ việc làm cùng hơn 100 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Theo Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ, TB và XH Lê Quang Trung, trong những năm qua, lĩnh vực việc làm, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Trong các thành tựu chung đó, công tác truyền thông về lĩnh vực này đã có những đóng góp đáng kể với vai trò nổi bật của các phương tiện thông tin đại chúng.


Ông Lê Quang Trung phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo tại Hội nghị, nếu năm 2010 có hơn 125 nghìn lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm thì đến năm 2015, con số này tăng gấp 3,6 lần tương đương gần 464 nghìn lượt người; tăng hơn 10 lần vào năm 2018, tương đương  hơ 1.390 lượt người. Riêng 7 tháng đầu năm 2019, có 936.595 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó số người được giới thiệu việc làm là: 110.297 người.

Tuy nhiên, công tác truyền thông về lĩnh vực việc làm, quản lý người lao động và bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn một số tồn tại hạn chế dẫn đến nhận thức của một số doanh nghiệp, người lao động và người dân ở một số khu vực về lĩnh vực này vẫn chưa đầy đủ, nhiều người lao động còn thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ bảo đảm việc làm. Trong khi đó, vấn đề lao động việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế vì lao động là đầu vào của quá trình sản xuất, khôngcó lao động kinh tế không phát triển được. Nước ta đã và đanghướng tới sử dụng lao động năng suất chất lượng hiệu quả cao hơn – ông Trung chia sẻ thêm.

Để phát triển lao động, ông Trung cho rằng, cần quan tâm đến việc phát triển thị trường lao động vì đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các loại thị trường hiện nay. Đồng thời, cần toàn dụng lao động, sử dụng lao động có hiệu quả triệt để ở tất cả các nhóm lao động để phát triển và sử dụng tối đa tất cả nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cần ban hành chính sách pháp luật phù hợp, tạo điều kiện thực thi các chương trình hỗ trợ người laođộng để họ có điều kiện phát huy năng lực lao động của mình.


Toàn cảnh hội nghị

Ở góc độ truyền thông, nhiều đại biểu kiến nghị các giải pháp hướng đến thông tin để người lao động nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về chính sách việc làm, quản lí lao động, chính sách bảo hiểm cho chủ sử dụng lao động và người lao động, tạo sự đồng thuận xã hội, hướng tới hoàn thành các mục tiêu về việc làm. Giúp người lao động dễ dàng tiếp cận chủ trương cùa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó thay đổi hành vi, cách làm của người lao động, góp phần tích cực thực hiện và thụ hưởng chính sách của Nhà nước.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận liên quan đến truyền thông về việc làm, quản lý lao động; năng suất lao động – việc làm ở Việt Nam; kết quả 10 năm thực chiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; vấn đề quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; giải pháp nâng cao hiệu quả vốn vay từ Quỹ Quốc gia việc làm; kinh nghiệm cũng như giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông trong lĩnh vực việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp…

Chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền hiệu quả trên báo điện tử, Phó tổng biên tập Thường trực Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Công Dũng cho rằng, với lợi thế của báo điện tử là đa phương tiện, khi tuyên truyền về lĩnh vực lao động, việc làm, các phóng viên cần xác định rõ đối tượng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền để từ đó có hình thức tuyên truyền phù hợp như tích hợp âm thanh, hình ảnh, video vào các tác phẩm báo chí…


Một số mô hình vay vốn giải quyết việc làm có hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên

Hội nghị là cơ hội để các phóng viên trau dồi kỹ năng, là tiền đề để sản xuất các tác phẩm báo chí đa dạng, sinh động, để người sử dụng lao động và người lao động dễ tiếp nhận thông tin cũng như tiếp cận được với các cơ quan chức năng liên quan đến giải quyết việc làm, từ đó giúp người lao động có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp nhất, nhanh nhất, góp phần cùng địa phương giảm tỷ lệ thất nghiệp, thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm, giải quyết kịp thời chế độ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động.

Trong khuôn khổ hội nghị, Ban tổ chức đã tổ chức cho các đại biểu tham quan thực tế, làm việc và phỏng vấn người lao động và người sử dụng lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu thực tế tại một số mô hình vay vốn giải quyết việc làm có hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.

Tùng Dương