Nữ mục sư đầu tiên ở Anh
Nữ mục sư đầu tiên của Anh giáo tâm sự về công việc hiện tại của bà, ở vị trí một tuyên úy đại học, và tại sao phụ nữ nên được cho phép trở thành giám mục. Mục sư Angela Berners - Wilson được giáo hội Anh thụ phong vào năm 1994. Bà bây giờ là tuyên úy tại đại học Bath và là giáo sĩ danh dự của Đại giáo đường Wells.
Kitô giáo luôn là một phần của cuộc đời tôi. Cha tôi là một mục sư. Thiên hướng của tôi phát triển từ khi tôi còn đang học thần học ở trường đại học, nhưng những năm 1970, người phụ nữ đối với nhà thờ chỉ có thể là một người phụ lễ giáo xứ hoặc người trợ tế.
Tôi mất khoảng một năm và đến Australia sáu tháng, trước khi đi học thần học. Ở đó tôi gặp một người ngoại đạo nói rằng: “Vâng, tại sao bạn không muốn trở thành một mục sư?” Mặc dù ý tưởng về một người phụ nữ trở thành mục sư dường như rất xa xôi, tôi biết đó là những gì tôi muốn làm.
Rất nhiều phụ nữ đều cảm thấy thế, và vào năm 1978, phong trào Truyền chức cho phụ nữ (MOW – một tổ chức vận động việc thụ phong phó tế và mục sư cho phụ nữ ở Anh) được thành lập mà tôi là một thành viên. Vào thời điểm đó, đã có nữ mục sư ở Mỹ, Canada, New Zeland và một số nước châu Phi. Nếu người phụ nữ cảm thấy thiên hướng của mình là một mục sư, thì bà ta xứng đáng có cơ hội được khám phá lời kêu gọi ấy.
![]() Mục sư Angela Berners - Wilson trong nghi thức làm phép thánh thể năm 1994 |
Thời của tôi, chỉ có ba trường thần học chấp nhận học viên nữ. Rất nhiều đàn ông ở trường tôi không tin rằng phụ nữ nên được làm mục sư, nhưng, trớ trêu thay – hiệu trưởng của tôi là phụ nữ. Kinh thánh sơ khởi nói rằng: “Chúa Giêsu là đàn ông, tất cả môn đệ là nam giới, do vậy chỉ có đàn ông mới có thể đại diện cho Chúa Giêsu tại bàn thờ”. Tuy nhiên, cách thức mà Chúa Giêsu đối xử với phụ nữ, tham gia và giao tiếp với họ, là cấp tiến vào thời ấy, và đó mới là điều quan trọng. Ngài đối xử với phụ nữ bằng sự tôn kính.
Hội đồng Tổng giám mục cuối cùng đã đề ra điều luật cho phụ nữ được làm mục sư vào năm 1992, và cho đến năm 1994 thì nó được thông qua. Có 32 người trong chúng tôi được thụ phong cùng một thời gian. Thật là tuyệt vời, rất thú vị và kỳ diệu, mặc dù có nỗi buồn lớn là mẹ tôi bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer và cha tôi phải chăm sóc mẹ nên không chứng kiến được. Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ quên được sự kiện ấy.
Vì không ai có họ bắt đầu bằng “A”, nên tôi là người được xướng tên đầu tiên. Nhưng không một ai được thụ phong khi chưa có tiếng Amen cuối cùng, nên chúng tôi là 32 nữ mục sư đầu tiên như nhau.
Mười tám tháng sau khi được thụ phong, tôi về nhậm chức ở một vùng nông thôn cổ kính tại Wiltshire. Có một nữ mục sư là điều bất thường đối với một số giáo dân – những tín hữu Anh giáo bảo thủ.
Những nữ mục sư đầu tiên phải chứng tỏ bản thân mình. Phải làm điều tốt nhất có thể, bởi vì nếu có sai sót, giáo dân sẽ nói “Trông đợi gì nào? Chỉ là một phụ nữ”. Tôi phải hết sức tránh điều ấy và khá là mệt mỏi mới đạt được kết quả. Nhưng mọi người cứ nên làm những điều tốt nhất có thể.
Làm tuyên úy đại học lại là việc khác. Có rất nhiều sinh viên không theo đạo, nhưng họ quan tâm đến Kitô giáo và đặt ra nhiều câu hỏi sâu sắc. Họ muốn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Có lẽ khó khăn nhất là phải đối diện với một ca hấp hối. Đó là với những người trong gia đình, người gần gũi hay bạn bè chưa bao giờ có kinh nghiệm ứng phó với cái chết mà đang trong cơn đau cấp tính. Có mặt ngay lúc ấy là một đặc ân rất lớn với họ. Ấy là một phần của công việc.
Chồng tôi có cha là mục sư và mẹ làm bác sĩ nên ông hiểu được cuộc sống của gia đình một giáo sĩ, và chẳng bao giờ xem tôi như một người nội trợ. Ông luôn hỗ trợ nhiệt tình. Tôi làm gì được nghỉ ngày chủ nhật. Đó là một vị trí bắt buộc, bạn phải ứng phó linh hoạt và nghiêm túc để còn có chút thời gian cho gia đình mình.
Tôi thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra với việc bỏ phiếu để cho phép có nữ mục sư. Nếu không được thông qua, nó sẽ làm cho giáo hội Anh giáo phải hổ thẹn trong con mắt thế giới. Đây là Thế kỷ XXI, và có vẻ như rất phân biệt đối xử, không cho phép phụ nữ theo đuổi thiên hướng của họ.