Vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động là yêu cầu cấp thiết

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Hà Nội, vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động là yêu cầu cấp thiết nhưng còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động. Tình trạng nợ lương, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt sau dịch Covid - 19.

Ngày 11.6, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu dẫn đầu đoàn khảo sát, làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội đánh giá kết quả 15 năm triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết.

Tại buổi làm việc, đoàn khảo sát tìm hiểu một số nội dung như công tác đại diện chăm lo cho đoàn viên, người lao động; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, những thuận lợi, khó khăn.

Vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động là yêu cầu cấp thiết -0
Toàn cảnh buổi họp. Ảnh: ITN

LĐLĐ thành phố đang quản lý, chỉ đạo hoạt động 45 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 25 công đoàn cơ sở trực thuộc với tổng số 9.363 công đoàn cơ sở và hơn 700.000 đoàn viên; trong đó, khu vực sản xuất kinh doanh có 5.918 công đoàn cơ sở với 506.000 đoàn viên.

Một trong những kết quả nổi bật thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ là, thông qua hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội và các tổ tư vấn pháp luật các cấp Công đoàn, đã tổ chức trên 1.900 cuộc đối thoại, tư vấn pháp luật cho 536.480 lượt đoàn viên, người lao động.

Tính đến nay, có 524.518 đoàn viên, người lao động được học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp (chiếm 79%); 629.645 đoàn viên, người lao động được học tập nâng cao trình độ học vấn (chiếm 61,3%).

Hoạt động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể được chú trọng, có nhiều đổi mới và phát huy hiệu quả tích cực. Đặc biệt, việc triển khai Đề án thí điểm: “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp” đã góp phần tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng Thỏa ước lao động tập thể. Đến nay, đã ký 3.699 bản (đạt 75,5%, trong đó Thỏa ước lao động tập thể loại A, B đạt 46%); được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhân rộng, áp dụng trong cả nước.

Những việc làm cụ thể do tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn thành phố đạt 7 triệu đồng/tháng. Quan hệ lao động ổn định, số vụ tranh chấp lao động, ngừng việc ngày càng có xu hướng giảm.

Song vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động là yêu cầu cấp thiết nhưng còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động. Tình trạng nợ lương, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt sau dịch Covid - 19. Hiện nay, có gần 86 nghìn đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền nợ trên 5.154 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống, chế độ chính sách hơn 1,2 triệu người lao động.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.