Về quê (Phần cuối)<br><i>Truyện của</i> Nguyễn Trí

>> Về quê (Phần 1)

>> Về quê (Phần 2)

>> Về quê (Phần 3)

 Nhang tàn, vàng bạc đốt xong ta có quyền hưởng cái sái mà thần rừng cùng ma quái đã thụ xong. Lựu Đạn nâng chén rượu tu một hơi, tay cầm cái đùi gà tuyên bố:

 - Ăn xong mười thằng bây đi với tao dọn con đường lên chợ.

 - Chợ đâu đây chú Năm?

 - Lúc bãi mới bể dân dựng quán bán cơm và các cái nên ra chợ, và khu vực hầm cạn mà mình cần tìm là ở đây.

 Mười lưỡi rựa ngọn bén như nước trong tay một chục hộ pháp với sự hỗ trợ của hơi men, sau hai tiếng đã hình thành đường lên cái gọi khu vực chợ. Bốn giờ rừng đã tăm tối. Người ở lại trại đã thu gom một đống củi khô và ngọn lửa bừng lên. Cả một ngày vất vả, xong chầu rượu rất đậm đà tất cả chui vô võng kéo phéc mơ tuya trùm mùng che kín mặt nằm đấu láo. Tay thầy tụng ngáy pho pho như kéo bễ, hắn uống nhiều rượu nhất. Năm nói:

 - Cha thầy nầy uống rượu như cái hũ quăng xuống sông.

 - Thầy tụng mười ông hết mười nhậu dữ lắm chú. Khi đi tụng đám ma rượu là hàng đầu.

 - Có khi nào ổng quên kinh không ta?

 - Theo tao thì quên chắc luôn.

 Cả bọn phá ra ùng ục cười. Năm hỏi tiếp:

 - Ê Hùng Cốt (một gã có tên ứng với nghề như vậy), mày làm vụ hốt cốt nầy lâu chưa?

 - Mười năm rồi chú.

 - Ngon lành không?

 - Chả chi ngon bằng. Nghĩa tử là nghĩa tận mà chú. Mấy vụ nầy nghèo cách mấy người ta cũng không tiếc tiền. Ai cũng tin cải táng xong là đời mình sẽ sang trang mới, linh hồn người chết sẽ phù hộ cho ăn nên làm ra không tỷ cũng triệu phú tiền Việt. Mà chú Năm nè, con nghe thiên hạ nói hồi xưa bãi nầy nhiều người chết lắm hả?

- Ừ. Bãi nầy có một vụ sập hầm lịch sử. Theo tao nó nuốt ít cũng năm mươi nhân mạng về cát bụi. Còn lai rai tuần, nửa tháng một hai người chết là thường. Cái chết của thằng Hói, nếu có, ở bãi nầy là một ví dụ.

- Sao biết chết mà vẫn làm hả chú?

- Vàng mà. Nó cứu chúng ta thoát nghèo. Nó khiến lòng tham của ta mạnh mẽ hơn. Mà nè, tụi mày tính đào cho bằng hết mấy cái hầm cạn mà tao nói hả?

 - Thì gia chủ yêu cầu vậy. Mà thôi ngủ đi chú. Mai còn tiếp tục.

 Sáng hôm sau lại dọn, lại phát để đến nơi cần đến. Hai ông bà già không chịu ở lại chòi. Việc đó để cho hai cô cháu dâu và một cháu ruột. Cái hầm đầu tiên hiện ra. Rất dễ nhận diện tuy cây cối tái sinh đã che khuất miệng của nó, và đất cát sau mười lăm năm đã vùi nó lại, trơ một cái hố nông choèn. Sau tiếng đây rồi của Năm Lựu Đạn, cả bọn xúm vô phát cho lụi tàn cây cối chung quanh. Gã thầy tụng hành nghề. Bàn thờ được lập và hương khói hòa với tiếng ê a của bài Kinh Địa Tạng. Giao cho năm thằng vai u thịt bắp xử lý để tái tạo hiện trường xưa cũ. Năm dẫn năm thằng còn lại truy tiếp cái thứ hai. Nếu một ngày xử lý xong hai hầm thì một tuần là xong việc. Năm nói vậy.

 May quá. Đào một cái hầm bị vùi bởi đất bồi dễ dàng hơn khui một cái mới. Khi đáy hầm hiện ra thì bốn lỗ ta luy dễ đào hơn vì không bị đất lấp. Hai hầm của ngày thứ nhất không có vụ việc chi lớn. Nó rỗng không. Tối đến bên bàn nhậu Năm Lựu Đạn hỏi thằng trùm hốt cốt:

- Tao thấy thằng rể lớn có vẻ nhiệt tình với vụ nầy ghê quá Hùng Cốt?

