Hướng tới loại bỏ chì trong sơn tại Việt Nam
Nhằm chia sẻ về tác động, ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe con người và tình hình nhiễm độc chì (bao gồm nhiễm độc chì có trong sơn phủ) ở Việt Nam; thảo luận về việc sử dụng sơn có chứa chì ở Việt Nam và các giải pháp nhằm loại bỏ chì trong sơn trong tương lai, ngày 24.10 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) đã tổ chức Hội thảo “Hướng tới loại bỏ chì trong sơn tại Việt Nam”.
Báo cáo của CGFED cho thấy, với khoảng hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, hiện nay tổng lượng sơn đạt khoảng 250 triệu lít/ năm… Việt Nam được cho là một trong những nước đang phát triển trên thế giới có có sản xuất và tiêu thụ các loại sơn có chì một cách rộng rãi. Một mình chứng rõ nhất là kết quả nghiên cứu của CGFED vào năm 2016 về nồng độ chì trong một số sơn dung môi đang lưu hành tại Việt Nam cho thấy, có tới 54% mẫu sơn dung môi dùng cho sơn nhà chứa tổng nồng độ chì vượt quá 600ppm; và màu sơn đỏ, vàng là 2 mẫu chứa nồng độ chì cao nhất trong tất cả các mẫu sơn (hơn 10.000ppm). Trong khi đó hiện không có bất kỳ thông tin nào về nồng độ chì được cung cấp trên nhãn bao bì, các thông tin cảnh báo không đề cập đến ảnh hưởng của bụi chì trong sơn đến mọi người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai…
![]() |
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và môi trườngcho rằng: không thể phủ nhận vai trò của sơn trong việc bảo tạo nên nét đẹp của sản phẩm, bảo vệ bề mặt và góp phần chống rỉ, chống mục… Tuy nhiên, việc sử dụng sơn có chứa chì sẽ có tác hại khôn lường đối với sức khỏe con người, biểu hiện rõ nhất là phơi nhiễm chì. Để ngăn ngừa tác hại của sơn có chứa chì gây nên, các đại biểu cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các quy định nhằm kiểm soát nồng độ chì trong sơn, trước mắt là các loại sơn trang trí dùng cho nhà ở và trường học nhằm tiến tới đạt được mục tiêu toàn cầu loại bỏ sơn có chứa trì vào năm 2020.