Hãy là ngọn đèn để soi sáng chính mình

06/02/2008 00:00

Chắc chắn, những ai biết Ông đều đồng thuận với nhận định của Tổng biên tập Báo NĐBND- Ông là bộ óc lớn của Phật giáo Việt Nam đương đại. Ở Ông là sự thao thức, hòa trộn triết lý, tư duy của đạo Phật với tiềm thức dân tộc, thao thức về sự đề kháng, bung dậy sức mạnh tình thần của dân tộc trong mọi thời đại. Ở Ông, còn là những chiêm nghiệm sâu sắc- trăng lên chiêm nghiệm được bài học của trăng lên, trăng lặn tiếp nhận được bài học từ trăng lặn, là hoa nở có bài học của hoa nở, hoa tàn có giá trị của hoa tàn.

Hãy là ngọn đèn để soi sáng chính mình ảnh 1

      Hãy thiển cận mà nghĩ như đầu xuân đi lễ chùa, NĐBND tiếp cận với Ông, tiếp cận với triết lý Phật giáo, với tư duy nhân bản và cấp tiến về dân tộc, về dân chủ, về Quốc hội, về nhân tình thế thái- Ông như một sự trợ duyên, như một sự hướng thiện và điềm lành cho năm mới Mậu Tý.
      Bộ óc lớn ấy là ĐBQH, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM , TIẾN SỸ KHOA HỌC, HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN.
      Là ý thức đề kháng, là tiềm thức dân tộc
      - Chiều dài của hơn 2.000 năm nhập thế, có lẽ cũng đã đủ để nói lên một điều rằng: Phật giáo Việt Nam  trường tồn cùng dân tộc. Và trong hành trình dài ấy, nếu thật ngắn gọn thì có thể nói đóng góp lớn nhất, quan trọng nhất... của Phật giáo đối với dân tộc là gì, thưa Hòa

      - Vâng, Phật giáo làm cho xứ sở nở hoa trí tuệ. Thưa Hòa thượng, khế cơ- hoa trí tuệ của hiện tại được hiểu như thế nào?

      - Khế cơ là bây giờ là “Đạo pháp- Dân tộc- Xã hội chủ nghĩa”. Tôi muốn nhấn mạnh khế cơ bây giờ là xã hội chủ nghĩa. Qua mỗi thời đại, thể chế chính trị xã hội khác nhau. Thật ra trong dân tộc đã có thể chế chính trị rồi. Dân tộc là phong tục, là tập quán, là ngôn ngữ, là truyền thống, là thể chế chính trị. Phật giáo đi đến thời đại nào thì có thể chế chính trị đó. Và thời đại hiện nay của chúng ta là xã hội chủ nghĩa. Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 5 vừa qua cử quốc ca, có niệm phật, có chào cờ của Phật giáo, mặc niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng dân tộc. Sự gắn bó giữa dân tộc và Phật giáo thật rõ ràng.

thượng?
      - Phật giáo từ Ấn Độ qua Việt Nam, như vô hình dẫn dắt. Phật giáo tự đến, nằm ngoài sự chủ động của người Việt. Tự đến và được chấp nhận, được tiếp thu và phát triển mạnh. Sơ khai, người Việt đã hội nhập quốc tế bằng cách đó và giao lưu văn hóa với quốc tế chính là từ đó. Nhưng người Việt tiếp thu một cách chủ động, tiếp thu mà không lệ thuộc, tiếp thu mà không bị ảnh hưởng từ Phật giáo của Trung Quốc. Đây chính là ý thức đề kháng, là tiềm thức dân tộc- tiềm thức có chủ ý. Bởi, những người theo đạo Phật chính là con em của dân tộc. Sự đồng hành của Phật giáo dân tộc có từ  đó và bắt đầu từ thời đó. Đóng góp lớn nhất của Phật giáo đối với dân tộc là ý thức dân tộc. 

      

- Từ cả nghìn năm trước, tiếp thu giáo lý của đạo Phật, người Việt đã chủ động để không đánh mất mình, chủ động để không bị lệ thuộc. Phải chăng, giáo lý của đạo Phật có sự đồng điệu với tính cách Việt nên đã khơi dậy ý thức đề kháng? 
       Giáo lý của Phật giáo thích ứng với văn hóa, với tập quán của dân tộc. Bởi đạo Phật không thờ đấng thượng đế, khi vào Việt Nam, người theo đạo Phật vẫn thờ ông bà, tổ tiên và anh hùng dân tộc của mình. Đạo Phật vì con người, hạnh phúc của con người, giúp con người loại trừ nỗi khổ đau. Hàng nghìn năm trước, dân nước mình luôn bị thiên tai, hạn hán đe dọa và sức ép phương Bắc. Trong điều kiện đó, tiếp thu giáo lý từ bi của đạo Phật con người dễ được an ủi mà không bị đánh mất mình. Đó là lý do Phật giáo được nuôi dưỡng và phát triển trong lòng dân tộc. 

      Trong triết lý đạo Phật có 2 tính chất: Tính chất khế lý và tính chất khế cơ. Tính chất khế lý giúp con người thoát khỏi phiền não, khổ đau. Ngoài khổ đau về vật chất, về cuộc đời, về  kinh tế mà xã hội đem lại thì còn có khổ đau tâm lý do tham, sân, si đem lại. Phật giáo đi nhiều vào khía cạnh tham sân si hơn, giải thoát khổ đau tâm lý, giải phóng tâm lý, tạo ra sức mạnh tâm lý. Khi vô ngã, vô tham, vô sân, vô si, con người không sợ hãi nữa mà có sức mạnh, sức mạnh bùng phát- Sức mạnh tinh thần. Sức mạnh này mới đề kháng lớn với sức mạnh của Nho giáo phương Bắc. Tính chất này có trong triết lý đạo Phật là khế cơ.

      - Dạ, nếu được nghe diễn giải như thế thì tính chất khế lý thật dễ hiểu. Tính chất khế cơ mang đậm ngôn ngữ và triết lý của đạo Phật, có lẽ cũng không phải là xa lạ đối với những người ngoại đạo, thưa Hòa thượng?
      - Khế cơ là Phật giáo thâm nhập vùng đất bằng cách  theo phong tục, tập quán của nơi đó và làm cho văn hóa xứ sở đó nở hoa. Đó là hoa của trí tuệ, của tình thương. Vì thế nên Phật giáo mới có một sự đồng hành với dân tộc, với con người Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 5 vừa qua, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng có nhắc đến hai từ “đồng hành”- Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc. Đồng hành là đi song song với nhau. Cá nhân tôi muốn nói mạnh hơn một chút, là Phật giáo Việt Nam đi chung con thuyền với dân tộc. Đồng hành có thể không bảo vệ nhau nhưng đi chung con thuyền phải bảo vệ nhau, thuyền đắm thì cả hai đều đắm. Điều này là sự thật, là lịch sử, chứ không phải là miễn cưỡng. 
      - Chung con thuyền- không phải là hành động mới nhưng dường như là một khái niệm mới? 
      - “Chung con thuyền” là sự thao thức lớn lắm, một dòng văn nho nhỏ không thấy đâu, và tôi không nói theo cảm hứng của riêng mình. Chung con thuyền- chung một sinh mệnh. Đất nước hưng thịnh thì đạo Phật hưng thịnh. Khi đất nước lâm nguy là đạo Phật cũng lâm nguy. Và điều này lịch sử đã chứng minh. Nếu cứ chấp tướng, cứ quân quân thần thần thì tinh thần tự chủ, đề kháng sẽ yếu- Như thế là thiếu tính tự chủ độc lập và thiếu tự trọng. 
      - Như thế, nếu nói rằng đạo Phật không phải là của... riêng Phật giáo- cũng không phải là miễn cưỡng chứ?
      - Đạo Phật không phải chỉ là của riêng Phật giáo- Nói như vậy là đơn giản quá. Đạo Phật của dân tộc. Dân tộc mạnh thì Phật giáo mạnh. Ở thượng tầng được tổ chức rất vững nhưng nếu không nắm vững được quần chúng thì người khác sẽ xen vào. Thành thử phải ý thức rất rõ Phật giáo của dân tộc và dân tộc của Phật giáo. Tôi nhớ lại Hòa thượng Già Lam (Hòa thượng Thích Trí Thụ)- Chủ tịch đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nói: Phật giáo phục vụ tốt cho dân tộc, đó là Phật sự. Quốc sự là Phật sự mà Phật sự là Quốc sự. Làm việc phục vụ đời chính là đạo. Người chân tu làm “thị giả chúng sinh” tức là làm “tôi tớ chúng sinh”, chứ không phải là bắt chúng sinh tôn thờ mình. Dân tộc đang cần trí tuệ. Thì đạo Phật cần đóng góp về tư duy. Đóng góp trí tuệ, đóng góp tư duy sẽ là cách đóng góp tích cực hơn.

