Rừng và những con số đáng chú ý

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT 05/06/2011 07:26

- Rừng bao phủ 31% diện tích lục địa trái đất, chiếm khoảng 4 tỷ héc ta.

- Rừng là nơi cư trú của 2/3 các loài sinh vật trên cạn.

- Rừng là nơi cư trú của khoảng 300 triệu người trên thế giới.

- Sinh kế của hơn 1,6 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào rừng.

- 53% diện tích rừng trên thế giới nằm ở 5 quốc gia Brasil, Trung Quốc, Canada, Nga và Hoa Kỳ.

- 80% dân số các quốc gia đang phát triển dựa vào thuốc đông y,  trong số thuốc đông y có nguồn gốc từ cây trong rừng nhiệt đới.

- Đầu tư 30 triệu USD cho việc phòng chống phá rừng và suy thoái rừng thì có thể nhận được 2,4 tỷ USD từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại.

- Mỗi héc ta rừng nhiệt đới cung cấp 6.120 USD/năm từ các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu, lưu giữ CO2, bảo vệ bờ biển...

- Rừng hỗ trợ trực tiếp cho đời sống của hơn 90% trong tổng số 1,2 tỷ người đang phải sống trong đói nghèo.

- Đầu tư bảo vệ rừng hợp lý có thể tạo hơn 10 triệu việc làm trên toàn thế giới.

- Đa dạng sinh học rừng là đầu vào của hơn 5.000 sản phẩm thương mại.

-  Nước sạch của thế giới xuất phát từ các nguồn nước trong rừng.

- Đa dạng sinh học rừng đang bị mất ở một tốc độ đáng báo động với khoảng 100 loài thực vật, động vật mất đi mỗi ngày ở các khu rừng nhiệt đới. 

- Mỗi năm có khoảng 13 triệu héc ta rừng bị phá hủy suy thoái.

- Phá rừng và suy thoái rừng chủ yếu diễn ra ở các khu rừng nhiệt đới với tốc độ đáng lo ngại khoảng 6 triệu ha/năm.

- 36% diện tích rừng là rừng nguyên sinh, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động con người. Hơn 40 triệu héc ta rừng nguyên sinh đã biến mất từ năm 2000 chủ yếu do khai thác gỗ và các hoạt động nông nghiệp.

- Phá rừng và suy thoái rừng đóng góp từ 15 - 20% lượng khí nhà kính phát thải trên toàn cầu.

- Ước tính khoảng 1 tỷ héc ta, tương đương  diện tích đất rừng, cần được phục hồi để nâng cao tính sản xuất và cung cấp các dịch vụ sinh thái, phục hồi các hệ sinh cảnh rừng mang lại lợi ích cho phát triển bền vững.

- Trên toàn cầu, hiện có hơn 460 triệu héc ta rừng, tức là khoảng 12% tổng diện tích rừng được dành cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tăng 12% kể từ năm 1990.

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT