Điều kỳ diệu nhất ở Disneyland

04/01/2007 00:00

Chúng ta từng biết đến Walt Disney như người sáng lập ra Disneyland, cha đẻ của chú chuột Mickey hay Aesop của thế kỷ XX. Năm 2006 kỷ niệm 40 năm ngày mất của ông - một trong những con người vĩ đại nhất trong làng giải trí thế giới.

      
04-dieu-ky-dieu-300-A1.jpg

      Kể từ khi chuột Mickey ra đời, những kiệt tác trước đó như Snow White and the Seven Dwarfs (Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn) và Fantasia (Khúc ngẫu hứng) bỗng chốc trở nên đơn điệu và nhàm chán. Giới phê bình “đổ xô” vào Disneyland, đánh giá nó như một trung tâm thương mại của Hollywood và khu vực thượng trung của Trung Mỹ.
      Nếu như trong cuốn sách The Disney Version (Phiên bản Disney), xuất bản năm 1968, Richard Schickel đã tố cáo Disney như “một trò cười vô học” hay “một kẻ tư bản”, thì những năm gần đây, cả thế giới đã bị cuốn vào “cơn lốc Disney”. Cuốn sách The Magic Kingdom (Thiên đường huyền diệu), xuất bản năm 1998 của Steven Watts đã mô tả Disney như vị kiến trúc sư tối quan trọng của hệ thống kiến trúc văn hóa Mỹ đương đại và một nhà thông ngôn lỗi lạc cho một thế giới đầy kỳ bí của nước Mỹ. Còn cuốn tiểu sử gần đây về Disney Walt Disney của Neal Gabler lại đưa ra nhận định vô cùng ưu ái và thiện cảm về Walt Disney: ông không chỉ tạo ra một loại hình nghệ thuật mới (phim hoạt hình) mà còn “thay đổi cả thế giới”.

04-dieu-ky-dieu-300-A2.jpg
04-Chuot-Mickey300A4.jpg

      Walt Disney đã làm thay đổi Gabler ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, thay đổi những suy nghĩ của Gabler trước những giá trị văn hóa truyền thống, những tín ngưỡng lâu đời và lòng bao dung... Ông đã cùng Disney biến “văn hóa Mỹ trở thành một nền văn hóa có sức chi phối toàn cầu”. Và giờ đây, trong cuốn tiểu sử về con người vỹ đại ấy, người đặt nền móng cho sự phát triển của phim hoạt hình, Gabler đã dẫn độc giả đi qua cuộc đời Disney, từ tuổi thơ ở miền Trung tây đến “Bác Walt” của nước Mỹ và ông chủ công viên giải trí nổi tiếng nhất thế giới.
      Kiến trúc Disneyland là sự kết hợp hài hòa của chú chim xanh huyền thoại và những hình ảnh không tưởng của Miền đất hứa. Disney đã biến cái thế giới đầy rẫy những bất ổn, cạm bẫy mà ông đã đi qua suốt tuổi thơ của mình thành một ngôi nhà Disneyland thú vị, an toàn và bình yên. Gabler viết: “Disneyland được thiết kế theo cảm hứng không tưởng về một thế giới hoàn toàn khác với thế giới hiện tại và Disney đã làm được điều mà không một công viên giải trí hay một lễ hội nào thời bấy giờ hướng tới, đó là chú trọng đến yếu tố tâm lý của khách hàng. Hầu hết những công viên giải trí như Warner Brothers cartoons (cuối những năm 1940) quá ồn ào, lộn xộn và mang tính phong trào. Còn Disneyland của Walt Disney thì ngược lại: thoải mái, đó là những gì mà bất kể ai đến đây cũng cảm nhận được, vẫn được tự do nhưng không phải lối tự do vô tổ chức như các trung tâm giải trí khác”. 

04-Disneyland_hongKongA3.jpg

      Gabler cho rằng: Thế giới ảo tưởng và vô thực mà Disney tạo nên cho Disneyland xuất phát từ câu chuyện ấu thơ của Disney. Một tuổi thơ lưu lạc với những mất mát tinh thần, những tổn thương tình cảm. Disney thường trốn chạy bằng cách thu mình vào một thế giới riêng. Ông đã tạo ra một thế giới mà ông có thể làm chủ nó mỗi khi bất lực với hiện tại. Từ chuột Mickey đến Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn, rồi Disneyland hay Ecopt, Disney đã bao bọc cái thế giới không thực của ông trong những tưởng tượng, không để một chút thực tại phũ phàng nào len lỏi, hiện hữu ở đó. Disneyland là giấc mơ không thực suốt tuổi thơ Disney và cả những dư vị ngọt ngào mà ông đã có nhưng không bao giờ có thể tìm lại được”.
      Trong Walt Disney, Gabler đã khắc họa một Disney lập dị, đơn độc, với những tài năng thiên bẩm; một người tham công tiếc việc, cầu toàn. Ở ông không có những tham vọng của một doanh nhân, chỉ đơn giản là những ước mơ, những ước mơ không thể thực hiện suốt thời thơ ấu để rồi biến thành nỗi ám ảnh trong quãng đời sau này của ông. Đó là một chú chuột hoạt hình, những đồ chơi robot, những đoàn tàu thu nhỏ…
Gabler kết luận: “Sức hấp dẫn nhất của Disneyland có thể không hoàn hảo như kiến trúc của nó. Sức hấp dẫn đó nằm chính trong cách tạo ra những nhân vật hoạt hình của Disney. Khi tạo ra những nhân vật hoạt hình của mình, Disney chỉ hướng tới một mục đích duy nhất cho chúng là để giải trí, thêm vào đó là những câu chuyện ly kỳ của các nhân vật không có thật này. Tuy nhiên, sức sáng tạo phi thường của người tạo ra những nhân vật này, Walt Disney, mới là điều kỳ diệu nhất ở Disneyland”.

Minh Hạnh

Theo New York Times