Giao lưu trực tuyến: Thực hiện pháp luật an toàn giao thông - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải

- Thứ Sáu, 16/05/2014, 16:44 - Chia sẻ
Công tác quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng xe đang là một trong những lĩnh vực cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ. Chính điều này là hoạt động thiết thực đưa pháp luật giao thông vào cuộc sống; đồng thời góp phần giám sát thực hiện các quy định của pháp luật, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước về các giải pháp chủ động, tích cực, quyết liệt nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cùng với cử tri cả nước tham gia giám sát thực hiện pháp luật về an toàn giao thông, Báo Điện tử Đại biểu nhân dân phối hợp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: Thực hiện pháp luật an toàn giao thông - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải
 
Các khách mời tham gia giao lưu gồm: Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, GS TS Hồ Trọng Ngũ; Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn; Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải Khuất Việt Hùng.
 
Sau đây là nội dung giao lưu:

 

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 

Lê Hải Lan 37 tuổi, TP Đà Nẵng: ngày nay, mật độ phương tiện giao thông ngày càng dày đặc; lưu lượng giao thông ngày càng lớn. Lực lượng cảnh sát giao thông có được tăng cường không? Cơ sở vật chất cho cảnh sát giao thông có được trang bị hiện đại đáp ứng yêu cầu, thưa ông?


PCT Nguyễn Ngọc Tuấn: Hiện nay phương tiện giao thông trên toàn quốc theo quản lý của Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt có trên 2 triệu xe ô tô và trên 39 triệu xe mô tô. Hàng năm, lượng ô tô tăng khoảng 10%, mô tô tăng 15%. Do vậy, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ ngày càng lớn, tình hình trật tự an toàn giao thông sẽ diễn ra phức tạp, tai nạn giao thông vẫn xảy ra ở mức cao đòi hỏi lực lượng thực thi nhiệm vụ phải được phát triển. Trong đó, về biên chế, trang bị phương tiện cơ sở vật chất của lực lượng cảnh sát giao thông trong những năm qua đã được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Đối với lực lượng cảnh sát giao thông, so với năm 2006, biên chế đến nay đã được tăng lên gấp đôi. Phương tiện, công cụ hỗ trợ cho hoạt động tuần tra cảnh sát bảo đảm an toàn giao thông ở cấp tỉnh đã được đầu tư trang bị tương đối đồng bộ và đầy đủ. Riêng đối với công an cấp huyện, hiện còn nhiều khó khăn, biên chế thiếu, phương tiện, công cụ hỗ trợ rất ít. Do vậy, từ năm 2014, Bộ Công an sẽ tập trung đầu tư trang bị phương tiện công cụ, kỹ thuật phục vụ việc tuần tra cảnh sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho công an cấp huyện. Trước mắt, trang bị phương tiện xe mô tô tuần tra, máy đo độ cồn, máy đo tốc độ, valy khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.... để phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ sở.


Nguyễn Văn Bé 38 tuổi, Trà Vinh: được biết, từ đầu năm các cơ quan chức năng đã triển khai chiến dịch kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường bộ. Tuy nhiên, có nơi, có lúc, xe quá tải vẫn ngang nhiên tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ. Theo ông, cơ quan chức năng cần có giải pháp nào để chấm dứt tình trạng này?

PCN Hồ Trọng Ngũ: tiếc rằng câu chuyện này nói mãi mà vẫn chuyển biến chậm. Vừa qua, ngay trước ngày lễ 30/4 - 1/5, báo chí đã nói đến một chuyến xe siêu trường siêu trọng, trọng tải cả hơn trăm tấn đi xuyên Việt qua hết các cửa ải từ bắc vào nam. Các địa phương mà chuyến xe này đi qua lẽ ra phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, đằng này, trên thực tế không ai có trách nhiệm gì cả khi báo chí lên tiếng.

Giải pháp cho vấn đề này trước hết là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức hữu quan, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành địa phương. Cần trói buộc trách nhiệm để họ tăng cường kiểm tra, xử lý. Cần khắc phục tình trạng đánh trống bỏ dùi. Nhiều khuyến nghị từ kết quả giám sát của các cơ quan dân cử nêu ra sau đấy vẫn không được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp để thực hiện. Chúng ta cũng đã có nhiều chế tài pháp luật cho các hành vi vi phạm, nhưng trên thực tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cương quyết áp dụng. Tôi nghĩ cần tổ chức các phương thức thanh tra, kiểm tra chéo. Trao cho các đoàn thanh tra như thế những quyền năng nhất định để phát hiện, xử lý kịp thời các hiện tượng không tuân thủ pháp chế. Đề nghị Bộ GTVT, Bộ Công an phối hợp chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến lộ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải. Đồng thời, có biện pháp giáo dục kiểm tra, giám sát cán bộ công chức của mình trong thực thi công vụ. Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan thực hiện nghiêm các thủ tục thông quan, kiểm soát các loại xe ô tô quá cảnh, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. UBND các tỉnh thành phố cần chỉ đạo duy trì hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe liên tục trong tuần, trong ngày, tập trung kiểm soát các tuyến quốc lộ trọng điểm, ưu tiên sử dụng kinh phí từ quỹ bảo trì đường bộ của địa phương và kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ để bảo đảm cho hoạt động thường xuyên này. Giải pháp cuối cùng là phải tiếp nhận, xử lý nhanh các phản ánh về tiêu cực qua đường giây nóng.

Mai Văn Hậu 54 tuổi, Hà Giang: cảnh sát giao thông vừa thực thi pháp luật giao thông nghiêm minh, vừa thể hiện văn hóa giao tiếp và xử lý đấu tranh với hành vi vi phạm. Làm thế nào để mỗi cảnh sát giao thông giữ hình ảnh đối với trường hợp vi phạm cố tình trây ỳ và xúc phạm?

PCT Nguyễn Ngọc Tuấn:cảnh sát giao thông là lực lượng đại diện cho Nhà nước thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có lực lượng cảnh sát giao thông mới được dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Các lực lượng khác chỉ được phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi cần thiết theo luật định. Do vậy, xây dựng, thực hiện văn hóa ứng xử của lự lượng cảnh sát giao thông trong khi thi hành nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này sẽ tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, chiến sỹ, thể hiện qua lời nói, việc làm trong thực hiện nhiệm vụ, trong cuộc sống, sinh hoạt; xây dựng hình ảnh người cảnh sát giao thông đẹp hơn trong mắt người dân; không còn những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đối với nhân dân. Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình mới.

