Xóa đói giảm nghèo cần tập trung cho cơ sở hạ tầng, phát huy nội lực và phát triển sản xuất
Đánh giá về xóa đói, giảm nghèo bền vững trong vùng các dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015, CHỦ TỊCH (CT) HỘI ĐỒNG DÂN TỘC K'SOR PHƯỚC cho rằng, vấn đề xóa đói giảm nghèo là vấn đề rất lớn, giải quyết đói nghèo phải nằm trong tổng thể chiến lược phát triển KT - XH của cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng; không nên tập trung quá nhiều chính sách, chỉ cần tập trung vào ba nhóm cơ bản là nhóm cơ sở hạ tầng, nhóm phát huy nội lực và nhóm phát triển cho sản xuất.
Thưa Chủ tịch, xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vậy vai trò của Hội đồng Dân tộc trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng các dân tộc thiểu số là gì?
CT K'sor Phước: Hội đồng Dân tộc có vai trò nhất định trong việc xóa đói giảm nghèo. Căn cứ vào Hiến pháp, luật pháp để đánh giá các chính sách của Nhà nước đã đáp ứng được theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật chưa; xem xét vấn đề ưu tiên phát triển vùng đồng bào thiểu số như thế nào... Ngoài ra, Hội đồng Dân tộc còn có nhiệm vụ tham gia cùng với các cơ quan Chính phủ xây dựng các chính sách đó, đồng thời thực hiện giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì tồn tại và khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn rất nhiều, vậy xin Chủ tịch cho biết những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần vượt qua ?
CT K'sor Phước: Sau 12 năm triển khai Chương trình 135 về phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của cả nước. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội thiết yếu còn thiếu và chất lượng hạn chế. Đến nay, vẫn còn 535/1.848 xã đặc biệt khó khăn (chiếm 29% tổng số xã) chưa có đường hoặc chưa có đường nhựa; 204/1.848 xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 16,4% số xã chưa có trường, lớp kiên cố. Về dân trí, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước; thói quen, tập quán lao động sản xuất trong nhiều vùng còn lạc hậu; đa số các thôn, bản không có quy hoạch, các hộ dựng nhà ở tự phát... Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo còn một số hạn chế, bất cập như vấn đề văn hóa của các dân tộc thiểu số. Hiện nay nhiều vùng dân tộc thiểu số văn hóa đã bị mai một, pha tạp, chưa thực sự là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của đồng bào dân tộc, cho nên thụ hưởng những thành quả văn hóa chung của cả nước của vùng dân tộc rất thấp. Chất lượng dân số của vùng dân tộc thiếu số cũng ở mức thấp nhất so với mức trung bình của cả nước. Qua tổng điều tra dân số cho thấy, một số dân tộc có xu hướng suy giảm, chất lượng dân số cũng phụ thuộc vào sức khỏe, vóc dáng con người...
Để xóa đói giàm nghèo bền vững và đạt được những thành tựu mới, thì chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 cần có sự đổi mới nhận thức tư duy, mục tiêu, phương pháp ... Chủ tịch có thể cho biết cụ thể vấn đề này?
CT K'sor Phước: Giải quyết đói nghèo phải nằm trong tổng thể chiến lược phát triển KT-XH của cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng; phải nhìn tổng quan toàn diện, trong đó có cả khách quan và chủ quan; đột phá về nhóm cơ sở hạ tầng là giao thông phải được đặt lên hàng đầu, phải làm tốt công tác phát triển giáo dục; chú trọng nguồn nhân lực, vai trò của người cán bộ. Tiếp theo là nhóm hỗ trợ cho phát triển sản xuất, thay đổi tập quán lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc, phải đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia.
Tôi cho rằng, các chính sách liên quan đến xã hội không nên giới hạn mà nên mở rộng cho các xã. Tiếp theo, cần gắn các chính sách với chiến lược kinh tế của cả nước và có các giải pháp cụ thể như giống cây, con; chuyển đổi về vật tư, kỹ thuật, dạy nghề và giải quyết việc làm phi nông nghiệp để chuyển giảm sức ép về nhu cầu đất sản xuất, nâng dần mức thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số. Những chính sách xã hội liên quan đến đặc thù vùng dân tộc thiểu số không nên chỉ giới hạn một số địa bàn khó khăn. Có thể chính sách vẫn là chung, nhưng chỉ khác nhau đối tượng và địa bàn. Ví dụ như chính sách giáo dục ở địa bàn này hoặc đối tượng dân tộc này có mức độ cao hơn, khác với dân tộc khác. Trên thực tế, ví dụ như Chương trình 135, rất ít xã tự giác xin ra khỏi diện đầu tư của chương trình mặc dù đã hoàn thiện được các mục tiêu của Chương trình, nhưng vẫn tiếp tục đề nghị được tham gia Chương trình. Đây là một hạn chế lớn của chính sách giảm nghèo hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phải thấy rằng, vai trò của Nhà nước và xã hội là rất lớn để có thể nâng cao chất lượng và mức độ giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc. Vai trò quyết định nằm ở ngay đối tượng hộ nghèo, tại các vùng nghèo và khả năng, nội lực của các hộ nghèo có đủ sức hấp thụ sự giúp đỡ của bên ngoài hay không và họ có tự lực vươn lên khắc phục khó khăn để làm giàu và hội nhập với cả nước hay không?
Chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 đã được xây dựng nhưng điều quan trọng là giải pháp thực hiện, vậy thưa Chủ tịch đâu là yếu tố đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu, chương trình đã đề ra ?
