Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước

- Thứ Tư, 08/07/2020, 18:56 - Chia sẻ
Sáng 8.7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác của Quốc hội đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng trên địa bàn tỉnh.

Cùng dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Lợi...

8/15 nhóm chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra đều đã được triển khai thực hiện quyết liệt. Trong 15 nhóm chỉ tiêu cơ bản, hiện có 8 nhóm chỉ tiêu vượt, 6 nhóm chỉ tiêu đạt và chỉ có 1 chỉ tiêu gần đạt. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 đạt 7,25%, (Nghị quyết đ ra là 7,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Quy mô nền kinh tế đạt trên 68 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,64 ln so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 67,3 triệu đng, gấp 1,54 lần so với năm 2015. Thu ngân sách có bước tiến vượt bậc, giai đon 2016 - 2020, tốc đ tăng thu bình quân đạt 22%, tc độ tăng chi ngân sách địa phương bình quân đạt 15%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Phước tại buổi làm việc
Ảnh: Trọng Đức

Về công tác xây dựng Đảng, Bình Phước hiện có 21 đảng bộ (giảm 1 do hp nhất); 764 tổ chức cơ sở đảng, 2.417 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; 100% thôn, ấp, khu phố, trường học có t chức đảng. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp gần 7.000 đảng viên (vượt ch tiêu 16%), nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh lên gần 37.000 người. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII, Bình Phước đã cụ thể hóa thành Đán 999 với mục tiêu trọng tâm “4 giảm, 4 tăng” và triển khai quyết liệt. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, toàn tỉnh đã giảm 138 đầu mối cấp phòng, giảm 210 lãnh đạo các cp và 1.845 biên chế; giảm 3 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, 21 đơn vị thuộc s, 40 đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện. Thực hiện kiêm nhiệm nhiu chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp tỉnh đến cấp cơ s; sắp xếp tinh gọn các chức danh cán bộ thôn, ấp, khu ph. Kết quả giảm chi thường xuyên hơn 120 tỷ đng.

Công tác kiểm tra, giám sát và phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, trong nhiệm kỳ đã giám sát chuyên đề 2.908 lượt tổ chức đảng và 2.099 đảng viên; kiểm tra 2.698 lượt tổ chức đảng và 4.333 đảng viên. Sau kiểm tra, đã kịp thời xử lý nghiêm tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, xử lý 37 trường hợp tham nhũng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Về công tác xây dựng chính quyền, hoạt động của HĐND các cấp được đổi mới và nâng cao chất lượng. Các kỳ họp HĐND đã dành nhiều thời gian thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Việc quyết định chính sách và các vấn đề theo thẩm quyền có chất lượng, khả thi hơn. Trong giai đoạn 2016-2020, HĐND tnh đã ban hành trên 200 nghị quyết, kịp thi cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Hoạt động quản lý, điều hành của UBND các cấp có đổi mới, đáp ứng yêu cu nhiệm vụ ổn định và phát trin của tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Phước tại buổi làm việc

Ảnh: Trọng Đức- TTXVN 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh như: quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ so với các tỉnh trong vùng. Sản xuất nông nghiệp chưa tạo ra nhiều giá trị, chưa có nhiều sản phẩm được sản xuất theo chuỗi; chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản xuất nông nghiệp sạch còn hạn chế, chưa tạo được vùng nguyên liệu hữu cơ. Công nghiệp vẫn phổ biến là chế biến xuất khẩu nguyên liệu và gia công, chậm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Sản phẩm xuất khẩu thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chưa chú trọng chế biến sâu. Ngành du lịch tuy phát triển nhưng chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Môi trường đầu tư kinh doanh tuy có cải thiện nhưng chưa thật sự thông thoáng, thiếu hấp dẫn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị trên địa bàn chưa đồng bộ, thiếu nguồn kinh phí đầu tư.