Như các bạn đã biết, lưc lượng cảnh sát giao thông phải làm việc trong điều kiện môi trường, thời tiết khắc nghiệt, ngày đêm dầm mưa, dãi nắng, hít bụi, khói xe, không ít cán bộ cảnh sát đã mắc bệnh nghề nghiệp như hen suyễn, thấp khớp và nhiều loại bệnh khác. Bên cạnh đó, một số đối tượng vi phạm khi bị cảnh sát giao thông phát hiện, dừng phương tiện kiểm soát đã trây ỳ hay bỏ chạy, cho xe ô tô, mô tô chèn ép lực lượng cảnh sát khi bị truy đuổi. Khi bị bắt, đã kích động, xúi giục, tụ tập đông người kéo đến trụ sở công an, chính quyền địa phương nhằm yêu sách gây rối. Nhiều trường hợp các đối tượng vi phạm rất manh động, có lời nói thô bạo, lăng mạ, liều lĩnh tấn công lại lực lượng cảnh sát giao thông.

Chúng tôi nhìn nhận việc này có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan theo tôi có một phần là do trình độ, năng lực về nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ còn hạn chế. Khi thực hiện giải quyết vụ việc, thiếu khôn khéo, gây ức chế tâm lý cho người vi phạm. Bên cạnh đó, một số cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không chấp hành quy định, thậm chí có lời nói, thái độ thiếu khiêm tốn không đúng mực, đã gây bất bình, bức xúc và kháng cự người vi phạm.

Ngoài ra, việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông còn thiếu nên chưa đáp ứng yêu cầu khi có tình huống xảy ra, nên không đủ mạnh để uy hiếp, tấn công trấn áp tội phạm. Việc phối hợp đấu tranh, đặc biệt là xử lý hình sự đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ ở một số vụ chưa nghiêm. Đối với nguyên nhân khách quan, tôi cho rằng những quy định hiện hành của pháp luật về biện pháp đấu tranh ngăn chặn, cưỡng chế đối với người có hành vi không chấp hành, chống người thi hành công vụ còn chưa cụ thể, gây nhiều khó khăn, vướng mắc làm người thực thi nhiệm vụ lúng túng, bị động, do dự, không cương quyết nên dễ bị đối tượng coi thường chống đối.

Cùng với đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật, cũng như ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, đạo đức xã hội xuống cấp, không chấp hành phát luật nên coi thường chống đối lại cảnh sát giao thông. Ngoài ra, chế tài xử phạt nặng nên các đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông tìm mọi cách trốn tránh, cản trở, chống đối quyết liệt lực lượng cảnh sát giao thông. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xử lý nghiêm các đối tượng chống lại lực lượng cảnh sát giao thông chưa sâu rộng, chưa tạo được sự lên án mạnh mẽ của dư luận.

Để đối phó với tình huống trên thì mỗi cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông phải không ngừng rèn luyện lễ tiết tác phong, thái độ, phương pháp làm việc, nhất là kỹ năng giao tiếp ứng xử xử lý tình huống, chủ động phòng ngừa các hành vi bất ngờ tấn công; có thái độ ứng xử đúng mực, tôn trọng, không sách nhiễu, gây phiền hà cho người tham gia giao thông. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành nghiệm túc các quy định của pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và các chương trình, kế hoạch công tác được lãnh đạo duyệt. Mặt khác, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh, lễ tiết tác phong, kỹ năng chiến thuật, khả năng ứng phó với các tình huống của cán bộ cảnh sát lực lượng cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ.

Nguyễn Thị Minh Khánh 45 tuổi, Đô Lương, Nghệ An: thực tế hiện nay vẫn có tình trạng người dân đã biết các quy định về an toàn giao thông nhưng vẫn cố tình vi phạm. Vậy, theo Ông, để người dân hình thành văn hóa tự giác chấp hành các quy định an toàn giao thông cần phải làm những gì?


VT Khuất Việt Hùng: Xây dựng các giá trị văn hóa luôn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi một hệ thống các giải pháp toàn diện về giáo dục, tuyên truyền, vận động dưới nhiều cấp độ, hình thức, từ việc hoàn thiện chuơng trình giáo dục về ATGT trong trường học đến việc tổ chức tuyên truyền trên các phuơng tiện thông tin đại chúng, qua các hoạt động văn hóa, xã hội, trong các văn bản chỉ đạo, các buổi sinh hoạt chuyên môn; thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên nghiệp về giáo dục, truyền thông cũng như lồng ghép trong các hoạt động thường ngày của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hôi, đoàn thể quần chúng, tổ chức tôn giáo, các dòng họ, gia đình,... Đồng thời, tôi luôn nhấn mạnh vai trò nêu gương thực thi pháp luật của cán bộ, đảng viên, con em cán bộ đảng viên và đặc biệt là đội ngũ những người thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Ngọc Nam 47 tuổi, Sóc Trăng: Có ý kiến cho rằng, để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và sự lộn xộn trong hoạt động kinh doanh vận tải vừa qua là có tiêu cực của lực lượng thực thi công vụ. Làm thế nào để kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, thưa Phó chủ nhiệm?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Tôi thừa nhận có hiện tượng đó. Trong báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban QPAN cũng đã lưu ý vấn đề này. Theo tôi, phải bắt đầu từ công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Câu chuyện này là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. Sau đó, là phải nghiên cứu, xử lý đúng đắn cơ chế nhằm tăng cường sự kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm để pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Những năm gần đây, tôi thấy ít nói đến vấn đề pháp chế, cần phải tăng cường các biện pháp bảo đảm pháp chế XHCN trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực trật tự ATGT. Các yếu tố trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm tổ chức, trách nhiệm vật chất đều phải được tính toán và áp dụng hợp lý. Cần tác động mạnh vào động cơ lợi ích kết hợp với tuyên truyền giáo dục, xử lý về mặt tổ chức và pháp lý. Để tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc này, trước hết, phải chấn chỉnh ngay đội ngũ những người làm công tác kiểm tra, xử lý, bảo đảm chấp hành đúng pháp luật về trật tự ATGT. Nhà nước cần đầu tư trang bị phương tiện đầy đủ cho họ, đồng thời có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, khuyến khích động cơ tích cực chống tiêu cực trong đội ngũ này. Tăng cường giáo dục pháp luật cho người thực thi công vụ. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Quốc Sơn 40 tuổi, Ba Đình, Hà Nội: Xin hỏi ông Khuất Việt Hùng, tình trạng xe tải chở quá tải trọng làm hư hỏng đường, cầu và gây nguy hiểm cho người và các phương tiện giao thông ở Việt Nam đã tồn tại nhiều năm nay và không phải là mới, nhưng tại sao đến nay Bộ GTVT mới triển khai quản lý tải trọng đồng loạt trên cả nước. Những thiệt hại trước đây do việc buông lỏng quản lý tải trọng gây ra Bộ GT có trách nhiệm gì trước nhân dân?


