ỦY BAN DỰ THẢO HIẾN PHÁP

Giới hạn thẩm quyền

- Thứ Sáu, 24/05/2013, 08:38 - Chia sẻ
Ở một số quốc gia các UBDTHP được thành lập bởi các đạo luật đặc biệt, đôi khi còn được quy định trong hiến pháp. Ủy ban này có ít nhất ba điểm khác biệt so với cơ quan lập pháp hoặc một Quốc hội lập hiến, đó là: chức năng (các UBDTHP không đưa ra quyết định cuối cùng về hiến pháp, chỉ là cơ quan tư vấn), về tư cách (chủ yếu là cơ quan chuyên môn thay vì là cơ quan chính trị hoặc đại diện) và quy mô (quy mô nhỏ và do vậy có các động lực khác so với Quốc hội lập hiến).

Gọi là ủy ban dự thảo, nhưng các loại công việc mà UBDTHP được giao không chỉ giới hạn trong việc soạn thảo bản Hiến pháp, mà có thể bao gồm các hoạt động như: tiến hành (hoặc phối hợp và giám sát) công tác giáo dục công dân; thu thập và phân tích các ý kiến của công chúng; chuẩn bị một bản dự thảo hiến pháp; thăm dò và thu thập các ý kiến của công chúng về bản dự thảo hiến pháp; tổ chức và có thể là một phần của một Quốc hội lập hiến (một vai trò rất hiếm hoi đối với một UBDTHP và do đó cũng là một vai trò không phù hợp).

Một số vấn đề đặt ra khi thành lập UBDTHP. Chẳng hạn, cơ chế đang được đề xuất có cho phép các thành viên sử dụng chuyên môn để xử lý một loạt vấn đề đa dạng, bao gồm cả các vấn đề chính trị nhạy cảm, hay cơ chế đó sẽ bị chi phối bởi các chính trị gia hoặc các nhóm khác? Cơ quan này có được coi là đại diện của toàn dân? Cơ quan này có sự độc lập đầy đủ hay không? Có khả năng kêu gọi và đánh giá một số lượng lớn các quan điểm thể hiện bởi công chúng? Các báo cáo của Ủy ban có được công bố, và có bất kỳ cơ chế nào để đảm bảo rằng các báo cáo sẽ được xem xét không? Cơ quan có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện trách nhiệm lập hiến quan trọng? Cơ quan này có thật sự sẽ được sử dụng để thúc đẩy cải cách?

Có lẽ một UBDTHP hiến pháp ít có khả năng được thành lập khi tồn tại các đảng chính trị hiệu quả và có tính đại diện, các đảng này có thể thích tự đàm phán về các nguyên tắc và thủ tục cho sửa đổi hiến pháp hơn (khả năng lớn là sẽ tiến hành qua cơ quan lập pháp). Một ủy ban của nghị viện, do đó, sẽ có thể được sử dụng để đàm phán các điều khoản chi tiết.

Khi các đảng thiếu những chính sách rõ ràng và mức độ ủng hộ của công chúng là không chắc chắn, hay khi sự chia rẽ nằm ở vấn đề sắc tộc hoặc bè phái thì UBDTHP có thể cung cấp được cả ý tưởng và định hướng, và giúp đạt được một mức độ đồng thuận nhất định. Nó cũng có thể làm cho quy trình lập hiến rõ ràng hơn và khuyến khích sự thảo luận công khai.

Vai trò giáo dục công dân của UBDTHP hiến pháp thường là vai trò quan trọng nhất (như được chứng minh trong các quy trình lập hiến ở Uganda năm 1995, Eritrea năm 1997, và Kenya các năm 2005; 2010). Ủy ban này có lẽ là cách thức hiệu quả nhất để thu hút công chúng. Đôi khi UBDTHP định hình toàn bộ quy trình nhờ vào động lực của chính nó, và đóng vai trò tối quan trọng trong việc điều hành toàn bộ quy trình (như ở Kenya năm 2005). Các UBDTHP về các chủ đề đặc biệt như tài chính, môi trường, bầu cử, phân quyền, thường nằm ngoài chuyên môn của các chuyên gia hiến pháp truyền thống, có thể có các đóng góp quan trọng và giúp cho những nhà lập hiến tránh được các sai lầm mà sau có thể trở thành các vấn đề khó giải quyết về mặt hành chính hoặc chi phí. Dù cho UBDTHP không nhất thiết lúc nào cũng phải có, thì việc sử dụng UBDTHP nên được cân nhắc bởi những người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế quy trình lập hiến.