Địa phương

Quảng Trị: Giải ngân các nguồn vốn nhanh góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Võ Linh 12/05/2025 17:38

UBND tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục có ý kiến với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Đây là kiến nghị của Sở Dân tộc tỉnh Quảng Trị với đoàn giám sát của HĐND tỉnh Quảng Trị về vấn đề này diễn ra vào sáng ngày 12/5.

Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị, cho biết thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã tích hợp nhiều chương trình chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Từ chương trình, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tiếp tục được đầu tư theo tiêu chí nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển biến tích cực. Thương mại, dịch vụ phát triển. Người dân đã trực tiếp được thụ hưởng nhiều chính sách giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

z6593414897480_b55738a93fc118fed4d78c308351e504.jpg
Đại diện Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

Qua ghi nhận, tính từ năm 2022 đến đầu năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 4,54%, vượt mục tiêu đề ra. Đến năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm còn 36,47%, tương ứng 8.132 hộ. Tính bình quân, tỉ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 7,8%.

Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị, cho biết thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã tích hợp nhiều chương trình chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Từ chương trình, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tiếp tục được đầu tư theo tiêu chí nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển biến tích cực. Thương mại, dịch vụ phát triển. Người dân đã trực tiếp được thụ hưởng nhiều chính sách giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Qua ghi nhận, tính từ năm 2022 đến đầu năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bình quân mỗi năm giảm 4,54%, vượt mục tiêu đề ra. Đến năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm còn 36,47%, tương ứng 8.132 hộ. Tính bình quân, tỉ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 7,8%.

Bên cạnh kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 còn một số tồn tại, hạn chế như: Mục tiêu giảm 50% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn khó đạt; tỉ lệ giải ngân vốn của chương trình chưa cao; hoạt động hỗ trợ sản xuất chưa thực sự bền vững… Tính từ năm 2022 đến ngày 28/2/2025, tỉ lệ giải ngân các nguồn vốn mới chỉ đạt tỉ lệ 62,6%.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo đã có những kiến nghị, đề xuất: UBND tỉnh cần tiếp tục có ý kiến với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025; tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình; đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan phối hợp hướng dẫn địa phương xử lý các nội dung còn vướng mắc; phân tích tình hình, chuẩn bị các phương án để sắp tới thuận lợi triển khai chương trình giai đoạn 2026 – 2030… Về phía địa phương, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo kiến nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình; giải quyết dứt điểm các khoản đầu tư không bị vướng mắc; sớm đánh giá, tổng kết chương trình để tìm ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả…

Trong khuôn khổ buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những điểm tồn tại, hạn chế. Các thành viên trong đoàn đề xuất lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo cần đưa vào báo cáo thông tin về đặc điểm tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phân tích, làm rõ hơn những điểm tồn tại, hạn chế, đồng thời chú ý đưa ra giải pháp; tiếp tục thúc đẩy tiến độ giải ngân các nguồn vốn…

A 1
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị ông Nguyễn Trần Huy phát biểu tại buổi giám sát

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy ghi nhận những kết quả đạt được và nhìn nhận rõ điểm tồn tại, hạn chế.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy yêu cầu lãnh đạo sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp thu ý kiến của các thành viên trong đoàn; có sự nghiên cứu, hoàn chỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vào vấn đề; dự báo những vấn đề có thể hoặc không thể thực hiện được trước thời điểm sáp nhập tỉnh để từ đó có những kiến nghị, đề xuất gửi cấp trên; chú trọng thúc đẩy tiến độ giải ngân các nguồn vốn; đánh giá đúng trách nhiệm của các tổ chức, liên quan trong việc tổ chức, thực hiện chương trình…

Võ Linh