HĐDT và các Ủy ban của QH Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh: Công đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình lập pháp

27/12/2007 00:00

Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH là một công đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình lập pháp. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan của QH.

      Trong những năm qua, hoạt động thẩm tra các dự án Luật đã được tăng cường một bước. Với không khí dân chủ, tại các phiên họp thẩm tra, các ĐBQH là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đã thảo luận thẳng thắn, đi sâu phân tích các nội dung cụ thể của dự án luật hay pháp lệnh, chỉ ra những mặt được, chưa được và kiến nghị các phương án hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh.

02-Cong-doan-36107-300A1.jpg

      Thẩm tra chính sách cụ thể của một đạo luật chính là thẩm tra hệ thống các quan điểm về lợi ích    

      Trước hết, các báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban chủ trì thẩm tra luôn luôn thể hiện đúng đắn các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Chất lượng các báo cáo thẩm tra ngày càng được nâng cao, có tính phản biện, có cơ sở thực tiễn, có căn cứ pháp luật và khoa học, tạo điều kiện cho QH, UBTVQH xem xét thảo luận. Trong quá trình thẩm tra, các ĐBQH là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đã phát huy trí tuệ, thể hiện sự hiểu biết và bản lĩnh của mình bảo vệ q

      Pháp luật hiện hành quy định: Dự án luật, dự án pháp lệnh có thể được thẩm tra một lần hoặc nhiều lần. Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình UBTVQH để xin ý kiến thì phải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra sơ bộ. Đối với dự án luật trình QH, dự án pháp lệnh trình UBTVQH xem xét quyết định, thông qua, thì phải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức.

uan điểm, đường lối của Đảng, tỏ rõ chính kiến của mình đối với những biểu hiện hữu khuynh, cục bộ trong các dự án luật hay pháp lệnh. Nhờ đó, chất lượng của dự án luật, pháp lệnh được thông qua tốt hơn so với giai đoạn soạn thảo dự án.

      Tuy nhiên, hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh nói riêng cũng cómột số tồn tại. Hoạt động thẩm tra mới chỉ dựa vào quan điểm đường lối chính sách thể hiện trong các nghị quyết của Đảng để thẩm tra nên khó phát hiện được những khiếm khuyết của các chính sách cụ thể mà dự thảo luật hay pháp lệnh đã thể hiện. Nhiều khi các cuộc họp thẩm tra chỉ tập trung  vào phân tích sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án, sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối chủ trương chính sách của Đảng và câu chữ, kỹ thuật soạn thảo. Còn người soạn thảo Luật (kể cả cố

      Thẩm tra sơ bộ khác thẩm tra chính thức ở chỗ nào? Phải chăng cuộc họp thẩm tra sơ bộ thì ít người, chỉ có thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, còn thẩm tra chính thức nhiều người hơn? Luật cần quy định cụ thể hai hình thức thẩm tra này. Điều kiện để một cuộc họp thẩm tra chính thức hợp lệ cần có bao nhiêu thành viên, có bắt buộc có chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu tác động trực tiếp tham dự hay không? Trong cuộc họp thẩm tra, nếu có các ý kiến khác nhau có biểu quyết để viết rõ trong bản thẩm tra không? Nội dung thẩm tra bắt buộc là gì? Thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất có bắt buộc thể hiện thành văn bản không? Phương thức thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật của Ủy ban Pháp luật ra sao?

ý hay vô tình) mắc các sai sót trong việc quy định về các chính sách ở cấp độ cụ thể. Chính vì hoạt động thẩm tra chưa phát hiện được những sai sót đó nên đôi khi chất lượng của luật không cao, một số điều luật chưa phản ánh đúng đắn nhu cầu của cuộc sống, tính dự báo cao, tính khả thi chưa cao. Nên một số quy định của luật, pháp lệnh, sau khi ban hành khó đi vào cuộc sống, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần, có những quy định ngay sau khi ban hành đã nảy sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung. Cũng cần phải thấy rằng, việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban còn khép kín, chưa thật sự là một hoạt động “mở” để thu hút đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, những người là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của dự án luật hay pháp lệnh tham gia vào quá trình thẩm tra. 

      Sắp tới QH sẽ xem xét thông qua dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Liên quan đến hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh- là vấn đề chính sách thể hiện trong các dự án luật và pháp lệnh. Lâu nay dư luận thường nói nhiều đến quy trình lập pháp ở nước ta thiếu công đoạn hoạch định chính sách, nên chất lượng lập pháp thấp. Vấn đề cơ bản là xây dựng một hệ thống chính sách đúng đắn cho một đạo luật, còn việc soạn thảo chỉ cần giao cho một số người có kỹ năng lập pháp thể hiện ra thành các điều luật là xong. Tuy nhiên, thế nào là chính sách của một đạo luật thì ít ai đề cập đến và cũng chưa ai hình dung ra một cách rạch ròi, cụ thể nó là gì? Trong một đạo luật có những loại chính sách gì? 