VT Khuất Việt Hùng: về vấn đề này, Bộ truởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định rõ ngành giao thông vận tải đang còn nợ nhân dân rất nhiều, trong đó có việc quy định và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định về kiểm tra tải trọng phương tiện. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tuớng Chính phủ, Bộ truởng Bộ GTVT và toàn thể cán bộ, công chức ngành GTVT đã và đang tích cực, với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, cùng với các Bộ, ngành, địa phuơng và nhân dân thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vân tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, duy trì và bảo vệ chất lượng của kết cấu hạ tầng giao thông, sửa chữa, khắc phục những hư hại về kết cấu hạ tầng do phương tiện vi phạm tải trọng gây nên. Bộ trưởng và chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của các cơ quan ban ngành và mọi người dân để có thể khắc phục đuợc những hạn chế, tồn tại, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.

Nguyễn Tiến Nam 36 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh: Thưa ông Khuất Việt Hùng, trong hoạt động vận tải, các doanh nghiệp chú trọng vào lợi ích doanh nghiệp nên dù biết các quy định vẫn cố tình vi phạm. Vậy xử lý người điều khiển phương tiện hay xử lý doanh nghiệp ?

VT Khuất Việt Hùng: chúng ta cần khẳng định rõ trách nhiệm của chủ xe, chủ đơn vị vận tải đồng thời trách nhiệm của người trực tiếp điều khiển phương tiện. Vì vậy trong các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt (NĐ 171/2013/NĐ-CP) cũng như quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Thông tư 55/2013/TT-BGTVT) cũng quy định đầy đủ về trách nhiệm, hình thức, chế tài xử lý đối với chủ xe, đơn vị kinh doanh vận tải và người điều khiển phuơng tiện.

Phan Văn Trường 46 tuổi, Thái Nguyên: Xử phạt vi phạm giao thông thực chất là một biện pháp mạnh răn đe, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng luật. Thực tế cùng một lỗi vi phạm có trường hợp phạt nặng, phạt nhẹ hoặc “thông cảm” cho qua. Việc xử lý như vậy sẽ ảnh hướng tới tính nghiêm minh của pháp luật, thưa Phó cục trưởng?

PCT Nguyễn Ngọc Tuấn : luât xử lý vi phạm hành chính quy định các hình thức vi phạm phạt cảnh cáo, phạt tiền. Trong phạt tiền có xử phạt tại chỗ đối với trường hợp vi phạm ít nghiêm trọng. Phạt tiền lập biên bản, ra quyết định, nộp tiền tại kho bạc nhà nước đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Mức phạt tiền là trung bình cộng trong khung phạt tiền. Ví dụ, người điều khiển, người ngồi trên mô tô không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng thì mức phạt sẽ là 150 nghìn đồng. Song luật quy định tuy cùng một hành vi vi phạm nhưng người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể và những tình tiết tăng nặng, nhẹ có liên quan để ra quyết định xử phạt, vừa bảo đảm tính công bằng nhưng đồng thời vẫn bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Bùi Xuân Long, Ninh Bình: Tôi muốn hỏi Phó cục trưởng Nguyễn Ngọc Tuấn, sau nhiều biện pháp mạnh của cơ quan chức năng, số vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe khách đã được kéo giảm chưa? Còn những nguy cơ tiềm ẩn nào cần sớm được khắc chế để hạn chế tai nạn xe khách?

PCT Nguyễn Ngọc Tuấn: 5 tháng đầu năm 2014, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã được kiềm chế. Tai nạn giao thông do xe khách gây ra đã giảm rõ rệt, toàn quốc chỉ xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến xe khách làm 19 người chết, 53 người bị thương, giảm 6 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Lực lượng cảnh sát giao thông đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt: phối hợp với ngành giao thông tăng cường kiểm tra tại các bến xe, kiểm tra, xử lý nghiêm việc lắp thêm ghế, thêm giường nằm, xe khách hoán cải trái phép; triển khai các hoạt động tuần tra lưu động, mở các đợt tổng kiểm tra xử lý theo chuyên đề, tập trung vào xe khách trên những tuyến đường trọng điểm, thời gian trọng điểm. Về nguy cơ tiềm ẩn, tai nạn giao thông do xe khách gây ra sẽ tập trung vào xe khách chạy trước, sau ngày nghỉ lễ thứ 7, CN ở các thành phố đi các tỉnh lân cận. Lượng khách tăng cao nhưng lượng xe còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nên xảy ra tình trạng nhồi nhét, chở quá tải đối với xe khách chạy tuyến đường dài, xe khách chạy vào ban đêm, lái xe mệt mỏi, xe khách của tư nhân, của các doanh nghiệp nhỏ, xe khách chạy theo hợp đồng vận chuyển không thường xuyên tham gia giao thông.

Nguyễn Minh Vân 58 tuổi, Tây Sơn, Hà Nội: trước thực trạng tai nạn giao thông còn cao, có nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức việc phổ cập và hướng dẫn người dân tham gia giao thông đúng luật mà chủ yếu là quan tâm đến việc xử phạt người vi phạm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PCT Nguyễn Ngọc Tuấn: nói như vậy chưa phải là đầy đủ bởi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về trật tự an toàn giao thông trong thời gian qua đã được đặc biệt quan tâm tuyên truyền trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, các phương tiện thông tấn báo chí và các tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong chương trình đào tạo.