Hùng nói nhỏ vừa một mình Năm nghe:

- Là do cái gia tài của hai ông bà già thôi chú Năm. Ổng bả sau đền bù có chục tỷ chứ không ít. Nếu chia ba nó kiếm hai tỷ ngoài chắc nụi. Phải nhiệt tình cho mau xong mà chia chớ.

- Đù kịnh, vậy mà tao tưởng nó ra tay là vì nghĩa vụ và bổn phận.

 - Mà kệ đi chú ơi. Ai cũng vậy. Tiền ai chẳng ham.

 - Mày nói có lý. Nhưng mà hai ông bà già lấy đâu ra tiền nhiều dữ vậy? Đất đai nhiều sao thằng Hói phải tha phương?

 - Chỉ có hai sào thôi chú. Ông nhà nước trưng dụng một sào để thành lập chợ. Sào còn lại có bốn con đường chạy chung quanh. Hai ông bà già ngoài trừ đền bù còn bán mặt tiền cho thiên hạ xây ki ốt. Tiền không có chỗ đựng chú ơi.

 
Minh họa của Thúy Hằng
Minh họa của Thúy Hằng

Ngày hôm sau lại tiếp tục lên khu đồi cạn. Vẫn bổn cũ soạn lại nào cúng quải tụng kinh đọc chú gọi hồn người chết. Vẫn năm em một hầm mà khai quật. Những người còn lại thì tập trung chờ đợi sự lạ. Và sự lạ xẩy ra lúc mười hai giờ trưa mới thiệt là linh hiển. Lúc đó Hùng Cốt đang ở dưới đáy hầm, nó nói với Lựu Đạn:

 - Có hài cốt trong ta luy này chú Năm ơi.

 - Thì phải có thôi. Tao đã nói mà.

 Cả bọn tập trung. Mặt ai nấy căng thẳng cứ như đang coi phim ma quái rừng thiêng. Coi trời bằng hạt tiêu như Năm mà cũng nhíu mày liên tục phà khói thuốc. Từ dưới hầm Hùng vọng lên:

 - Tôi rờ trúng cái sọ rồi.

 Nói xong Hùng chui ra khỏi ta luy. Gã đứng dậy. Cái hầm không đến mét năm nên cái đầu nhô khỏi miệng hầm. Gã thắc mắc:

 - Sao cái sọ lại nằm ngoài? Trong ta luy lý ra phải chết ngồi phải không chú Năm?

 - Thì kẻ lấy bổi ngã ra nghỉ mệt rồi ngủ luôn. Đất sập đè chết hiểu không?

 Hùng chống hai tay thót người nhảy lên. Gã lệnh cho toán hốt cốt đem toàn bộ xà beng cuốc xẻng đến ra tay đào một cái huyệt ngay vị trí mà gã nói có người nằm. Cái huyệt ngang một mét dài hai mét dưới tay một chục gã lực điền nhanh chóng hình thành. Năm hỏi:

 - Sao mày không moi ta luy mà đào chi cho tốn công vậy?

 - Phải làm cho đàng hoàng chú Năm ơi. Để mất một đoạn xương của cốt là đại kỵ với người làm nghề nầy.

 - Vậy những bộ cốt bị mục thì sao?

 - Đó là ngoài ý muốn ta đành chịu.

 Cơ hội cho gã thầy tụng tha hồ kinh kệ. Hai ông bà già thì lầm rầm khấn vái, chắc họ mong cho cái cốt là Hói chăng? Nhưng làm sao biết được đó là con của họ? Thiệt là u u minh minh như bóng tối đêm dài. Năm nghĩ vậy. Nghĩ vậy nên hỏi vậy:

 - Nếu thiệt là thằng Hói cũng làm sao biết được hả Hùng?

 - Áo quần của người chết sẽ xác định họ là ai.

 - Bộ không mục à?

 - Đồ ny lông không mục chú ơi. Con đã từng hốt những ngôi mộ chết hai mươi năm mà áo quần còn y nguyên.

 Độ sâu của hố chừng một mét ba thì Hùng lệnh cho tất cả ngưng tay. Gã nhảy xuống dùng một cái cuốc nhỏ cào từng nhát rất nhẹ. Tất cả nhìn thấy một hộp sọ hiện ra. Nó có màu xỉn xỉn xám xám rất đặc trưng. Hùng cầm cái sọ đưa cho gã trên bờ. Hộp sọ được đặt trên một tờ giấy quyến màu trắng to rộng cả mét vuông. Lớp đất lại được kéo ra và một chiếc áo màu xanh hiện diện. Hùng nói hơi bị sai. Chiếc áo tuy không mục nhưng nó bung ra khi Hùng mó tay vào. Khi một mảnh áo đưa lên tất cả nhìn thấy những đoạn xương sườn nằm lẫn với đất. Hùng cào đất bằng tay và đưa cho đồng đội từng đoạn xương một. Gã nói:

 - Phải trái bỏ cho đàng hoàng nghe.

