Tự do có kiểm soát

Anh Minh 29/05/2018 16:20

Ngày 29.5, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội tổ chức hội thảo “Phạm vi và giới hạn của tự do internet”, nhằm thảo luận, chia sẻ ý tưởng nghiên cứu, qua đó tổng hợp, đưa ra những đề xuất khoa học giúp Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp có những quyết sách hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả với lạm dụng quyền tự do internet ở nước ta.

Hội thảo chia làm 2 phiên: Những vấn đề lý luận về tự do internet và Pháp luật của một số quốc gia về tự do internet. Các đại biểu đã tập trung thảo luận 4 chủ đề chính: Nhận thức phổ quát, khung khổ pháp luật quốc tế, những quan điểm về tự do internet và giới hạn, phạm vi của ự do internet; Việc lạm dụng tự do internet ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề pháp lý đặt ra cũng như hiệu quả của nững công cụ phòng chống lạm dụng tự do internet, trong đó trọng tâm là công cụ pháp lý; Những vấn đề đặt ra đối với các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành liên quan đến phạm vi và giới hạn của tự do internet; Kinh nghiệm tiến bộ của các quốc gia và đưa ra đề xuất phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội

Không phải quyền tuyệt đối

Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại. Với nguồn dữ liệu, thông tin khổng lồ, khả năng kết nối vạn vật và sự tiện dụng vốn có, internet đã trở thành công cụ tuyệt vời cho mọi sự giao tiếp, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin… Khi chúng ta đang dịch chuyển sang cuộc cách mạng công nghệ 4.0, internet càng trở nên phổ biến, là phương tiện, công cụ vô cùng quan trọng trong đời sống của nhân loại. Tuy vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể khẳng định, và thậm chí trải nghiệm sự thật rằng, internet không chỉ mang lại tiện ích, mà còn cả những phiền toái, tổn hại, nguy hiểm cho mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.

TS Sriprapha Petcharamesree (Thái Lan) cho biết, quyền tự do biểu đạt được ghi nhận trong Hiến pháp nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế.
TS Sriprapha Petcharamesree (Thái Lan) cho biết, quyền tự do biểu đạt được ghi nhận trong Hiến pháp nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có sự phát triển nhanh của internet (hơn 50% người dân có thể tiếp cận internet) và đi đầu về số người dùng mạng xã hội (khoảng 64 triệu tài khoản Facebook). Những tiện ích mà internet mang lại là không phải bàn cãi, nhưng cùng với đó hiện hữu và ngày càng trở nên phổ biến những nguy hiểm, tác hại của việc lạm dụng tự do internet. Đã có nhiều người là nạn nhân của tự do internet, của “phát ngôn thù ghét”… An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục, đoàn kết dân tộc… cũng bị đe dọa. Đảng, Nhà nước đã và đang bảo đảm tự do internet nhưng cũng dành sự quan tâm lớn đến đấu tranh, phòng ngừa những mặt trái của tự do internet. Những bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng đang được các cơ quan nghiên cứu ban hành, hoàn thiện hành lang pháp lý về vấn đề này.

Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội Nguyễn Thị Quế Anh cho rằng, tự do internet, đặc biệt là tự do biểu đạt trên internet không phải là quyền tuyệt đối
Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội Nguyễn Thị Quế Anh cho rằng, tự do internet, đặc biệt là tự do biểu đạt trên internet không phải là quyền tuyệt đối

Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội Nguyễn Thị Quế Anh khẳng định: “Tự do internet vừa là một hiện tượng phổ biến, đồng thời là một quyền trong xã hội hiện đại. Tự do internet không chỉ giúp con người, xã hội khai thác tốt hơn những tiện ích internet mang lại mà còn giúp bảo vệ, chống lại những can thiệp phi pháp, công cụ giám sát quyền ực và bảo đảm thực hiện các quyền con người một cách hiệu quả, tiết kiệm. Tuy vậy, tự do internet, đặc biệt là tự do biểu đạt trên internet không phải là quyền tuyệt đối. Vì những lý do, bối cảnh xã hội khác nhau, quyền này caafnphari được giới hạn để bảo đảm an nình quốc gia, trật tự an toàn công cộng và bảo đảm thực hiện các quyền khác của con người”.