Xử phạt cũng là một hình thức tuyên truyền giáo dục tích cực. "Miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời". Mỗi khi bị xử phạt, thì người vi phạm rất nhớ hành vi vi phạm pháp luật của mình, bạn bè, người thân cũng nhớ; mỗi khi gây va chạm giao thông, mỗi khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thì người gây ra cũng nhớ rất lâu và rất kỹ những hành vi bị nghiêm cấm trong quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Hoàng Bắc 48 tuổi, TP Uông Bí, Quảng Ninh: Từ các vụ tai nạn giao thông thời gian qua cho thấy, công tác đăng kiểm vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập; cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân lực chưa đáp ứng tiêu chuẩn; có tình trạng vi phạm nghiêm trọng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Theo ông, làm thế nào để chấn chỉnh hoạt động này?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Để chấn chỉnh những thiếu sót, bất cập được phát hiện trong quá trình xử lý các vụ tai nạn giao thông liên quan đến công tác đăng kiểm cần phải: Trước kết rà soát sửa đổi bổ sung các quy định về đăng kiểm không còn phù hợp bảo đảm ngăn chặn hiện tượng chủ xe, lái xe thay đổi phụ tùng phương tiện nhằm đạt điều kiện cấp chứng nhận đăng kiểm, sau đó lại sử dụng các phụ tùng cũ, không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Tăng cường các giải pháp để giám sát hữu hiệu và có biện pháp hỗ trợ chủ phương tiện và lái xe thực hiện quản lý bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện giữa hai kỳ đăng kiểm. Thực hiện việc kết nối dữ liệu một cách hiệu quả giữa cơ quan đăng kiểm với cảnh sát giao thông nhằm thu thập nắm bắt thông tin một cách kịp thời nhất về các vụ vi phạm, các vụ tai nạn để có biện pháp xử lý. Biện pháp tiếp theo là phải tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực của cán bộ, nhân viên đăng kiểm nhằm khắc phục hiện tượng tiêu cực hiện đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ đăng kiểm viên. Tiếp theo, tiến hành tổng kết công tác thí điểm xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành. Đặc biệt cần thực hiện một chương trình hành động nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của các nhân viên đăng kiểm, kết hợp với tăng cường huấn luyện nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên, đồng thời nâng cấp và hiện đại hóa dây chuyền kiểm định. Cuối cùng, tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng để thực hiện kiểm tra liên ngành đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành nhằm phát hiện và xử lý các phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông. Từ đó, phối hợp phát hiện các sai phạm trong quá trình đăng kiểm...

 

GIÁM SÁT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Nguyễn Văn Chinh 39 tuổi, Ba Đình, Hà Nội: Thưa ông, được biết, Ủy ban của ông đã thực hiện giám sát về chủ đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô. Xin ông cho biết những kết quả giám sát ban đầu?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thực hiện giám sát về chủ đề Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Kết quả đã chỉ ra được thực trạng của hoạt động này trong thời gian qua cũng như công tác quản lý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ liên quan đến kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trong báo cáo giám sát, cũng đã chỉ ra những tồn tại hạn chế của hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô cùng với những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Ủy ban cũng đã có những kiến nghị đối với QH, Chính phủ và các cơ quan hữu quan những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Lê Minh Sang 29 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Thưa ông, giao thông đô thị ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã cải thiện đáng kể, không còn tình trạng ùn tắc như trước nữa. Vậy nguyên nhân do kết cấu hạ tầng giao thông được nâng cấp hay do quản lý điều hành hoạt động giao thông đô thị hợp lý hơn?
 
VT Khuất Việt Hùng: Xin cảm ơn anh đã có những đánh giá tích cực về tình hình giao thông đô thị tại Hà Nội và TP. HCM. Để đạt được những kết quả như anh đã nêu, truớc tiên cần khẳng định đó là sự chỉ đạo quyết liệt, sát thực và hiệu quả của Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ, Phó thủ tuớng - Chủ tịch UBATGTQG, Bộ GTVT, Bộ Công an và đặc biệt là Đảng bộ và Chính quyền hai thành phố, công tác tổ chức thực hiện của ngành Giao thông Vận tải và Công an hai thành phố, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, người tham gia giao thông và các phuơng tiện thông tin đại chúng đã giúp cho tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số cầu vuợt tại các điểm đen về ùn giao thông, các trục huớng tâm quan trọng, tạo ra sự đồng bộ về năng lực thông hành của mạng lưới kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ vận tài hành khách công cộng bằng xe buýt, bổ sung và tối ưu hóa các nút giao có đèn tín hiệu, tổ chức phân làn, phân luồng từ xa, siết chặt kiểm soát sử dụng vỉa hè, lòng đuờng cũng như điều chỉnh hợp lý mức phí trông giữ xe cá nhân,.. cũng góp phần rất quan trọng để kéo giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn.

Hoàng Quyên 39 tuổi, Tây Ninh: Xin Phó chủ nhiệm cho biết trách nhiệm giám sát việc thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông và hoạt động kinh doanh vận tải được thể hiện thông qua các hoạt động như thế nào? Để công tác giám sát này thực sự hiệu quả, cần có những biện pháp gì?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Trước hết, giám sát việc ban hành văn bản, triển khai Luật giao thông đường bộ, các quy định liên quan đến trật tự an toàn giao thông và kinh doanh vận tải; Đặc biệt các văn bản liên quan đến đăng ký, đăng kiểm phương tiện; về tổ chức quản lý hệ thống và các trung tâm đăng kiểm, kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện; các văn bản quy định về xử lý vi phạm... nhằm phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, những điểm chưa tuân thủ Hiến pháp, luật mà QH đã ban hành.

Thứ hai, giám sát phát hiện những hiện tượng vi phạm pháp luật, kiến nghị các biện pháp xử lý, đặc biệt những ý kiến, kiến nghị của cử tri về những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Thứ ba, giám sát các lực lượng chức năng thực thi công vụ trực tiếp là các lực lượng chức năng của Bộ Công an, công an các địa phương trong việc phát hiện, điều tra, xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.

Thứ tư, giám sát các hoạt động thanh tra của ngành GTVT trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm giao thông tĩnh và chấn chỉnh các sai phạm.

Thứ năm, Ủy ban QPAN có trách nhiệm phối hợp với các Ủy ban của QH, trước hết là Ủy ban Tư pháp cũng như các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH ở các địa phương trong việc giám sát thực thi pháp luật về đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực bảo đảm TTATGT.

Để tăng cường hiệu quả giám sát, theo tôi, các Đoàn ĐBQH ở địa phương cần phối hợp với HĐND và các cơ quan có trách nhiệm của địa phương tổ chức tiếp nhận phản ánh tiêu cực qua đường dây nóng; phối hợp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về TTATGT; giám sát xử lý các vụ vi phạm.

Thanh Huyền 34 tuổi, Đăk Nông: Xin Phó chủ nhiệm cho biết sau giám sát, vấn đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô sẽ tiếp tục được xử lý như thế nào?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Giám sát là cả một quá trình liên tục của QH, các cơ quan của QH và các vị ĐBQH thông qua nhiều hoạt động phong phú, các diễn đàn của các cơ quan của QH, các hoạt động của các vị ĐBQH, qua nghiên cứu các báo cáo cũng như hoạt động thực tiễn cuộc sống của từng vị ĐBQH. Giám sát cũng thường xuyên được cử tri thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, phản ánh trực tiếp với ĐBQH tại các cuộc tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện truyền thông (ví dụ như hoạt động trao đổi ngày hôm nay). Vì thế, đòi hỏi pháp luật phải được tuân thủ thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, không thể nói sau cuộc giám sát rồi thôi. Vấn đề chính là tiếp tục theo dõi việc thực hiện các kết luận giám sát đối với các chủ thể phải thực thi các khuyến nghị đó. Từ những kiến nghị giám sát của Ủy ban QPAN tôi nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan sẽ có thái độ trách nhiệm đầy đủ hơn trong việc thực hiện trách vụ của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải sẽ chấn chỉnh các hoạt động của mình, còn các cơ quan có trách nhiệm thanh tra kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật sẽ căn cứ vào đó mà có các biện pháp cứng rắn hơn nhằm uốn nắn những sai sót.

