Vinh danh trí tuệ Việt: Nữ kỹ sư Cần Thơ và hành trình đưa giống cây Việt ra thế giới
Kỹ sư Võ Thị Ngọc (quê TP. Cần Thơ) - người nghiên cứu nhiều giống cây trồng, trong đó có giống sâm Nữ hoàng, vừa được một trường đại học ở Hoa Kỳ phong tiến sĩ danh dự.

Tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu năm 2025 diễn ra vào tháng 5/2025 do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) Việt Nam phối hợp với nhiều cơ quan quốc tế tổ chức tại Khách sạn Radisson Blu (Dubai, UAE), kỹ sư Võ Thị Ngọc (TP. Cần Thơ) đã nhận phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự chuyên ngành giống cây trồng mới từ trường Đại học Quận Cam Hoa Kỳ (Orange County University - OCU) bằng công trình nghiên cứu nổi bật là giống Sâm Nữ hoàng.
Giá trị vươn tầm thế giới của giống Sâm Nữ hoàng
Kỹ sư Võ Thị Ngọc quê Cần Thơ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nông nghiệp. Bà tốt nghiệp Đại học Cần Thơ và được biết đến là người phụ nữ đam mê nghiên cứu khoa học về giống cây trồng mới.
Được biết, Sâm Nữ hoàng là một trong những giống cây thiết thực được kỹ sư Võ Thị Ngọc dùng nhiều năm dày công nghiên cứu. Theo kết quả phân tích, bên trong củ Sâm Nữ hoàng chứa nhiều hoạt chất quý như saponin và các loại vitamin (A, C, K, P...) có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, bảo vệ thận, chống oxy hóa, ngăn ngừa máu đông và suy giảm trí nhớ.
Không chỉ có giá trị dược liệu, cây Sâm Nữ hoàng còn có thể sử dụng toàn bộ: lá chứa nhiều dinh dưỡng, dùng làm rau sống, nấu canh hoặc phơi khô làm trà; củ sâm tươi chế biến các món ăn như hầm gà, sấy khô làm trà, nước uống đóng chai, rượu, kẹo và mỹ phẩm.
Giống sâm này phù hợp trồng tại nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ 35–40°C), đặc biệt thích hợp với đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long và đất đỏ bazan tại Tây Nguyên. Thời gian sinh trưởng khoảng 12 tháng. Trong tương lai, giống sâm Nữ hoàng được kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị kinh tế cao cho người dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng xa.

Nữ kỹ sư kiên trì “gieo hi vọng cho những người nông dân”
Bên cạnh giống sâm Nữ hoàng, Kỹ sư Võ Thị Ngọc còn là “cha đẻ”của bộ giống lúa MS Trắng sữa và Tím than đã góp phần phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Trong những ngày sắp tới giống Hắc Sâm Nữ hoàng và Bạch Sâm Nữ hoàng sẽ đăng kí vào danh mục cây trồng năm 2025
Trải qua hơn chục năm nghiên cứu và chọn lọc tự nhiên đầy gian khó, với nhiều quyết tâm và nỗ lực, năm 2019, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã cho ra đời bộ giống lúa (MS trắng sữa và MS - tím than) đã được Cục Trồng trọt cấp quyền bảo hộ giống năm 2023.
Trong hai năm liên tiếp 2023 và 2024, nữ kỹ sư được Bộ Nông nghiệp và Môi trường tặng bằng khen và huân chương Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn; Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam trao cúp Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam; đồng thời nhận Giải thưởng Nhà khoa học xuất sắc, tiêu biểu toàn cầu năm 2024 từ GTTCI.
Danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ danh dự là sự ghi nhận cao quý từ các trường đại học quốc tế, dành cho những nhà khoa học, chính trị gia, doanh nhân có những cống hiến đặc biệt cho sự tiến bộ và phát triển của nhân loại. GTTCI Việt Nam đã đề cử các cá nhân tiêu biểu từ Việt Nam để được các trường đại học quốc tế vinh danh, trong đó có kỹ sư Võ Thị Ngọc – người đã dành hơn 12 năm tâm huyết trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Với những đóng góp đó, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu 2025, ngoài danh hiệu Tiến sĩ danh dự, kỹ sư Võ Thị Ngọc còn vinh dự nhận chứng nhận “Lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ toàn cầu năm 2025” từ GTTCI. Đây không chỉ là niềm tự hào cá nhân, mà còn là biểu tượng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều phụ nữ trong thời đại mới.
Hơn cả một nhà khoa học hay nữ doanh nhân, kỹ sư Võ Thị Ngọc là hình mẫu của người phụ nữ hiện đại – trí tuệ, kiên định và đầy khát vọng cống hiến. Chặng đường 12 năm âm thầm chọn tạo bộ giống lúa MS 2019 là minh chứng rõ rệt cho tinh thần dấn thân, bền bỉ, chọn gắn bó với đất, với nước, với từng hạt thóc vì một nền nông nghiệp bền vững.

Bằng những giống cây hiệu quả, nữ kỹ sư Võ Thị Ngọc khẳng định tinh thần không ngừng cố gắng gieo hy vọng cho những người nông dân, sau khi đề tài giống sâm Nữ hoàng ra đời chị đã tặng cho hạt giống quy trình kỹ thuật với giá trị không đồng cho Công ty Cổ phần QUANTUM FARM để giúp bà con nông dân và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trồng và phát triển, bà Ngọc mong muốn rằng người dân Việt Nam được hưởng những giá trị tinh hoa của trời đất bằng cây sâm Nữ hoàng đến với từng bữa ăn, từng ly nước uống mà ít quốc gia nào có được .
Tinh thần ấy đã thôi thúc nữ kỹ sư không ngừng mở rộng nghiên cứu, gắn tri thức với thực tiễn và không quên nguồn cội - mảnh đất Cần Thơ đã nuôi lớn tình yêu nông nghiệp, bà lớn lên từ đất và chọn người bạn đồng hành cũng từ đất để tỏa lên ánh hào quang sáng cho sức khỏe cộng đồng.
Trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững, những con người như kỹ sư Võ Thị Ngọc đóng vai trò như những “người dẫn đường” thầm lặng. Nữ kỹ sư không chỉ kiến tạo giá trị vật chất, mà còn truyền cảm hứng cho chị em phụ nữ dám nghĩ dám làm, và là ánh đuốc soi đường cho thế hệ trẻ những người sẽ tiếp bước và viết tiếp hành trình xanh cho đất nước.
Từ những thửa ruộng ở miền Tây, hành trình của kỹ sư Ngọc đã vượt qua ranh giới địa lý để lan tỏa ra cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và nông dân trên khắp cả nước. Hơn hết, đó là hành trình gieo mầm tri thức, một hạt giống của niềm tin, của khát vọng vươn lên từ đất. Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của nền nông nghiệp Việt Nam, mang lại cuộc sống ấm no cho người nông dân và khẳng định vị thế của nông sản Việt trên trường quốc tế.