Thế giới 24h

Thái Lan có quyền Thủ tướng và Nội các mới

Quỳnh Vũ 04/07/2025 10:57

Trong ngày 3/7, các thành viên Nội các mới được bổ nhiệm của Thái Lan, bao gồm cả Thủ tướng bị đình chỉ Paetongtarn Shinawatra, đã tuyên thệ nhậm chức, trong khi cuộc tranh luận về tư cách của bà Paetongtarn để tiếp tục giữ chức trong nội các vẫn diễn ra.

Trong số các thành viên Nội các mới, Thủ tướng bị đình chỉ Paetongtarn Shinawatra cũng vẫn ở lại với vị trí Bộ trưởng Giáo dục, chức vụ bà được kiêm nhiệm trước khi bị đình chỉ chức Thủ tướng.

c1_3062536_250703155045_790.jpg
Các bộ trưởng trong Nội các mới của Thái Lan tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Bangkok Post

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Phumtham Wechayachai, một tướng người trở thành người thứ ba giữ chức thủ tướng trong tuần này.

Trước đó, Phó Thủ tướng Suriya Jungrungreangkit đã được chỉ định giữ chức quyền thủ tướng sau khi bà Paetongtarn bị Tòa án Hiến pháp đình chỉ chức vụ. Sau khi dẫn đầu các bộ trưởng mới đến lễ tuyên thệ vào 3/7, ông Suriya đã trao lại quyền cho ông Phumtham.

Trước lễ tuyên thệ, 14 bộ trưởng đã được bổ nhiệm vào các vị trí mới trong cuộc cải tổ nội các gần đây. Lễ tuyên thệ được tổ chức với sự chứng kiến ​​của Nhà Vua và Hoàng hậu tại Cung điện Amphorn Sathan ở Bangkok lúc 11 giờ 11 phút sáng.

Nhà Vua kêu gọi các Bộ trưởng mới được bổ nhiệm làm việc bằng kiến ​​thức, năng lực và sự trung thực vì sự thịnh vượng và an ninh quốc gia.

“Người dân của quốc gia này đều mong muốn có được hạnh phúc và an ninh. Các vị, những người hiện đang gánh vác trách nhiệm quản lý các vấn đề nhà nước vì lợi ích và phúc lợi của công chúng, đã tuyên bố một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình hết khả năng của mình”, ông nói. “Tuyên bố chắc chắn này không chỉ củng cố quyết tâm của chính các vị mà còn giúp tạo dựng lòng tin nơi người dân. Do đó, tôi xin gửi lời ủng hộ tới tất cả các vị và kêu gọi các bộ trưởng hãy thực hiện nhiệm vụ của mình bằng kiến ​​thức, năng lực và trên hết là bằng một tâm trí trung thực”.

Ngay sau đó, một cuộc họp nội các đặc biệt đã diễn ra tại Tòa nhà Chính phủ lúc 1 giờ chiều. Phiên họp chỉ kéo dài khoảng nửa giờ để làm rõ việc phân công trách nhiệm giữa các phó thủ tướng.

Thủ tướng bị đình chỉ Paetongtarn đã có mặt tại cuộc họp. Bà không vào Văn phòng Thủ tướng và cho biết bà sẽ vào Bộ Văn hóa lúc 9 giờ sáng 4/7.

Bà Paetongtarn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Văn hóa ngay trước khi Tòa án Hiến pháp đình chỉ chức thủ tướng của bà vì cuộc điện thoại gây tranh cãi của bà với cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Chức vụ Bộ trưởng Văn hóa kiêm nhiệm này giúp bà tiếp tục ở lại Nội các trong thời gian bị đình chỉ chức vụ cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về yêu cầu bãi nhiệm chức Thủ tướng của bà.

Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ cho rằng trong thời gian bị đình chỉ chức vụ Thủ tướng, bà Paetongtarn không đủ điều kiện để giữ bất kỳ chức vụ bộ trưởng nào vì sự cố rò rỉ nội dung cuộc đàm, vốn có thể bị coi là vi phạm đạo đức bộ trưởng theo hiến pháp.

Trước đó ngày 1/7, Tòa án đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sĩ, theo đó cáo buộc bà Paetongtarn không trung thực và vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan nội dung cuộc điện đàm bị rò rỉ với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Tờ The Nation cho biết tòa án đã cho bà Paetongtarn thời hạn đến ngày 16/7 để nộp văn bản giải trình đối với các cáo buộc, với tùy chọn xin gia hạn đến ngày 31/7. Sau khi bà Paetongtarn nộp bản giải trình, bên nộp đơn kiện sẽ có 15 ngày để phản biện.

Đến ngày 16/8, các thượng nghị sĩ phải nộp văn bản phản biện và tòa án sẽ xem xét văn bản này. Toàn bộ tiến trình dự kiến kéo dài từ 45 đến 60 ngày.

Quỳnh Vũ