Có hai vấn đề nổi cộm nhất. Trước hết là trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện. Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã trói buộc trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với các vi phạm của người điều khiển phương tiện. Nên không chỉ người điều khiển phương tiện mà các chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với các hậu quả do người điều khiển phương tiện và phương tiện của mình gây ra, thậm chí cả trách nhiệm hình sự. Mặt khác, trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật cần được đề cao. Quản lý phải được tăng cường. Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác (kể cả các cơ quan điều tra, kiểm soát xét xử) phải hết sức nghiêm khắc trong xử lý các vụ vi phạm sao cho đúng quy định pháp luật. Mọi hình thức tiêu cực tham nhũng liên quan đến việc xử lý các hành vi này phải được khắc phục.

Đinh Văn Tú 35 tuổi, Lâm Đồng: Thưa ông, dư luận băn khoăn về tình trạng mức sống và thu nhập của người dân nước ta còn ở mức trung bình song lại có những đoạn đường mà kinh phí xây dựng đắt đỏ “nhất hành tinh”. Theo ông, làm thể nào để có thể giám sát được kinh phí trong quá trình triển khai xây dựng các công trình giao thông vận tải?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Đó không phải là vấn đề trật tự an toàn giao thông, mà là vấn đề của quy hoạch, của xây dựng, của tổ chức đô thị... Tất nhiên có liên quan đến quy hoạch giao thông. Đây là cả một mảng vấn đề chuyên môn hết sức phức tạp. Giải pháp nhìn thấy rõ nhất là tăng cường giám sát thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông vận tải... Tăng cường giám sát thực thi pháp luật về tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Cần tạo một cơ chế đa chủ thể giám sát đối với những công trình lớn, có nguồn vốn đầu tư cao. Tiếp tục đổi mới cơ chế đấu thầu, cấp ngân sách, phân bổ vốn, kiên quyết khắc phục những "vòng tròn khép kín" của quá trình từ quyết định đầu tư đến phê duyệt kinh phí phân bổ vốn... Đặc biệt là phải tăng cường tính công khai, minh bạch. Tôi biết rằng những lĩnh vực này cũng đã được các cơ quan có trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản rất quan tâm. Thời gian qua, QH cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật có liên quan đến các lĩnh vực này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Lê Hải Vân 43 tuổi, Cần Thơ: Thời gian qua, trên các tuyến đường quốc lộ xảy ra hiện tượng hằn lún vệt bánh xe. Nguyên nhân có phải do xe quá tải, quá khổ lưu hành phổ biến kéo dài hay do chất lượng thi công công trình không bảo đảm? Đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này?


PCN Hồ Trọng Ngũ: Có cả hai loại nguyên nhân đó. Đường sá của chúng ta từ nhiều thập kỷ qua phần lớn được đầu tư theo cách "giật gấu vá vai" nên ít có con đường đạt chất lượng cao, có thể chịu trọng tải lớn. Khó có thể nói đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình thi công, nhiều công trình chưa được giám sát một cách đầy đủ, đúng mức nên có sự mất mát, thất thoát đáng kể làm cho chất lượng đường sá công trình khi nghiệm thu đã có vấn đề, qua sử dụng nhanh chóng xuống cấp. Bên cạnh đó, do xe quá tải, quá khổ, siêu trường siêu trọng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép lại lưu hành quá phổ biến nên đường vốn đã yếu càng không thể chịu đựng được.

Chuyện hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến đường quốc lộ là khá phổ biến, do điều kiện nhiệt độ ở ngoài trời của chúng ta quá cao trong thời gian dài khiến nhựa đường bị mềm hóa nhanh, kết hợp với trọng tải lớn dấn tới lún mặt đường. Ngoài ra, có yếu tố kỹ thuật thi công, nhất là thành phần cấp phối, chất lượng nguyên vật liệu... dẫn đến đường dễ bị hư hỏng.

Giải pháp thì có rất nhiều. Vấn đề là phải tiến hành một cách đồng bộ. Một mặt, phải kiểm soát chặt chẽ các phương tiện lưu thông để bảo đảm tuân thủ các quy định về tải trọng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Kiên quyết xử lý những người bao che cho các hành vi vi phạm. Muốn vậy phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử trong hoạt động giám sát thực thi pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, kể cả thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng trên lĩnh vực tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự ATGT. Trực tiếp đối với hiện tượng hằn lún vệt bánh xe do chất lượng thi công công trình thì phải tăng cường kiểm soát đầu vào của các công trình, bảo đảm chất lượng nguyên liệu, vật liệu sạch và tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thật, đặc biệt là chống tham ô, lãng phí làm thất thoát vốn đầu tư của công trình.

 

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

Lưu Thị Bình 33 tuổi, Thái Thụy, Thái Bình: Năm an toàn giao thông 2014 sẽ siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đến mọi tầng lớp nhân dân. Vậy, Ủy ban ATGT sẽ triển khai vấn đề này như thế nào?

VT Khuất Việt Hùng: Hiện tại UBATGTQG đã và đang triển khai, phối hợp triển khai các biện pháp thực hiện Năm ATGT 2014.

Ngày 30/12/2013, UBATGTQG đã ban hành Kế hoạch số 500/KH-UBATGTQG triển khai năm ATGT 2014 với chủ đề Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.

Ngay từ đầu năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBQTGTAG đã ban hành 03 công điện yêu cầu các bộ, ngành, Ban ATGT các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp bảo đảm TTATGT trong đợt phục vụ Tết Giáp Ngọ đồng thời công bố số điện thoại đường dây nóng của UBATGTQG và các cơ quan phối hợp để duy trì 24/24giờ/ngày để kịp thời giải quyết các phản ánh của người dân đối với tình hình TTATGT.