      Chính sách của một đạo luật, ở cấp độ chung đó là quan điểm đường lối của Đảng về lĩnh vực mà đạo luật đó điều chỉnh. Xây dựng luật đồng nhất với việc thể chế đường lối quan điểm của Đảng. Chính sách của một đạo Luật còn là một hệ thống các quan điểm ở cấp độ cụ thể thuộc nội dung điều chỉnh của dự án Luật. Các quan điểm cụ thể này là các giá trị mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ thể hiện đúng đắn lợi ích cụ thể của nhà nước, xã hội và cá nhân mỗi người công dân. Chính sách dưới dạng này là một hệ thống các quan điểm về lợi ích: Lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của người công dân thể hiện trong đạo luật. Bởi suy cho cùng thì phía sau việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của các điều luật  là các lợi ích. Đó chính là các giá trị cơ bản cần được thể hiện thành các điều luật trong một đạo luật. Vì vậy,  xây dựng được hệ thống các chính sách cụ thể này là hình dung được nội dung cụ thể của một dự án Luật.

02-Cong-doan-36107-300A3.jpg

       Với quan niệm về chính sách như nói trên thì thẩm tra các dự án Luật, pháp lệnh là xem xét, đánh giá, phản biện các chính sách thể hiện trong dự án Luật. Đối với các chính sách ở cấp độ chung, thì công tác thẩm tra sẽ là xem xét các điều luật trong dự thảo có thể chế hóa đúng đắn đường lối quan điểm của Đảng hay không? Đối với các chính sách ở cấp độ cụ thể, thì công tác thẩm tra sẽ là tập trung xem xét, đánh giá, phản biện các quy định trong dự thảo có hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân hay không? Đó có phải là các giá trị mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ hay không? Lợi ích nhà nước, xã hội và công dân được thể hiện như thế nào trong dự án Luật? Thông qua hoạt động thẩm tra các dự án luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH thay mặt nhân dân, đại diện cho nhân dân kiểm tra lại các chính sách thể hiện trong dự án luật, chỉ ra những chính sách chưa đúng, chưa phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Kết quả  thẩm tra chính là bản báo cáo thẩm tra. Bản báo cáo đó chỉ ra các luận cứ khoa học và thực tiễn về các chính sách trong dự án luật phù hợp hay không phù hợp, đúng hay sai; Đầy đủ, hoàn thiện hay còn khiếm khuyết đểQH có cơ sở xem xét, thảo luận, thông qua.
      Để nâng cao chất lượng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, cần bổ sung vào quy trình lập pháp hiện hành giai đoạn xây dựng, hoạch định chính sách. Thông thường thẩm tra chính sách phải xem xét nó trên ba khía cạnh: Sự tác động và ảnh hưởng xấu tốt đến các vấn đề xã hội; Hiệu quả kinh tế trước mắt, lâu dài; Chi phí về kinh tế phải bỏ ra để thực hiện chính sách. Và về khía cạnh pháp lý, phải xem xem chính sách đó có thống nhất với các chính sách khác do các văn bản pháp luật khác đã điều chỉnh hay không? Cần phải sửa đổi hay bãi bỏ chính sách nào đã có? Để thực hiện chính sách này cần những chủ trương gì? Có thuận lợi khó khăn gì cho nhà nước và công dân trong việc thực hiện chính sách đó? Đề nghị bổ sung vào quy trình lập pháp hiện hành quy định: Khi tiến hành thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh phải tập trung thẩm tra hệ thống chính sách thể hiện trong dự án luật, pháp lệnh đó.

02-Cong-doan-36107-300A2.jpg

      Phải là một quá trình mở
      Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH là một quá trình “mở”. Thẩm tra chính sách thể hiện trong các dự án luật, pháp lệnh là một công việc khó và phức tạp nên trước hết đòi hỏi các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH- phải giàu trí tuệ, phải am tường cuộc sống, hiểu ý nguyện của nhân dân. Một chính sách có thể có nhiều ý kiến khác nhau và có nhiều phương án điều chỉnh pháp luật khác nhau. Phải biết lắng nghe, tìm kiếm các nhân tố hợp lý trong mỗi phương án, mỗi ý kiến để hình thành chính sách tối ưu nhất và phương án điều chỉnh pháp luật hiệu quả nhất. Chính sách pháp luật suy cho cùng là các lợi ích, nhiều trường hợp, chính sách tối ưu nhất là sự thỏa hiệp giữa các phương án. Vì vậy, dự án Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật (sửa đổi) cần quy định bắt buộc về việc tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án Luật trong quá trình thẩm tra (hoặc trong phiên họp thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH). 
      Thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật được giao cho Ủy ban Pháp luật đảm nhiệm. Thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật, thực chất là thẩm tra tính thống nhất về nội dung của hệ thống các chính sách, chẳng những là chính sách trong một dự án luật, pháp lệnh phải thống nhất mà còn là sự thống nhất của toàn bộ chính sách thể hiện ở tất cả các văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống pháp luật của nhà nước. Việc giao nhiệm vụ này cho một UB của QH như quy định của pháp luật hiện hành là phù hợp. Tuy nhiên, đây là một công việc khó khăn và phức tạp, một mình Ủy ban Pháp luật không thể làm có chất lượng nếu không có sự hợp sức của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác. Vì thế Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cần quy định cụ thể sự phối hợp này. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban phải có trách nhiệm thẩm tra bảo đảm tính thống nhất về nội dung của các chính sách giữa các văn bản thuộc thẩm quyền mình thẩm tra. Còn Ủy ban pháp luật chịu trách nhiệm thẩm tra tính thống nhất của nội dung các chính sách giữa các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác nhau.

Gs, Ts Trần Ngọc Đường