Hollywood và chiến tranh
Mark Harris, người phụ trách chuyên mục cho tuần báo Entertainment và tác giả của cuốn sách nổi tiếng Cách mạng hình ảnh - năm bộ phim và sự ra đời của Hollywood mới năm 2008, lại đặt cược sự may mắn vào việc khảo sát cuộc cách mạng phim ảnh rất mới lạ.
![]() Đạo diễn John Ford (1894-1973), có bộ phim cuối cùng Vietnam! Vietnam! |
Năm người trở lại (Five came back), với phụ đề khiêm tốn Câu chuyện của Hollywood và chiến tranh thế giới II, là một tác phẩm hiện thực, tràn ngập thông tin và hấp dẫn về phê bình văn hóa phim trung lập. Cuốn sách làm rõ một số tên tuổi để khám phá các vấn đề nghiêm trọng: chi phí nhân lực của nghĩa vụ quân sự, sức mạnh thôi miên của điện ảnh, sự căng thẳng giữa nghệ thuật thuần túy và nhu cầu cấp bách của chiến tranh. Tác giả Harris trình bày cặn kẽ về việc chiến tranh thế giới II đã làm thay đổi cách người Mỹ nhìn nhận phim ảnh ra sao.
Mô tả công trình của mình là “một tác phẩm lịch sử và tập hợp tiểu sử”, Harris phân tích năm đạo diễn khác biệt về sắc tộc và phong cách:
- John Ford, một tài năng đau khổ, cộc cằn, người Mỹ gốc Ireland.
- Frank Capra, sinh ở Sicilia, đột nhiên nổi tiếng, vẻ dịu dàng đa cảm che đậy tham vọng khốc liệt và bất an giày vò.
- William Wyler, người Do Thái duy nhất trong nhóm, một thợ thủ công tỉ mỉ trong một công nghiệp dây chuyền phức tạp.
- John Huston, giàu có, liều lĩnh và hấp dẫn phụ nữ, nổi danh ngay từ tác phẩm đầu tay gây bùng nổ Chim ưng xứ Malta (1941).
- George Stevens khó hiểu, người đàn ông của gia đình, thường thui thủi, một chuyên gia phim hài lãng mạn và phim phiêu lưu thú vị, nhưng không được bao lâu. Được kể đến vì những lý do thông thường – sự cám dỗ của phiêu lưu, tiếng gọi của trách nhiệm – và, như Ford thú nhận, họ xấu hổ ngồi ngoài cuộc chiến, “trên mảnh đất phù phiếm trong khi những người tốt đang chiến đấu”.
Harris khéo léo xâu chuỗi câu chuyện của mỗi người vào bức tranh rộng lớn Hollywood và nước Mỹ. Ông hiểu biết sâu sắc hoạt động của giới phim ảnh: hệ thống phòng quay cổ điển Hollywood, các đơn vị làm phim thuộc lực lượng vũ trang, những chiến trường ở châu Âu và Thái Bình dương. Dự đoán, Ford và Huston cố chấp sẽ tạo ra những câu chuyện về nhân vật hoang dã thu hút nhất trong chiến tranh, nhưng Wyler và Stevens kiên trì và có trách nhiệm là những người có thể được chia sẻ tất cả.
Ford là người đầu tiên trong nhóm để độc giả nhận ra đám mây chiến tranh xa xôi. Tháng chín năm 1941, ông hoạt động như một trung úy chỉ huy của hải quân, được giao nhiệm vụ thành lập đơn vị nhiếp ảnh chiến trường. Ông ở đảo Midway trong trận quan trọng nhất của cuộc chiến Thái Bình dương, giữ một máy quay 16mm phim màu, khi Nhật Bản bắn phá và ném bom các bãi biển. Cánh tay Ford bị thương, cuộn phim văng ra khỏi máy, có đoạn quay trong Trận chiến Midway (1942). Giới làm phim Hollywood hoàn hảo vốn ghét cay ghét đắng những sự cố điện ảnh: tay máy run, tiêu điểm lệch và tầm nhìn mờ - những thứ này bỗng trở thành điểm nổi bật của phim tài liệu thực tế, cung cấp cảnh tượng hấp dẫn và chân thật.