UBATGTQG đã phối hợp với Bộ GT - VT ban hành 02 Kế hoạch (Kế hoạch hành động Năm ATGT - 2014 và Kế hoạch tăng cường siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện), 07 văn bản chỉ đạo siết chặt quản lý hoạt động của bến xe khách, hoạt động đăng kiểm phương tiện, quản lý ô tô tải cơi nới thùng xe, chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Sở Y tế các địa phương tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn bộ đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải, đặc biệt là lái xe khách và xe chở container, tăng cường thực hiện nghiêm quy định xếp hàng hóa và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT các tuyến đường thủy nội địa…

Trong tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trực tiếp chủ trì họp mời một số doanh nghiệp đầu mối nguồn hàng và các Tổng công ty vận tải đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không cùng các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT để đưa ra các giải pháp, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc vận chuyển hàng hóa đúng quy định đồng thời kết nối các phương thức vận tải để tạo điều kiện cho đơn vị sản xuất kinh doanh.

Bộ Công an có văn bản 1325/BCA-C61 ngày 28/4/2014 chỉ đạo Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra xử lý vi phạm xe chở quá tải trọng, xử lý đối với cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm không đúng quy định, phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác đăng kiểm phương tiện.

Gần đây nhất, UBATGTQG đã có Công điện số 05/CĐ-UBATGTQG ngày 05/5/2014 về việc tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải hàng hóa trên đường bộ.

Với các giải pháp, biện pháp đã thực hiện, đặc biệt là các giải pháp tăng cường quản lý đối với người điều khiển phương tiện, tuyên truyền và triển khai đồng bộ việc kiểm soát tải trọng phương tiện, có thể đánh giá trong những tháng đầu năm triển khai Năm ATGT năm 2014 đã đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của toàn xã hội thì còn nhiều bất cập. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải, Công văn số 478/TTg-KTN ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, UBATGTQG sẽ tiếp tục thực hiện:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ GTVT tổ chức chiến dịch tuyên truyền về các giải pháp thực hiện Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, chủ động làm việc với các Hiệp hội vận tải để tuyên truyền và đưa ra các giải pháp phối hợp kết nối phương thức vận tải trong vận chuyển hàng hóa nhằm giảm tải cho đường bộ.

- Phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong các đơn vị kinh doanh vận tải, quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động trong ngành vận tải, đặc biệt là đội ngũ lái xe, thông qua đó vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức và văn hóa tham gia giao thông an toàn cho người lái xe.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành quy định cấm cán bộ, công chức uống rượu, bia vào giờ buổi trưa, trong giờ làm việc, trong đó quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật các hình thức xử lý nếu vi phạm. Phối hợp với tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội an toàn giao thông đường bộ tổ chức tập huấn về tuyên truyền, cưỡng chế vi phạm nầng độ cồn.

- Phối hợp với cơ quan truyền thông đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền ATGT.

- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề về: đi đúng phần đường, làn đường; đội mũ bảo hiểm; phòng chống uống rượu, bia đối với lái xe…

- Phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm tổ chức các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật GTĐB cho học sinh lớp 12.

- Tiếp tục tổ chức phong trào thi đua xây dựng Doanh nghiệp vận tải an toàn và Lái xe an toàn năm 2014, giải thưởng Vô lăng vàng lần thứ 2, tổ chức phát động và trao giải thưởng báo chí viết về ATGT năm 2014.

Hoàng Văn Cầu 44 tuổi, TP Cần Thơ: Thưa Phó cục trưởng, năm 2014 là năm siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp, triển khai thực hiện nhiệm vụ này như thế nào?


PCT Nguyễn Ngọc Tuấn: Năm 2013, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý gần 6 triệu trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, có trên 4 nghìn trường hợp xử lý vi phạm đối với xe chở quá trọng tải. Thực hiện công điện 1966 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/2013, Bộ Công an, Bộ GTVT đã ký kế hoạch liên tịch số 12593 về phối hợp xử lý các hành vi chở hàng quá trọng tải đối với phương tiện cơ giới đường bộ. Từ tháng 12/2013 đến 30/3/2014, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý gần 2 triệu trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, xử lý gần 9 nghìn trường hợp xe ô tô chở quá trọng tải. Từ 1/4/2014 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông triển khai đồng loạt việc cân trọng tải tại 63 tỉnh, thành phố. Nhiều địa phương, Ban giám đốc công an tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt, không chỉ huy động lực lượng cảnh sát giao thông mà còn huy động các lực lượng cảnh sát khác cùng tham gia với lực lượng thanh tra giao thông của các sở giao thông vận tải kiểm tra xử lý vi phạm tại các trạm cân. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện việc kiểm tra 24/24h.

Sau hơn 1 tháng thực hiện, tình hình vi phạm xe chở quá tải cũng đã giảm nhiều. Nhiều doanh nghiệp vận tải đã tính việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy. Song thực tế hiện nay, tình trạng vi phạm về chở quá trọng tải vẫn còn nhiều, đặc biệt là các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Theo tôi, để giải quyết triệt để vấn đề xe quá tải, chúng ta phải tìm cách giải quyết từ gốc. Đó là phải có các giải pháp mạnh đối với các doanh nghiệp vận tải, đối với người lái xe và đối với cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp, không được tự ý hoán cải, tự ý cải tạo xe như nâng thùng, đội nhíp....; không được giao cho lái xe chở quá tải hàng hóa. Đối với lái xe, nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, nêu cao trách nhiệm đạo đức của người lái xe.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận kiểm định và bảo vệ môi trường cho các loại xe tải cơ nơi thùng bệ, tự hoán cải để nâng tải trọng. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh các quy đinh của pháp luật; xử lý nghiêm những vi phạm của doanh nghiệp như thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với những doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng.

Đối với lực lượng thanh tra giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông phải triển khai quyết liệt việc kiểm tra xử lý. Đối với các tổ chức doanh nghiệp vận tải có nhiều xe vi phạm tăng cường kiểm tra tại kho cảng, bến bãi, nơi xuất phát, không được xe chở quá tải lưu thông trên đường. Đối với Bộ Công an, hiện đã được trang bị hệ thống cân di động để kiểm tra lưu động trên các tuyến đường. Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục trang bị, xây dựng các cân trọng tải cố định tại các trạm cảnh sát giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát vi phạm đối với xe chở quá trọng tải được thường xuyên.

Hoàng Thúy Vân 39 tuổi, Can Lộc, Hà Tĩnh: Thưa ông, thời gian qua chúng ta đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vận tải, nhất là quy định về tải trọng xe trên các tuyến đường chưa?

VT Khuất Việt Hùng: Quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ đã đuợc pháp luật nuớc ta quy định từ đầu những năm 1980 và tiếp tục được quy định trong các quy định pháp luật cho đến hiện nay là Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên, trong hơn chục năm trở lại đây, công tác thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện trên đường bộ đã bị buông lỏng.

Vì vậy, ngày 10/1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện 95/CĐ-TTg về tăng cường công tác kiểm tra tải trọng phương tiện vận tải. Tiếp đó, tháng 11/2013 Thủ tuớng Chính phủ lại có Công điện số 1966/CĐ-TTg tiếp tục chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, các bộ, ngành trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm việc kiểm soát tải trọng phuơng tiện chở hàng hóa trên đuờng bộ. Trong kế hoạch 500/KH-UBATGTQG về công tác bảo đảm TTATGT năm 2014, UBATGTQG đã xác định chủ đề năm ATGT 2014 là Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phuơng tiện. Trong tháng 12/2013, Bộ GTVT và Bộ Công an đã có kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA chỉ đạo Công an và Sở GTVT các địa phương trong cả nước phối hợp thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm về tải trọng xe trên đường bộ. Trên cơ sở các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ GTVT từ ngày 1/4/2014, các địa phương trên cả nuớc đã đồng loạt ra quân thực hiện kiểm soát tải trọng xe. Sau gần 6 tháng thực hiện công điện 1966, kết quả thu được cho thấy, tỷ lệ xe vi phạm tải trọng trong số xe được kiểm đã giảm từ 45,3% (trong tháng 1/2014) xuống còn khoảng 16% (tháng 5 năm 2014), số vụ TNGT do xe tải, xe khách gây nên đã giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Các bộ, ngành và đặc biệt là lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc chỉ đạo quyết liệt các lực luợng thực thi công vụ thực hiện kiểm soát đồng bộ, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tuợng một số nơi, chỉ đạo của Chính quyền chưa rõ nét, sự vào cuộc của các lực lượng thực thi công vụ còn chưa quyết liệt, chưa thực hiện chế độ duy trì 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Bộ GTVT và Bộ Công an đang chỉ đạo cơ quan thanh tra Bộ, TCĐBVN, Tổng cục CSQLHC về TTXH tổ chức các đoàn kiểm tra để chấn chỉnh. Ngày 16/4/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản số 478/TTg-KTN biểu dương các địa phương làm tích cực, đồng thời cũng phê bình nghiêm khắc lãnh đạo các địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng.

Phạm Hà Châu 43 tuổi, Tiên Lãng, Hải Phòng: Những chiếc xe hoán cải vượt quá tải trọng theo quy định lưu hành một cách công khai, đi qua nhiều tỉnh thành mà không bị lực lượng công an giao thông, thanh tra giao thông phát hiện. Phải chăng, tình trạng này là do cơ chế kiểm soát còn chưa chặt chẽ, xử lý thiếu nghiêm minh, hay sự thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý đăng kiểm xe cơ giới?


VT Khuất Việt Hùng: Trước tiên cần khẳng định rằng trước ngày 1/10/2012 quy định pháp luật cho phép phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa thực hiện hoán cải, cơi nới thùng chở hàng, bố trí ghế ngồi, hầm hàng sau đó làm thủ tục kiểm định để đưa vào lưu thông. Tuy nhiên từ ngày 1/10/2012, sau khi thông tư 32/2012/TT-BGTVT có hiệu lực đã quy định chặt chẽ về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ đã ngăn chặn được tình trạng hoán cải vượt tải trọng thiết kế của xe.

Tuy nhiên, đến trưóc ngày 1/10/2012 cả nước đã có trên 60 ngàn xe tải hoán cải có kích thước thùng hàng lớn có nguy cơ vi phạm tải trọng khi tham gia giao thông. Để khắc phục triệt để tình trạng này, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản số 2049/BGTVT-VT ngày 28/2/2014 chỉ dạo các Sở GTVT yêu cầu chủ xe tải có thùng chở hàng thay đổi kích thước trước 1/10/2012 phải có văn bản cam kết về việc không vi phạm chở quá tải trọng, nếu vi phạm đến lần thứ 2 sẽ phải tự hoán cải lại theo đúng quy định của Thông tư 32/2012/TT-BGTVT. Đồng thời, Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục Đăng kiểm tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 32 theo hướng quy định lộ trình tự tái hoán kích thước thùng xe đối với những phương tiện đã cơi nới trước ngày 1/10/2012.

Về vấn đề có tiêu cực hay không trong công tác đăng kiểm xe cơ giới, tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 12/4/2014 Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: trong những năm vừa qua, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, công tác đăng kiểm vẫn còn nhiều thiếu sót, bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng đăng kiểm. Một số cán bộ quản lý, đăng kiểm viên có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ quy trình đăng kiểm, bỏ qua lỗi an toàn kỹ thuật,... nên nhiều phương tiện không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm để tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm.

Trần Thị Kim Tuyến 45 tuổi, TP Hồ Chí Minh: Dự luận rất bức xúc trước tình trạng một số đơn vị kinh doanh vận tải không chấp hành đúng quy định trong vận chuyển hành khách như buông lỏng quản lý dẫn tới lái xe vi phạm luật lệ, gây tai nạn thảm khốc. Thực trạng này là do các quy định pháp luật còn thiếu hay do sự buông lỏng quản lý, thưa ông?

PCN Hồ Trọng Ngũ: Thực trạng nêu trên có cả nguyên nhân từ các quy định của pháp luật và sự buông lỏng quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do sự buông lỏng quản lý. Pháp luật không thiếu mà chỉ thiếu sự giám sát thi hành một cách đầy đủ. Hiện nay, cơ chế pháp luật chưa đủ mạnh để trói buộc các chủ thể quản lý phải chấp hành nghiêm các khuyến nghị giám sát. Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là hiệu quả quản lý chưa cao. Sự buông lỏng quản lý thể hiện ở chính các khâu thanh tra, kiểm tra, xử lý hành chính, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt, thời gian gần đây ít thấy sử dụng các biện pháp tổ chức cần thiết để khắc phục các hiện tượng nói trên. Cần phải chấn chỉnh các khâu đó.

Trần Cường 42 tuổi, Bố Trạch, Quảng Bình: Theo quy định, tất cả các xe khách đường dài đều phải lắp hộp đen, nhưng thực tế nhiều xe lách luật bằng cách ngắt nguồn điện vào hộp đen hoặc để hộp đen hỏng. Vậy bằng cách nào để cơ quan chức năng có thể kiểm soát được việc thực hiện quy định với số lượng xe khách lớn như hiện nay?