CT K'sor Phước: Ngoài việc đổi mới tư duy về xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020, vai trò hỗ trợ, sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số nói chung và các hộ nghèo nói riêng cực kỳ quan trọng và rất cần phải có; tiếp theo là vai trò tự lực, tự cường phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực lao động sản xuất, thi đua và giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế giỏi của chính các hộ nghèo. Điều quan trọng là bất cứ vùng dân tộc thiểu số nào muốn xóa đói giảm nghèo bền vững đều phải thực hiện một số vấn đề cơ bản như cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH tại địa phương; cơ bản khắc phục được tình trạng dân cư ở phân tán, tự phát; phải xóa bỏ được tập quán, thói quen lao động lạc hậu, xây dựng tác phong lao động mới, thích ứng với tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, trong từng hộ và cả cộng đồng.
Xin cám ơn Chủ tịch!

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì tồn tại và khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn rất nhiều, vậy xin Chủ tịch cho biết những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần vượt qua ?
CT K'sor Phước: Sau 12 năm triển khai Chương trình 135 về phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của cả nước. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội thiết yếu còn thiếu và chất lượng hạn chế. Đến nay, vẫn còn 535/1.848 xã đặc biệt khó khăn (chiếm 29% tổng số xã) chưa có đường hoặc chưa có đường nhựa; 204/1.848 xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 16,4% số xã chưa có trường, lớp kiên cố. Về dân trí, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước; thói quen, tập quán lao động sản xuất trong nhiều vùng còn lạc hậu; đa số các thôn, bản không có quy hoạch, các hộ dựng nhà ở tự phát... Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo còn một số hạn chế, bất cập như vấn đề văn hóa của các dân tộc thiểu số. Hiện nay nhiều vùng dân tộc thiểu số văn hóa đã bị mai một, pha tạp, chưa thực sự là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của đồng bào dân tộc, cho nên thụ hưởng những thành quả văn hóa chung của cả nước của vùng dân tộc rất thấp. Chất lượng dân số của vùng dân tộc thiếu số cũng ở mức thấp nhất so với mức trung bình của cả nước. Qua tổng điều tra dân số cho thấy, một số dân tộc có xu hướng suy giảm, chất lượng dân số cũng phụ thuộc vào sức khỏe, vóc dáng con người...
Để xóa đói giàm nghèo bền vững và đạt được những thành tựu mới, thì chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 cần có sự đổi mới nhận thức tư duy, mục tiêu, phương pháp ... Chủ tịch có thể cho biết cụ thể vấn đề này?
CT K'sor Phước: Giải quyết đói nghèo phải nằm trong tổng thể chiến lược phát triển KT-XH của cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng; phải nhìn tổng quan toàn diện, trong đó có cả khách quan và chủ quan; đột phá về nhóm cơ sở hạ tầng là giao thông phải được đặt lên hàng đầu, phải làm tốt công tác phát triển giáo dục; chú trọng nguồn nhân lực, vai trò của người cán bộ. Tiếp theo là nhóm hỗ trợ cho phát triển sản xuất, thay đổi tập quán lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc, phải đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia.
Tôi cho rằng, các chính sách liên quan đến xã hội không nên giới hạn mà nên mở rộng cho các xã. Tiếp theo, cần gắn các chính sách với chiến lược kinh tế của cả nước và có các giải pháp cụ thể như giống cây, con; chuyển đổi về vật tư, kỹ thuật, dạy nghề và giải quyết việc làm phi nông nghiệp để chuyển giảm sức ép về nhu cầu đất sản xuất, nâng dần mức thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số. Những chính sách xã hội liên quan đến đặc thù vùng dân tộc thiểu số không nên chỉ giới hạn một số địa bàn khó khăn. Có thể chính sách vẫn là chung, nhưng chỉ khác nhau đối tượng và địa bàn. Ví dụ như chính sách giáo dục ở địa bàn này hoặc đối tượng dân tộc này có mức độ cao hơn, khác với dân tộc khác. Trên thực tế, ví dụ như Chương trình 135, rất ít xã tự giác xin ra khỏi diện đầu tư của chương trình mặc dù đã hoàn thiện được các mục tiêu của Chương trình, nhưng vẫn tiếp tục đề nghị được tham gia Chương trình. Đây là một hạn chế lớn của chính sách giảm nghèo hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phải thấy rằng, vai trò của Nhà nước và xã hội là rất lớn để có thể nâng cao chất lượng và mức độ giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc. Vai trò quyết định nằm ở ngay đối tượng hộ nghèo, tại các vùng nghèo và khả năng, nội lực của các hộ nghèo có đủ sức hấp thụ sự giúp đỡ của bên ngoài hay không và họ có tự lực vươn lên khắc phục khó khăn để làm giàu và hội nhập với cả nước hay không?
Chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 đã được xây dựng nhưng điều quan trọng là giải pháp thực hiện, vậy thưa Chủ tịch đâu là yếu tố đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu, chương trình đã đề ra ?
CT K'sor Phước: Ngoài việc đổi mới tư duy về xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020, vai trò hỗ trợ, sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số nói chung và các hộ nghèo nói riêng cực kỳ quan trọng và rất cần phải có; tiếp theo là vai trò tự lực, tự cường phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực lao động sản xuất, thi đua và giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế giỏi của chính các hộ nghèo. Điều quan trọng là bất cứ vùng dân tộc thiểu số nào muốn xóa đói giảm nghèo bền vững đều phải thực hiện một số vấn đề cơ bản như cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH tại địa phương; cơ bản khắc phục được tình trạng dân cư ở phân tán, tự phát; phải xóa bỏ được tập quán, thói quen lao động lạc hậu, xây dựng tác phong lao động mới, thích ứng với tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, trong từng hộ và cả cộng đồng.
Xin cám ơn Chủ tịch!