Giảm thiểu sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra - kiểm tra
Chiều 8/5, thảo luận tại Tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố Hải Phòng; Nghệ An và Bà Rịa - Vũng Tàu các đại biểu nhấn mạnh: Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đã bám sát, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Thanh tra cũng nhằm giảm sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra - kiểm tra, góp phần thực hiện các cam kết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
.jpg)
Cần rút ngắn thời gian thanh tra ngắn hơn
Góp ý cụ thể vào dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh: Việc rút gọn từ 118 Điều xuống còn 64 Điều trong dự thảo luật lần này đã thể hiện rõ tinh thần cải cách trong lập pháp, chỉ quy định những nguyên tắc và nội dung cốt lõi, tạo điều kiện cho công tác điều hành.
.jpg)
Về hệ thống cơ quan thanh tra tại Điều 7, đại biểu Nguyễn Thị Yến tán thành với việc thiết kế hệ thống thanh tra gồm ba cấp. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc rà soát lại quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 7 của dự thảo Luật, bảo đảm dùng đúng tên gọi của các cơ quan thanh tra theo đúng kết luận kết luận 134-KL/TW của Bộ Chính trị.
“Việc quy định tên gọi rõ ràng sẽ tạo sự minh bạch trong áp dụng pháp luật và tránh hiểu nhầm khi triển khai thực tiễn”, đại biểu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh.
.jpg)
Về thời hạn thanh tra tại Điều 20, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc không thay đổi đơn vị thời gian “ngày thành “ngày làm việc”. Đồng thời, cần cân nhắc về thời gian thanh tra. Theo đại biểu, 120 ngày là bao gồm cả ngày làm việc và ngày nghỉ (tương đương với 6 tháng) nhưng bây giờ sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giảm 30% thủ tục hành chính thì thời gian thanh tra 120 ngày là quá dài nên cần rút ngắn lại.
Dẫn chứng thực tế có việc các đoàn thanh tra thanh tra xong nhưng khi báo cáo với người có thẩm quyền để ban hành kết luận thì bị kéo dài khiến ban hành kết luận thanh tra không đúng thời gian quy định, và trở thành vi phạm. Song vấn đề này không ai bị xử lý, đại biểu kiến nghị cần quy định vấn đề này chặt chẽ hơn để người có thẩm quyền xem xét và ban hành kết luận thanh tra, không để bị kéo dài.
Về điều khoản chuyển tiếp tại Điều 64, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định chuyển tiếp đối với việc thực hiện kết luận thanh tra của các cơ quan không còn sau sắp xếp. Điều này sẽ tránh được “khoảng trống” pháp lý và bảo đảm sự tiếp nối về trách nhiệm giữa các cơ quan trước và sau khi tổ chức lại.
.jpg)
Ở góc độ khác, đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) nêu ý kiến: Về thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ cũng như thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh, dự thảo Luật lần này có bổ sung ở điểm e khoản 2 Điều 11 trong lĩnh vực Thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ quyền hạn là đề nghị Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cử công chức có chuyên môn phù hợp tham gia đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ khi cần thiết.
Tương tự, tại khoản 3 Điều 17 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chánh thanh tra tỉnh, cũng có quyền đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp xã, cử công chức có chuyên môn phù hợp tham gia đoàn thanh tra của thanh tra tỉnh khi cần thiết.
Đại biểu Trần Nhật Minh băn khoăn tính khả thi của quy định mới này, bởi dự thảo luật quy định là "trong trường hợp cần thiết" nhưng không rõ là trường hợp nào là trường hợp cần thiết thì Tổng Thanh tra Chính phủ và Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền đề nghị này. Trong khi đó, luật cũng chỉ quy định là "đề nghị", các cơ quan được đề nghị đều là cơ quan ngang cấp hoặc cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới.
Theo đại biểu, trong thực tiễn nếu như không đáp ứng được "đề nghị" này, không cử được cán cán bộ công chức để tham gia các đoàn thanh tra thì thế nào? khi có đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Chánh Thanh tra tỉnh thì Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp xã có bắt buộc phải phải cử công chức tham gia các đoàn thanh tra hay không. Do đó, đại biểu đề nghị cần phải làm rõ tính khả thi việc này.
Về quy định vị trí việc làm, đại biểu đặt ra câu hỏi, một công chức ở tỉnh hoặc một công chức ở cấp xã nếu đi thanh tra ở cấp bộ hoặc là thanh tra ở cấp sở thì có phát huy được không? Có dám đưa ra ý kiến không?
"Khi vượt quá vị trí việc làm, có phát huy được năng lực, bản lĩnh để tham gia các đoàn thanh tra của cấp trên không. Đây cũng là vấn đề cần phải tính khi đưa vào quy định này…", Đại biểu Trần Nhật Minh nhấn mạnh.
Cần bổ sung quy định thẩm quyền thanh tra đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
.jpg)
Góp ý vào Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị bổ sung quy định về “Người ra quyết định thanh tra” tại Điều 2 về giải thích từ ngữ để xác định rõ chủ thể có thẩm quyền tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 13 Điều 2; khoản 2, khoản 3 Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 3 Điều 24; khoản 2, khoản 3 Điều 28; khoản 1, khoản 2 Điều 29; Điều 30...
Tại điểm m khoản 2 Điều 11 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu đề nghị bổ sung văn bản quy phạm pháp luật luật của UBND cấp tỉnh, sửa lại thành “Kiến nghị Thủ tướng chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra...”
Cùng với đó, để phù hợp với dự thảo Luật Tổ chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị bổ sung quy định thẩm quyền thanh tra đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
Tại khoản 1 Điều 61 quy định “trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra”, đại biểu đề nghị xác định rõ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra nội dung này. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung Điều 61 như sau: “Cơ quan quản lý nhà nước gửi dự thảo kế hoạch kiểm tra cho Thanh tra tỉnh để xử lý chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra và kế hoạch kiểm tra” nhằm hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra”.
.jpg)
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị quy định chi tiết cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Luật Thanh tra, như đối tượng thanh tra không cung cấp hồ sơ, không thực hiện kết luận thanh tra hoặc thực hiện không đầy đủ, thành viên đoàn thanh tra vi phạm các điều cấm ... để tạo khung pháp lý thực hiện thanh tra.
Đồng tình với các ý kiến của các đại biểu trên, đại biểu Huỳnh Thị Phúc ( Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, để thống nhất quy định về đoàn thanh tra tại Điều 27 với người tiến hành thanh tra tại khoản 2 Điều 2, cần cân nhắc và sửa đổi bổ sung Phó trưởng đoàn thanh tra đối với quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 27.
Bởi vì trong thực tế thì có những trường hợp trưởng đoàn thanh tra sẽ vắng và sẽ có Phó đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra sẽ thực hiện nhiệm vụ tiến hành một cuộc thanh tra theo quyết định của người ban hành quyết định thanh tra.
Đối với quy định về xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra tại khoản 2 Điều 29 dự thảo có nêu: “trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo ngay để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản ký nghị khởi tố cho cơ quan điều tra”. Đại biểu băn khoăn quy định như vậy thì thời gian của quy định chuyển ngay là bao lâu, điều này cần phải quy định rõ.
Đối với việc tạm dừng thanh tra tại Điều 30, dự thảo đã bổ sung trường hợp tạm dừng thanh tra so với luật hiện hành thì tại điểm b khoản 1 Điều 30, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định này và cần nghiên cứu bổ sung số lần được cho phép tạm dừng thanh tra để bảo đảm sự minh bạch, tránh lạm dụng…