      - Và theo Hòa thượng thì tư duy cần đóng góp ấy sẽ là gì, nhất là trong lúc dân tộc ta, nước Việt ta đang vươn ra hội nhập với thế giới?
      - “Dĩ bất biến ứng vạn biến” -Phương châm đối ngoại của Cụ Hồ Chủ Tịch là  tư tưởng chỉ đạo hành động đối ngoại của mọi thời đại. Đạo phật có câu “tùy duyên như bất biến”. 
      Nếu trước đây nói là bạn thù phải rõ ràng, thì nay là lỗi thời. Làm gì có ai mãi mãi là bạn mà chẳng có ai mãi mãi là thù. Tinh thần vô thường, vô ngã của đạo Phật cũng là ở đó. Vô thường là bởi vì sự vật luôn di động, mà nói như Kark Mark là dòng biện chứng không ngừng trôi chảy. Vậy là mâu thuẫn hay sao? Không, không mâu thuẫn đâu. Nếu nói bạn thù phải rõ ràng- là tư duy sai, dẫn đến hành động sai. Trong hành trình hội nhập phải biết chấp nhận bất đồng. Hội nhập mà vẫn giữ mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đó chính là “dĩ bất biến ứng vạn biến” hay “tùy duyên như bất biến”. Một người có thể là bạn, cũng có thể là thù. Nếu như ngày hôm nay họ đem tới cái lợi, lợi cho cả hai bên thì họ là đối tác. Nhưng mai, nếu họ gây khó khăn, phản bội lại thỏa ước thì lại là thù... Như vậy tất cả là vô thường, không có gì là cố định. Đạo Phật không phải tiêu cực và bi quan như nhiều người vẫn nghĩ mà là nhận thức rất đúng. Không nên ngạc nhiên về cuộc sống. Phải đi vô thực chất chứ không phải là chủ nghĩa hình thức. Phật giáo cần phải có đóng góp về trí tuệ, đóng góp tư tưởng mới là quan trọng, để soi sáng nhận thức. Đạo Phật vô ngã là vậy, khó có thể chỉ đâu là đạo Phật, đâu không phải là đạo Phật. Nhưng mà cái gì đem lại hạnh phúc cho con người, giúp con người ra khỏi phiền não, thì đó là đạo Phật. 
      Và QH là nơi tiếp đăng
      (Làm ĐBQH có trái với tu không? Đây không phải là câu hỏi của NĐBND, Hòa thượng Thích Chơn Thiện như độc thoại về Phật sự và Quốc sự: Không, Làm ĐBQH không trái với tu. Cái tâm mình vẫn thanh thản, trong sáng. Nói rằng tham gia hoạt động QH là không hợp đạo Phật là vô lý lắm. Quan niệm rằng Phật sự là phải ở chùa là sai lầm lắm. Với đạo Phật, khi mình làm việc với mục tiêu thiện thì tất cả việc làm đều là thiện; Còn khi mình làm với mục tiêu không thiện thì việc làm dù như là thiện lại đều là không thiện. Ngay cả khi bố thí hay cúng dường mà làm với dã tâm thì là bất thiện. Tham gia vào hoạt động của cơ quan lập pháp, nếu làm bằng cái tâm, tốt cho quốc gia thì là làm điều thiện, hợp với đạo, với Phật sự, là phụng sự chúng sinh. Điều đó là do cái tâm của mình, là tự mình biết chứ không do người khác đánh giá...).
      - Dạ, xin phép được đọc lại một câu Đức Phật răn về sự tin tưởng đối với khả năng vô hạn của một hành giả trên con đường giác ngộ: Hãy làm ngọn đèn cho chính mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, nỗ lực cho sự giải thoát của chính mình...
      - Đấy là nói theo lối mới. Đức Phật dạy “hãy là hòn đảo để an trú”. Và cũng có thể nói là “hãy là ngọn đèn để soi sáng chính mình”- Ngọn đèn của trí tuệ, ánh sáng của trí tuệ. Mình phải tự làm sáng tâm hồn mình, trí tuệ của mình. Hãy làm ngọn đèn để soi sáng chính mình. Hãy dùng trí tuệ để nhận định vấn đề, đánh giá vấn đề. Với QH thì điều đó lại càng cần. Tôi vô QH học được nhiều lắm. Thậm chí học được từ cái bắt tay với nữ đại biểu. Lúc đầu họ nhìn mình cũng lạ lùng và ngại lắm vì không biết phải tiếp xúc với tu sỹ ra sao- tương giao có khoảng cách. Triết lý vô ngã của đạo Phật giúp con người tiến bộ và nhân bản hơn. Vô ngã- khi không có cái tôi nữa thì mình học được người ta. Là nói cách nào để người không khó chịu. Nhìn cách nào để người đừng khó chịu. Nói người ta bình an. Nhìn người ta bình an. Kinh Kim Ca có nói thế này “nhất thiết thế gian pháp, giai thị phi phật pháp” tức là “mọi sự hiện hữu đều là phật pháp...”. Hãy soi rọi cho chính mình, là ngọn đèn giúp chính mình thấy được vấn đề, đánh giá con người tốt hơn. Hãy nhìn sự vật đúng như sự vật đang là. Đó là cái nhìn Phật giáo. Phật giáo không có gì là bí hiểm, xa lạ. 

