Châu Âu trước áp lực lạm phát

NHƯ Ý 11/05/2022 00:46

Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Mặc dù chính phủ các nước liên tiếp triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, nhưng cơn bão tăng giá vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt.

Nền kinh tế nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang bị phủ bóng bởi tình trạng giá cả leo thang thời gian qua, trong đó Litva là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tỷ lệ lạm phát lên tới 16,6%. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trong tháng 4 vừa qua, tỷ lệ lạm phát của Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu, đã tăng 7,8% so cùng kỳ năm trước, chạm mức cao nhất trong 40 năm qua. Gánh nặng lạm phát đang ngày càng đè nặng lên vai doanh nghiệp và người dân châu âu. Các doanh nghiệp phải đối mặt tình trạng giá nguyên, vật liệu tăng cao mà việc thuê người lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhiều công nhân yêu cầu điều chỉnh lương hằng tuần căn cứ sự thay đổi của giá cả.

Với tình trạng lạm phát tăng cao, nhiều hộ gia đình đặc biệt những gia đình có thu nhập thấp bị cuốn vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia anh (ONS), khoảng 40% số hộ gia đình tại nước này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn điện, ga và phải cắt giảm chi phí mua thực phẩm. Để hỗ trợ người dân vượt qua cơn bão giá, chính phủ các nước châu Âu đã tung ra nhiều gói hỗ trợ tài chính. Mới đây, Italy đã công bố gói kích thích mới trị giá 14 tỷ euro để hỗ trợ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao. Chính phủ Đức cũng vừa thông qua gói cứu trợ mở rộng trị giá 30 tỷ euro, trong đó có khoản trợ cấp năng lượng một lần cho người lao động.

h1.jpg -0
Nguồn: Euronews

Ở cấp độ khu vực, lạm phát đang gây áp lực không nhỏ lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) liên quan quyết định có tăng lãi suất. Mặc dù việc nâng lãisuất có thể kìmđà tăng của lạmphát,song cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tớisự phục hồi của kinh tế EU. Hơn nữa, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát tăng cao đến từ các yếu tố bên ngoài. Vìvậy,việc ECB tăng lãisuất có thể không mang đến nhiều tác dụng trong việc giảm sức ép của giá cả. ECB dự báo rằng, lạm phát có thể tiếp tục tăng cao trong những tháng tới, do giá năng lượng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và việc cân bằng giữa hai mục tiêu giảm lạm phát và bảo đảm đà phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục là thách thức lớn đối với khu vực này.

NHƯ Ý