Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND

Bài 1: Tạo “nhân tố mới” luân phiên tham gia chất vấn

- Chủ Nhật, 05/07/2020, 08:58 - Chia sẻ
Để hoạt động chất vấn đi vào chiều sâu, Thường trực HĐND tỉnh cần khuyến khích các Ban, Tổ đại biểu chất vấn chuyên đề dựa trên các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề. Ở một số địa phương, sau khi chọn nhóm vấn đề chất vấn, Thường trực HĐND gửi văn bản đến từng Tổ và đại biểu HĐND, định hướng, gợi ý một số vấn đề liên quan để thu thập thêm thông tin, số liệu thực tế đặt câu hỏi đề nghị Tổ trưởng quan tâm, có thể thảo luận, thống nhất trong tập thể chọn nội dung và phân công thành viên chất vấn. Cách làm này vừa thể hiện tính thống nhất trong tập thể Tổ, vừa tạo ra những “nhân tố mới”, có tính luân phiên tham gia chất vấn.

Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể

Chất vấn và trả lời chất vấn là một hình thức giám sát “đặc biệt”, góp phần quan trọng vào thành

Những năm qua, hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND, nhất là HĐND cấp tỉnh có nhiều đổi mới, cởi mở và thẳng thắn hơn. Nhiều địa phương đã có những cách làm thiết thực phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể, tạo những “nhân tố mới”, luân phiên tham gia chất vấn;  tạo cơ sở pháp lý giải quyết hiệu quả những vấn đề hậu chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, cũng còn không ít vấn đề cần lưu tâm để tiếp tục nâng cao hiệu quả phiên giám sát đặc biệt này tại kỳ họp HĐND.

công của kỳ họp HĐND. Để phiên họp này thực sự phát huy hiệu quả, việc chuẩn bị là khâu hết sức quan trọng. Theo quy định, chất vấn là quyền của cá nhân đại biểu HĐND tỉnh. Câu hỏi chất vấn được đại biểu gửi đến Thường trực HĐND để chuyển cho người bị chất vấn, yêu cầu trả lời. Tuy nhiên trên thực tế, nếu hoàn toàn dựa vào sự chủ động của đại biểu thì có rất ít ý kiến chất vấn và thường không sâu, hay sa vào các nội dung cá biệt, đơn lẻ xảy ra ở địa phương nơi đại biểu sinh sống và làm việc. Thường trực HĐND có thể đề nghị các Ban, các Tổ và đại biểu HĐND từ các hoạt động giám sát, khảo sát, TXCT và nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương nơi đại biểu được bầu đề xuất nội dung chất vấn, gửi về Thường trực HĐND tỉnh. Trên cơ sở đó, kết hợp với kết quả giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, ý kiến phản ánh của cử tri, thông tin của các cơ quan báo chí… Thường trực HĐND xem xét, quyết định các nhóm vấn đề có tính chất nổi cộm, bức xúc, được đông đảo cử tri quan tâm để dự kiến chất vấn trực tiếp tại kỳ họp.

Để hoạt động chất vấn đi vào chiều sâu, Thường trực HĐND tỉnh cần khuyến khích các Ban, Tổ đại biểu chất vấn chuyên đề dựa trên các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của các đoàn giám sát HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trình bày tại kỳ họp. Việc này vừa giúp đại biểu HĐND có đầy đủ thông tin để chất vấn; vừa tránh lãng phí trí tuệ và tâm huyết của các thành viên đoàn giám sát, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. Việc tập thể Ban hoặc Tổ đại biểu HĐND cùng chuẩn bị nội dung chất vấn sẽ phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể, giúp đại biểu tự tin hơn so với cá nhân đại biểu thực hiện quyền chất vấn đơn lẻ.

Tăng trách nhiệm của người chất vấn

Bên cạnh câu hỏi của đại biểu, chủ tọa có thể tiếp nhận trực tiếp các câu hỏi chất vấn của cử tri gửi tới kỳ họp qua các kênh: Đường dây “nóng” tại Ban Tiếp công dân; gửi thư tay, email, tin nhắn điện thoại đến thư ký hoặc chủ tọa... Tùy theo từng ý kiến cử tri gửi tới, chủ tọa xem xét, quyết định lựa chọn ý kiến cử tri gửi đến để đặt câu hỏi, yêu cầu các ngành chức năng trả lời trực tiếp tại hội trường; đối với những trường hợp chưa thể trả lời ngay, chủ tọa sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan có văn bản trả lời sau khi kết thúc kỳ họp.

Có nơi quy định mỗi Tổ đại biểu chọn một số vấn đề nổi cộm, bức xúc của địa phương, của ngành gửi về Thường trực HĐND để tổng hợp, đánh giá, lựa chọn làm câu hỏi chất vấn. Cách làm này sẽ khắc phục được tình trạng ít câu hỏi chất vấn; đồng thời, tránh được việc đại biểu nơi này hỏi vấn đề tại địa phương khác trong khi chưa có đủ thông tin. Trên cơ sở đó, chủ tọa xác định và gợi ý những vấn đề bức xúc, nổi cộm để các đại biểu chất vấn, đại diện ngành chức năng cũng trả lời theo từng vấn đề.

Theo luật định, quyền chất vấn thuộc về cá nhân đại biểu. Tuy nhiên ở một số địa phương, sau khi chọn nhóm vấn đề chất vấn, Thường trực HĐND gửi văn bản đến từng Tổ đại biểu và đại biểu HĐND, trong đó, có định hướng, gợi ý một số vấn đề liên quan để Tổ và đại biểu thu thập thêm thông tin, số liệu thực tế đặt câu hỏi chất vấn; đồng thời, đề nghị Tổ trưởng quan tâm, có thể thảo luận, bàn bạc thống nhất trong tập thể chọn nội dung và phân công thành viên đặt câu hỏi chất vấn. Với cách làm này vừa thể hiện tính thống nhất trong tập thể Tổ, vừa tạo ra những “nhân tố mới”, có tính luân phiên tham gia chất vấn. Mặt khác, nội dung chất vấn được cân nhắc, thảo luận chặt chẽ, tăng trách nhiệm của người chất vấn - vừa có trách nhiệm với cử tri, vừa có trách nhiệm với tập thể Tổ.

Bên cạnh đó, để tăng tính tích cực, chủ động của đại biểu, Thường trực HĐND một số địa phương còn quy định việc tham gia chất vấn, truy vấn tại các kỳ họp là nội dung quan trọng, có trong thang điểm đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng hàng năm về hoạt động HĐND.

THÁI HÒA