Sở GTVT Hà Nội đang lên phương án xử lý 5 trong tổng số 33 “điểm đen” ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Đây là những điểm có lưu lượng giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra xung đột gây ùn tắc, gồm nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa); Nguyễn Khang - cầu 361 (quận Cầu Giấy); điểm ùn tắc cầu Mọc (quận Thanh Xuân), phía Bắc cầu Chương Dương (quận Long Biên) và ở đầu các ngõ 80, 82, 84 Chùa Láng (quận Đống Đa). Sở GTVT cũng lên kế hoạch hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc mới và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Ngày 8.7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội đã thống nhất nội dung báo cáo kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1.2021 với thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song, cách cầu giai đoạn 1 khoảng 21m về phía hạ lưu sẽ được đầu tư bằng nguồn ngân sách của thành phố.
Theo thống kê, đến hết năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn TP Hà Nội đạt 26,8 m2/người, vượt sớm mục tiêu đến năm 2020 đã đặt ra (26,3 m2/người). Trong năm 2021, Hà Nội đặt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân/người toàn thành phố là 27,2m2/người. Đồng thời, thành phố sẽ giải quyết có hiệu quả việc xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống của người dân.
Trong năm 2020, Sở GT - VT đã xử lý dứt điểm 23/30 “điểm đen” tai nạn giao thông bằng các biện pháp như: Bổ sung gờ giảm tốc, biển báo, bổ sung vạch sơn, tăng cường hệ thống chiếu sáng, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông... Đối với các “điểm đen” còn lại đang được các đơn vị liên quan tập trung khắc phục để xử lý dứt điểm trong thời gian tới.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 13.3.2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhiều lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Riêng 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động là 4.240 đơn vị (tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019). Trong bối cảnh đó, thành phố đã triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giữ ổn định kinh tế - xã hội.
Sáng 8.3, Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 thành phố đã họp dưới sự chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Đức Chung.
Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành văn bản số 227/QLTTHN, chỉ đạo kịp thời nhằm tăng cường kiểm tra, sám sát, bình ổn thị trường, không để thiếu hàng hóa. Cục Quản lý thị trường Hà Nội chỉ đạo các phòng, các đội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện phối hợp phòng chống dịch bệnh, bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung hàng hóa, tuyên truyền không để người dân quá lo lắng và hoang mang.
Nhiều tháng nay, người dân sống ven sông Hồng thuộc một số xã của huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội luôn sống trong cảnh bất an khi đất ven sông bị sạt lở nghiêm trọng bởi tình trạng khai thác cát trái phép. Mặc dù người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng, đề nghị can thiệp, ngăn chặn dứt điểm hoạt động này. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn tiếp diễn công khai và có chiều hướng ngày càng phức tạp.