       - Từ đó khiến chúng ta không thể không tư duy thêm về dân chủ, thưa Hòa thượng?
      - Vấn đề dân chủ mở dần dần, tất nhiên phải có hàng rào an toàn. Nhưng tư duy mà áp đặt là hỏng. Ở thời chiến thì hình mẫu lý tưởng, giá trị lý tưởng là người chiến sỹ. Nhưng thời bình thì không phải thế, lại là doanh nhân. Cho nên tìm một cái mẫu cố định khó lắm. Mới có câu dạy là “mẫu mà không mẫu”. QH cũng vậy, QH đưa ra những chỉ đạo cơ bản, là chỉ đường cho người ta đi thôi chứ không đi thay. Đó là tiếp sáng hay còn gọi là tiếp đăng. Mà người sau phải giỏi hơn người trước thì mới tiến bộ (Thế hệ sau mà bằng thế hệ trước là hỏng rồi). Thế mới làm cho sức mạnh, tiềm lực của dân tộc bung dậy, sức mạnh tinh thần của dân tộc bung dậy. 
      - Mỗi người là chủ nhân của chính họ, mỗi ĐBQH càng phải là chủ nhân của chính họ?
      - Châm ngôn của người Mỹ là “be your self”- hãy là chính mình. Cũng nên coi đó châm ngôn giáo dục. Giáo dục để giúp cho người ta trở thành chính người ta, chứ không phải trở thành một hình mẫu nào đó. Nếu không là chính mình thì sẽ làm thui chột sáng tạo và tàn hại cuộc đời. “Be your self”- Hãy là chính mình. Và như thế mới trưởng thành. Con người trưởng thành là con người được làm chính mình, còn đúng- sai là trách nhiệm tự thân. Hãy để cho con người được tự lập. Giáo dục cần phải khơi dậy, phải hộ sinh trí não, là giúp tư duy bung nở chứ không tư duy thay. Con người chỉ sáng tạo được khi người đó độc lập. Thế mới là nhân bản, là gốc người. 
      Xin Hòa thượng quay trở lại một chút với cải tiến của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng về đề cao vai trò cá nhân của ĐBQH...
      - Đặt mỗi cá nhân, mỗi ĐBQH vào trung tâm của sự đối mới là tư duy chiến lược. Tư duy rất chiến lược và giúp mỗi cá nhân tỉnh thức chứ không trói buộc. Chính tư duy này mới bảo vệ được đất nước, bảo vệ dân tộc. Vấn đề còn lại là ở mỗi cá nhân ĐBQH. Mỗi ĐBQH mà không đổi mới thì khi chính sách đổi mới sẽ bị phản kháng ngay, gặp lực cản ngay. 
      - Dạ, có phải Đức Phật đã đưa ra phương cách giải thoát con người khỏi sự nô lệ của giáo điều bằng lời khuyên, đại ý diễn giải bằng lời của người ngoại đạo là: Hãy xem xét, kiểm chứng, kiểm nghiệm rồi sau đó mới chấp nhận hoặc bác bỏ bất kỳ một ý tưởng hay học thuyết nào? Nếu đúng là như thế thì quả như lời Hòa thượng lúc trước, với hoạt động của QH cũng “khó có thể chỉ ra đâu là đạo Phật”?