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, một số trường ở bậc mầm non còn thiếu phòng học; chất lượng dạy, học ở một số cơ sở giáo dục chưa cao. Các thiết chế văn hóa, thể thao chưa đồng bộ, đầu tư thiếu thiết thực, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và thụ hưởng của người dân. Đời sống một bộ phận nhân dân vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức ở một số nơi chất lượng chưa cao; chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tỉnh ủy Bình Phước kiến nghị Quốc hội cho tỉnh quy hoạch khoảng 70 nghìn ha đất để phát triển công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; mở rộng 3 khu công nghiệp (Minh Hưng 3, Bắc Đồng Phú, Minh Hưng I Sikico). Sớm triển khai tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành; tuyến cao tốc Chơn Thành - Đắc Nông; dự án Quốc lộ 14C kết nối Đắc Nông vói Bình Phước qua Tây Ninh, Long An; đường sắt Hoa Lư - An - Thị Vải; tuyến đường kết nối đến Sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Bố trí vốn cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các dự án dân cư tuyến biên giới.

Có giải pháp đột phá để trở thành tỉnh phát triển mạnh của vùng 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Bình Phước là tỉnh có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Phước luôn nêu cao tinh thần quật khởi, không sợ hy sinh, gian khổ, có nhiều đóng góp sức người, sức của cho công cuộc giải phóng đất nước. 

Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh không xa, có đường biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; đồng thời, là địa bàn trung chuyển giữa miền Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên; khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp… Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những điều kiện thuận lợi để có thể phát triển cả về thương mại, xuất khẩu và phát triển nông nghiệp với các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như: cao su, điều, cà phê, các loại cây ăn trái… Bên cạnh đó, Bình Phước có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như: Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá - Thác Mơ…; nhiều địa danh, di tích, chứng tích lịch sử về mảnh đất anh hùng như: Sóc Bom Bo, Phú Riềng Đỏ, Căn cứ Tà Thiết… đã tạo nên nét văn hóa phong phú, riêng có của Bình Phước, rất hấp dẫn khách du lịch đến thăm quan. Những lợi thế này, theo achur tịch Quốc hội, là tiềm lực lớn mà Bình Phước có thể tận dụng, phát huy để phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”. 

Nhất trí với những đánh giá thẳng thắn của Tỉnh ủy Bình Phước về một số khó khăn, hạn chế của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tỉnh có giải pháp quyết liệt để khắc phục những vấn đề này. Cùng với đó, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác tư tưởng, dân vận, kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật đảng. Căn cứ vào Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội các đảng bộ đơn vị cấp huyện còn lại để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nâng cao chất lượng các văn kiện, bám sát định hướng chung của Đảng, xác định các mục tiêu sát với thực tế của Bình Phước, có tính khả thi. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao công tác cán bộ và bình đẳng giới của Bình Phước khi hiện nay, trong bộ máy lãnh đạo chủ chốt của tỉnh có rất nhiều cán bộ nữ, đặc biệt, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đều là nữ. Đây là điểm rất sáng của Bình Phước. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bình Phước tiếp tục phát huy những kinh nghiệm trong công tác chuẩn nhân sự cho nhiệm kỳ tới để bầu được những cán bộ thực sự xứng đáng tham gia vào bộ máy lãnh đạo của địa phương. 

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Bình Phước cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách, nhất là về thuế, tiền tệ, an sinh xã hội đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động. Trong thời gian tới, tiếp tục đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp sạch, sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, giá trị gia tăng lớn. ng dụng công nghệ tiên tiến, chú trọng chế biến sâu trong sản xuất công nghiệp. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch.

Trong điều hành, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững. Chú trọng công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; có giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy liên kết vùng để có sự hợp tác hiệu quả hơn nữa với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời phối hợp chặt chẽ để cùng giải quyết các khó khăn, vướng mắc để cùng nhau phát triển dựa trên lợi thế của mỗi địa phương.
Bên cạnh đó, cần phát huy lợi thế về cửa khẩu với Campuchia, vị trí cầu nối giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ để phát triển thương mại, dịch vụ, logistics.
..

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng, triển khai các mô hình giảm nghèo bền vững, quan tâm giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động sớm quay trở lại làm việc, ổn định cuộc sống, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bình Phước cần tận dụng tốt các cơ chế, chính sách trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được Quốc hội thông qua để tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

Tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị, ổn định với các tỉnh giáp biên của nước bạn Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của tỉnh; giao Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp gửi các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền.
V
ới bề dày truyền thống lịch sử, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, có giải pháp, biện pháp quyết liệt, đột phá để vươn lên trở thành tỉnh phát triển mạnh của vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; làm tốt công tác chỉ đạo và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ của tỉnh lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phạm Thúy