PCT Nguyễn Ngọc Tuấn: Theo quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ- CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: từ ngày 1/1/2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hay còn gọi là hộp đen) và theo quy định tại Nghị định số 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/200/NĐ-CP: thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được theo quy định đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.

Mặt khác, Bộ Giao thông Vận tải đã có Thông tư 08/2011/TT- BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ trong khi làm nhiệm vụ, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm "gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định" (điểm h Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 171/NĐ-CP) thì tiến hành lập biên bản và xử lý theo thẩm quyền, đồng thời buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải khắc phục vi phạm.

Việc duy trì hoạt động và bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị giám sát hành trình là trách nhiệm của lái xe, chủ xe, đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng. Tổng Cục đường bộ đã kết nối hệ thống với các doanh nghiệp vận tải, các xe có hệ thống giám sát bị hỏng hoặc không hoạt động thì các doanh nghiệp và Tổng cục đường bộ đều biết. Vì vậy, không có tình trạng lách luật.

Vũ Văn Mậu 45 tuổi, Kinh Môn, Hải Dương: Theo Chỉ thị số 1095/CT-TCĐBVN, từ ngày 1/4 tất cả các địa phương phải đồng loạt triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ trọng điểm. Tuy nhiên, thực tế khi thực hiện, từ phía doanh nghiệp, chủ hàng, lái xe đã phản ứng bằng cách “né” kiểm tra, xem các lực lượng chức năng có đủ quyết liệt, kiên trì triển khai hay không. Ông lý giải điều này như thế nào?


VT Khuất Việt Hùng: Có thể khẳng định rằng đa số các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe và người dân ủng hộ việc thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện và kết quả cho thấy số lượng phương tiện vi phạm tải trọng lưu thông trên đường bộ đã giảm sâu.

Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra đã phát sinh hiện tượng như anh vừa nêu, đó là một số lái xe cố tình vi phạm quy định về tải trọng, có hành vi né, tránh trạm cân hoặc dừng đỗ, chờ đợi khi lực lượng làm công vụ giao ca hoặc lơ là thì cho xe qua trạm, thậm chí có trường hợp lái xe còn có hành vi điều khiển xe sai quy định nhằm làm hư hỏng trạm cân,... để khắc phục hiện tượng này, Phó thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch UBATGTQG đã có công điện số 05/CĐ-UBATGTQG chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Công an và UBND các địa phương tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên toàn bộ mạng lưới đường bộ, không chỉ qua các thiết bị cân xe mà còn thông qua kiểm tra khối lượng hàng hóa ghi trong hóa đơn, hợp đồng vận chuyển, vận đơn do lái xe mang theo để có thể phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong khi lưu thông và ngay cả khi dừng đỗ.
 
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban ATGTQG phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho chủ xe, lái xe các quy định về xếp hàng lên xe ô tô để giúp họ hiểu và thực hiện đúng quy định, tránh vi phạm và bị xử phạt gây ảnh hưởng đến lợi ích của đơn vị và của lái xe. Đồng thời, Phó thủ tướng cũng đề nghị các chủ xe, lái xe, cơ quan truyền thông chủ động, tích cực phát hiện những vi phạm về tải trọng cũng như những hành vi buông lỏng, dung túng cho vi phạm hoặc nhũng nhiễu tiêu cực của lực lượng thực thi công vụ, thông báo cho Bộ GTVT, UBATGTQG và Bộ Công an qua đường dây nóng hoặc đưa tin trên báo, đài để giúp cho công tác kiểm tra tải trọng phương tiện ngày càng đi vào nền nếp.

Trần Văn Tám 58 tuổi, Hải Phòng: Tôi muốn hỏi ông Khuất Việt Hùng xe quá khổ quá tải lưu hành thường xuyên trên tuyến đường quốc lộ số 5 gây mất an toàn giao thông lâu nay. Vây làm sao vừa siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn giao thông vừa đảm bảo hoạt động vận tải thông suốt, hiệu quả ?

VT Khuất Việt Hùng: Bên cạnh việc siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải đường sắt, hàng hải, đường sông tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, chủ động tiếp cận với chủ hàng để thu hút hàng hóa sử dụng dịch vụ của mình, giảm sự phụ thuộc của các chủ hàng vào vận tải đường bộ, tránh ùn ứ hàng hóa tại các đầu mối, kho,bãi,... Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị các chủ hàng các doanh nghiệp vân tải điều chỉnh phương án tổ chức vận tải, thời gian đưa hàng hợp lý để có thể kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau, tổng chi phí vận tải không tăng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Lê Văn Châu Bình 56 tuổi, Bình Phước: Là người công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý vận tải, vậy theo Ông, những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng xe hiện nay là gì?

VT Khuất Việt Hùng: Xin phép được trả lời thẳng thắn như sau: khó khăn lớn nhất trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng và các quy định pháp luật về vận tải nói chung là: (1) Năng lực và hiệu quả thực thi pháp luật (2) Nhận thức hạn chế của một bộ phận chủ xe, lái xe và chủ hàng.

Trần Thu Phương 47 tuổi, Giao Thủy, Nam Định: Tình trạng xe khách đón trả khách tùy tiện gây cản trở giao thông một là do từ việc chưa có đủ điểm đón dừng trả khách. Từ góc độ của cơ quan ATGT ông nhìn nhận tình trạng này như thế nào? Đâu là giải pháp khắc phục?

VT Khuất Việt Hùng: Theo quy định tại Thông tư 18/2013/TT-BGTVT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý đường bộ bố trí, khai thác, vận hành và quản lý các điểm đón trả khách trên các tuyến vận tải hành khách cố định trên địa bàn địa phương đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách và phương tiện. Đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm, đã xác định, công bố và đưa vào hoạt động các điểm đón, trả khách trên các tuyến đường. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa hoàn thành. Bộ GTVT đã giao TCĐBVN tổ chức kiểm tra, đôn đốc để các địa phương hoàn thành trong tháng 6 năm 2014.

ĐBND: Bạn đọc thân mến, với chủ đề: Thực hiện pháp luật an toàn giao thông - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải là chủ đề cấp thiết mà cuộc sống đang đòi hỏi tất cả chúng ta phải cùng chung sức giải quyết. Báo Đại biểu nhân dân cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi tới 3 vị khách mời. Tuy nhiên do thời gian dành cho giao lưu trực tuyến có hạn, Báo ĐBND xin trân trọng cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, gửi câu hỏi giao lưu. Xin hẹn bạn đọc vào lần giao lưu tiếp theo.

PCN Hồ Trọng Ngũ: Thay mặt các khách mời, chân thành cảm ơn bạn đọc của Báo ĐBND.

ĐBND