      - Đức Phật nói: Đừng vội tin những gì, dù là tin đồn; Đừng vội tin những gì, dù là từ bản báo cáo; Đừng vội tin những gì, dù điều đó là từ cửa miệng người truyền giáo nói ra; Đừng vội tin, dù đó là kinh điển...Nhưng hãy tin những gì vừa đem lại điều lợi cho cả người và mình, cùng một lúc trong hiện tại và tương lai. 
      Hãy coi đó như một chân lý sống. Đó là tư duy chỉ hướng. Tin mà không có kiểm chứng là mù quáng. Tin có nghĩa là phải hiểu. Tin là phải có căn cứ. Tin có nghĩa là thấy, là cảm nghiệm. Đức Phật còn nói: Ngay cả lời Như Lai cũng đừng vội tin. Hãy kiểm chứng đã. Tức là niềm tin phải có trí tuệ, lý trí và sát thực tế. Cuộc sống chính là nơi để kiểm nghiệm lòng tin. Với hoạt động của QH, lời Đức Phật dạy có nhiều điều tốt lắm. Bởi, Đức Phật dạy “tin ta mà không hiểu ta là bài báng ta”. Đó là những lời hiền triết. Triết lý đạo Phật thú vị lắm vì mình không bị tổn thương, không bị ai ra lệnh cả. Ra lệnh mà áp đặt là không nên. Lãnh đạo cũng chỉ nên gợi ý thôi. Như thế nhân bản hơn.
      - Và lời đức Phật dạy lại càng trở nên đúng với thuộc tính phản biện của QH?
      - Khi kết luận hoặc quyết định về một vấn đề nào đó mà không có cơ sở thì không phải người hành động và càng không phải người hành động đúng. Ví dụ, khi khẳng định: Cần phải đóng học phí thì phải có thực tế. Thực tế đó là ngân sách nhà nước dành cho giáo dục rồi, có cần phải đóng góp thêm không? Nếu ngân sách nhà nước không đủ, phải đóng góp thì kinh tế của dân mình có đủ sức để đóng không? Đóng học phí có thực sự đem lại chất lượng giáo dục cao hơn không? Phải kiểm chứng và phải đi tìm hiểu trong thực tế chứ không thể tư duy tháp ngà được. Phải hỏi quần chúng, hỏi nhiều nơi rồi mới đi đến quyết định. Và khi thực hiện cũng phải kiểm chứng để xem phản ứng của nhân dân thế nào. Phải kiểm chứng cả trước và sau khi thực hiện. 
      Đời sống như một dòng chảy, phải thay đổi cho hợp. Chứ cứ áp dụng định thức của ngày hôm nay cho 5 năm sau là không được. Không thể đưa ra một định thức cố định nào vì cuộc sống là dòng biện chứng trôi chảy. Triết lý của đạo Phật chính là cuộc đời, là nói lên sự thật gần nhất và