Nếu Ford là nhân vật góc cạnh nhất trong mô tả của Harris, thì Capra có ảnh hưởng nhất. Là người duy nhất trong các đạo diễn không trải nghiệm chiến đấu, ông giám sát những thứ mà Harris gọi là “phim tuyên truyền quan trọng nhất trong chiến tranh”. Loạt phim Tại sao chúng ta chiến đấu (1942-1945) được chiếu bắt buộc trong lực lượng vũ trang, đúc kết một bảng nguyên tắc mà thế hệ bấy giờ sẽ không bao giờ quên.
Wyler, người theo tinh thần cầu toàn, được Harris đặc biệt tôn trọng. Sau khi củng cố mối quan hệ Anh - Mỹ với phim Bà Miniver (1942), Wyler gia nhập lực lượng không quân Mỹ, trực tiếp tham gia phi vụ ném bom nước Đức. Phim tài liệu nổi bật, Memphis Belle - câu chuyện của một pháo đài bay (1944) có nhiều cảnh quay gây hồi hộp và kinh hoàng. Xem trước ở Nhà Trắng, Tổng thống Roosevelt nói với Wyler: “Phim này phải được chiếu ngay lập tức, khắp nơi”.
Huston cầu kỳ bị gián đoạn một vệt sự nghiệp mãnh liệt vì mối quan hệ với Olivia de Havilland, chán nản trong nhiệm vụ đầu tiên ở quần đảo Aleutian. Cuối cùng, ông tìm thấy cả sự khao khát và sợ hãi ở Italy, nơi thực hiện một trong những bộ phim chiến tranh đáng nhớ và nghiệt ngã nhất, Trận chiến của San Pietro (1945). Về nước, ông dồn hết lý trí và tình yêu cho Let There be Light (1946), phim tài liệu về cựu chiến binh đang điều trị “loạn thần kinh do chiến tranh” hoặc “chứng loạn thần kinh chức năng” – một bức chân dung đau đớn mà quân đội cố tình dấu diếm suốt 35 năm.
Stevens phải đối mặt và ghi lại cho các thế hệ một số cảnh khủng khiếp nhất của chiến tranh. Là chỉ huy đơn vị tin tức đặc biệt của sở báo chí quân đội, ông bám theo chiến trường Dachau. Choáng váng và bị ốm, ông đi giữa xác chết và người sống sót đầy thương tích, bị bắt buộc quay phim, bổn phận phải đưa vào phim cảnh tượng không thể tin được. Stevens và đội của ông “sẽ không chỉ là nhiếp ảnh gia chiến trường”, Harris viết, “họ hái lượm bằng chứng”.
Harris xử lý từng chi tiết với ý thức chắc chắn của một nhà soạn kịch hiểu rằng đạt được sự yên tĩnh khó hơn là gầm rú ầm ĩ. Sau nhiều năm ra khỏi hệ thống phòng quay đầy thăng trầm, Ford, Huston và Wyler lấy lại vị thế một cách nhanh nhạy đáng ngạc nhiên, trải qua chiến tranh giúp tác phẩm của họ sâu sắc và bố cục kỳ ảo hơn. Stevens bị thương, bị tê liệt nghệ thuật một thời gian dài nhưng cũng đã quay trở lại, mặc dù không bao giờ làm phim hài sôi nổi như xưa nữa. Capra, nhờ có tác phẩm quan trọng trong chiến tranh mà tránh khỏi nguy hiểm, là đạo diễn cựu chiến binh nổi tiếng duy nhất đánh mất sức thu hút với khán giả phổ biến.
Tương tự sự trở lại của năm đạo diễn lừng danh này, chiến tranh cũng đã chuyển đổi thái độ của khán giả phim ảnh Mỹ.