 Hộp sọ rồi bộ xương sườn cả những đốt xương sống được xếp trên tấm giấy rất chuyên nghiệp. Vừa làm Hùng vừa hỏi Năm:

 - Đố chú biết vì sao người ta gọi là cột sống?

 - Biết làm đếch gì cho mệt. Mà sao?

 - Nghĩa là cây cột của sự sống. Nhưng chú có biết vì sao lại từng đốt mà không nguyên cây không?

 - Tao cũng chịu.

 - Cột trụ cần uyển chuyển nên phải gắn kết. Nguyên khối thì cứng và cứng dễ bị đổ nếu có biến.

 - Ai dạy mày vậy?

 - Dạ mấy ông thầy dạy nghề nầy.

 - Nói bá láp. Con người ta ý chí quyết định tất cả.

 - Cột sống là gốc của ý chí. Nó mà gãy là chí lụi tàn liền.

 - Thôi dẹp mày đi. Làm lẹ cho xong. Còn mười cái nữa đa con.

 Một chiếc quần dài hiện ra. Hùng thò tay vào và lôi ra hai ống xương:

 - Đây là xương ống quyển nè chú. Nó có hai cái. Một nhỏ, một lớn.

 Tiếp tục là xương đùi. Thêm một vài đốt nhỏ khác. Cuối cùng Hùng cầm chiếc quần giơ lên. Nói chung nó còn nguyên vẹn. Một cái bóp rơi ra. Hùng nhặt lên. Cái bóp bằng nhựa rời ra từng tép một. Hùng lôi ra một thẻ chứng minh nhân dân. Gã nheo mắt à lên mừng rỡ:

 - Đây rồi bác ơi. Chứng minh của chú Hói. Chí Nhịt Hói. Đúng không?

 Cái chứng minh vào tay Năm Lựu Đạn trước khi đến hai ông bà già. Bà già khóc thôi là khóc. Cả bầy con Hói cũng khóc theo. Bộ cốt được trân trọng cho vào tĩn sành. Hùng Cốt bỏ cái sọ vào trước, kề là xương sườn được xếp đều hai bên sọ cũng trái ra trái, phải ra phải. Cuối cùng Hùng xếp một khăn đỏ trùm lên miệng tĩn rồi bó lại bằng băng keo. Xong.

 Cả bọn đưa Hói về chòi, nơi hai ông bà già tạm ngụ. Nhìn bốn cái tĩn còn lại Năm hỏi:

 - Còn bốn cái tĩn nầy tính làm sao hai bác?

 Ông già nheo cặp mắt đầy nước mắt:

 - Chú nói những mười lăm cái hầm ở khu vực nầy. Tôi quyết định làm cho hết. Nếu còn xương tàn của ai thì tôi mang về gửi ở chùa để cho họ không nằm ở rừng sâu nầy.

 Năm Lựu Đạn phải bám trụ những một tuần và kẻ làm ơn cho tứ cô vô thân đã khai quật được thêm bốn bộ cốt nữa. Nhưng khác với Chí Nhịt Hói, những cái xác khác chết khi đang ngồi lấy bổi. Những bộ cốt nầy khai quật đơn giản hơn, chỉ khoét ta luy rồi nhặt lấy xương cho vào tĩn. Năm Lựu Đạn không thể tin sau ngần ấy năm trời mà cả áo quần của người chết vẫn còn.

 Một bữa nhậu cực hoành tráng tổ chức ngay tại quán của Năm. Ta bà trên con lộ mới có tám gia đình được mời đủ. Thằng cháu rể lái Mẹc xê đì mở cửa xe cho bà con cô bác chiêm ngưỡng năm cái tĩn chứa cốt người. Ta bà xem xem ngó ngó và luận bàn. Luận rằng:

 - Té ra chuyện Năm Lựu Đạn nói là có thiệt chớ không phải đùa đâu nghe.

 - Chuyến này ổng hốt một cú hơi khẳm khẳm chế độ tiền à.

 - Tất nhiên. Đâu ai đi làm không công.

 Nhưng khi hai ông bà già đưa tiền thì Năm Lựu Đạn không nhận:

 - Tôi giúp hai bác thôi. Chuyện tiền bạc tôi không nhận đâu. Cũng là dịp tôi quay lại nơi ngày xưa từng chiến đấu và từng sém bỏ mạng. Như đi du lịch vậy mà.

 Hai ông bà già và bầy trẻ có nói bao nhiêu Năm cũng không chuyển. Họ năn nỉ bà Năm nhận dùm. Nhưng bà vợ ông Lựu Đạn nói:

 - Đã giúp mà lấy công cũng như không. Vợ chồng con giúp hai bác cũng như để cái đức cho con cháu về sau. Thiên hạ giúp con cũng nhiều nay giúp lại. Một kiểu đáp đền tiếp nối thôi mà bác.

 Cư dân nghe qua lại luận rằng:

 - Cha Năm nầy đúng là lựu đạn thứ thiệt.

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)