      - “Hãy là ngọn đèn để soi sáng chính mình”- Chắc chắn Hòa thượng không quên một cải tiến hồi đầu Kỳ họp thứ Hai, QH Khóa XII- Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đề xuất rằng: Cá nhân ĐBQH phải là trung tâm của đổi mới, ĐBQH phải đề cao vai trò cá nhân trong hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao. Xin được liên tưởng về sự giao hòa giữa “ngọn đèn” với các cá nhân ĐBQH...

      - Đây là sự gặp gỡ lớn về tư tưởng, tinh thần của đạo Phật. Đó mới là đích đến. Mỗi cá nhân không sáng làm sao mà sáng cả tập thể được? QH là nơi tập trung tư tưởng, tập trung sức mạnh tư duy của nhiều người, là nơi kết hợp ánh sáng. Mỗi ĐBQH phải tự sáng, phải có ánh sáng riêng đã. Mỗi người phải trở về chính mình khi đó mới có sáng tạo. Có độc lập, tự chủ mới có sáng tạo. Đổi mới này rất đúng và rất nhân bản. Đèn mà không có ánh sáng là đèn lu thì tập hợp làm chi?

sát nhất về cuộc đời là thấy sự vật như sự vật đang là. Làm được điều này khó lắm. Đưa ra tư duy nào thì có nghĩa là tư duy đó phải sống với thời gian. Đưa ra công thức là hỏng nhưng đưa tư duy thì không bao giờ mất. Ví dụ đưa tư duy lập pháp sáng, tư duy giám sát sáng, tư duy quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia sáng- là tư duy sống cùng thời gian, không bao giờ mất.

    

  - Triết lý đạo Phật rất gần gũi, thưa Hòa thượng?
      - Thật lầm tưởng theo đạo Phật là để tu thành thánh. Chúng tôi không muốn thành thánh. Chúng tôi muốn yêu thương xã hội, quê hương. Yêu cho sáng, yêu cho tốt. Tốt nhất là vô ngã. Vô ngã là quên mình đi chứ không phải là không biết gì. Khi nào đừng nghĩ về chính mình thì làm việc và cống hiến rất hiệu quả. Mà với QH, nếu  các ĐBQH đều quên mình thì QH mạnh biết chừng nào. Đó là giáo lý và giáo lý này làm bung dậy sức mạnh tiềm tàng, sức mạnh tâm lý của dân tộc. Một nhà văn Pháp nói: “Tôi tin nhất sự hiện hữu của vũ trụ, đến độ khi tôi chích kim vào thân cây, tôi thấy máu chảy”. Phải biết đồng hóa. Một bài hát mà rung động lòng yêu nước do người sáng tác cũng phải có lòng yêu nước thực sự và thổi hồn vào tác phẩm. Chứ cứ ngồi im mà sáng tác cho ra bài hát yêu nước thì nghi ngờ lắm. Như thế là giáo điều, buồn bã lắm, thà đừng hát còn hơn.

      

Lời kết- không phải là lời kết của NĐBND. Vẫn lại là độc thoại của Hòa thượng Thích Chơn Thiện: Phật giáo có hệ thống tâm lý thực nghiệm sâu sắc để mình phải tự biết mình, phải tự soi sáng chính mình. Biết mình thì mới biết lỗi để mà phê và tự phê. Những người nghe câu phê và tự phê vẫn thấy khó chịu là cái ngã vẫn lớn lắm. Còn những ai muốn đi vào chân lý, muốn thể nghiệm chân lý, thì nghe phê và tự phê là rung động lắm. Bởi ở đó mới không có tư dục, tư lợi. Như thế mới công tâm, mới mở cửa tâm hồn được. Cái đó là nguồn sống lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Nhị Nga thực hiện