Hội thảo Tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại thử trên các bệnh liên quan đến amiang
Ngày 22.4, tại Hà Nội, Mạng lưới vận động chính sách cấm sử dụng Amiăng tại Việt Nam (do NGO-IC điều phối) phối hợp với Nhóm vận động chinh sách y tế (EBHPD), Trung tâm đào tạo phát triển cộng đồng tổ chức Hội thảo Tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại thử trên các bênh liên quan đến amiang.
![]() |
Amiang đã và đang được sử dụng nhiều ở nước ta, đứng thứ 10 trên thế giới, chủ yếu là dưới dạng các tấm lợp fibro ximăng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà amiang mang lại, amiang đã gây ra những tác hại đối vơi sức khỏe con người, nhất là gây ung thư và sẽ còn gây tác hại lâu dài đối với những người sản xuất và sử dụng amiang. Amiang gây bệnh bụi phổi, màng phổi, ung thư biểu mô màng phối, ung thư trung biểu mô màng bụng... Tất cả các loại amiang đều là chất gây ung thư; không có ngưỡng an toàn đối với nguy cơ gây ung thư do amiang trắng là loại sợi amiang duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay.
Các đại biểu tham dự đã thảo luận, chia sẻ về kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiang trắng; loại bỏ amiang đối với ngành công nghiệp tàu thủy; kế hoạch hành động 2015 của từng bên và điểm kết quả hoạt động của các bên liên quan; các giải pháp kết nối thúc đẩy sự liên kết, phối hợp trong và ngoài nhà nước thực hiện nhiệm vụ triển khai đánh giá và kiểm soát tác hại của amiang trắng đến sức khỏe con người; các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội liên quan đến cấm sử dụng amiang ở nước ta…
Hiện nay, ngành sản xuất amiang nội địa không phát triển, hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài, trung bình nhập hàng năm khoảng 65.000 tấn, sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C (80%). Với gánh nặng về chi phí y tế, bệnh tật do sản xuất và sử dụng amiang, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải kiểm soát việc sử dụng trong cơ sở sản xuất và tại cộng đồng; nâng cao nhận thức cho người lao động. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu tiếp xúc amiang về môi trường và sức khỏe; khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế và xây dựng lộ trình dừng sử dụng amiang vào năm 2020. Cùng với đó, tăng cường các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và bảo đảm thực thi thông qua thanh kiểm tra, kiểm soát tiếp xúc và tuân thủ tiếp xúc nghề nghiệp đối với amiang; tăng cường phối hợp giữa y tế - môi trường – lao động…