Kiểm soát quyền tự do trên internet

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có nỗ lực để ngăn chặng tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù hận, phỉ bảng trên internet. Đi đầu là Liên minh châu Âu (EU), với việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên internet, trong đó có cam kết tham gia của 4 công ty lớn nhất về internet là Facebook, Twitter, Youtube và Microsoft. Khác với cách tiếp cận của EU, trong đó nhấn mạnh giới hạn của tự do ngôn luận để bảo vệ quyền của người khác, cũng như ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng quyền tự do ngôn luận, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận thông qua việc ấn định nghĩa vụ của Nhà nước (Quốc hội) phải bảo vệ quyền này. Về cách thức, khác với châu Âu khi vấn đề được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (của EU và các nước thành viên), sự giới hạn của tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa tối cao, trong các vụ kiện về hành vi “phỉ báng” và “phát ngôn thù hận”.

Theo PGS.TS Vũ Công Giao, để giám sát những hành vi vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận trên không gian mạng, các quốc gia đang sử dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp
Theo PGS.TS Vũ Công Giao, để giám sát những hành vi vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận trên không gian mạng, các quốc gia đang sử dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp

Theo PGS.TS Vũ Công Giao, để giám sát những hành vi vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận trên không gian mạng, các quốc gia đang sử dụng một hoặc đồng thời các biện pháp như: Kiểm duyệt trước, hình sự hóa các tuyên bố trực tuyến bị xem là vi phạm pháp luật, ban hành quy định pháp luật bắt buộc người dùng mạng xã hội phải tiết lộ danh tính. Xét một cách khách quan, những biện pháp này có tác dụng ngăn chặn những hành vi lạm dụng tự do ngôn luận trên internet, nhưng đồng thời trong một số trường hợp lại tỏ ra mâu thuẫn với nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện quyền tự do biểu đạt theo luật nhân quyền quốc tế.

Một số quốc gia đã xây dựng các hệ thống lọc và khóa thông tin để giám sát việc tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin trên internet, với sự cộng tác, hỗ trợ của các công ty cung cấp dịch vụ mạng. Hệ thống này có tác dụng kiểm duyệt, ngăn chặn và giới hạn những thông tin mà người dùng có thể tìm kiếm, tạo lập và phổ biến qua internet. Công nghệ lọc giúp các quốc gia dễ dàng phát hiện các hình ảnh, văn bản và trang web có nội dung bị chặn, và một khi bị phát hiện, các nội dung đó sẽ bị khóa hoặc thay đổi…

PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng, với tốc độc lan truyền cực nhanh, nên tác động của internet cực lớn, các tích cực và tiêu cực, vì thế tự do internet nhưng phải trong kiểm soát
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng, với tốc độc lan truyền cực nhanh, nên tác động của internet cực lớn, các tích cực và tiêu cực, vì thế tự do internet nhưng phải trong kiểm soát

Như vậy có thể thấy, để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội hay đạo đức và ổn định cho người dân, các nước luôn gia tăng các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát của nhà nước đối với không gian mạng. Các biện pháp kiểm soát có thể là sử dụng các hình thức xử phạt đối với việc đăng tải các nội dung trái phép hay các công cụ kỹ thuật để chặn và lọc, không cho phép người dùng truy cập vào nội dung cụ thể trên internet, hay thậm chí cắt đứt hoàn toàn quyền truy cập internet. “Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do gì được đưa ra thì các biện pháp kiểm duyệt thông tin trên internet cũng phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là các quyền tự do biểu đạt hay quyền truy cập internet - một trong những quyền cơ bản của con người theo khẳng định mới đây của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc” - PGS. TS Trương Hồ Hải nói.

Anh Minh