Trận chiến mới

Điều không ai mong muốn đã xảy ra! Sau 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, cuộc chiến chống Covid-19 giờ đây căng thẳng với nhiều kịch bản khó hình dung. Ngay trong chiều qua (27.7), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 công bố thêm 11 ca mắc, đều liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 7 bệnh nhân và 4 nhân viên y tế. Như vậy, tổng số ca mắc mới đã lên con số 15.

So với giai đoạn trước, trận chiến này có lẽ gian nan và khó khăn hơn. Bởi lẽ, cả 4 bệnh nhân Covid-19 lây từ cộng đồng được ghi nhận trong ngày 25 - 26.7 đều chưa rõ nguồn lây ban đầu, trong khi hầu hết bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn trước đều truy xuất được F0. Việc không tìm được nguồn lây sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động khoanh vùng, dập dịch.

Hơn nữa, thông tin từ lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, những ca bệnh ở Đà Nẵng lây nhiễm virus chủng mới với đặc tính lây lan nhanh hơn 5 chủng SARS-CoV-2 Việt Nam đã ghi nhận trước đây. Dịch có thể bắt đầu từ đầu tháng 7, như vậy Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm và có thể còn nhiều trường hợp lây nhiễm nữa mà chưa được phát hiện.

Bù lại chúng ta bước vào trận chiến này với tất cả những kinh nghiệm quý báu của giai đoạn trước - giai đoạn mà chúng ta đã gặt hái thành công và khiến thế giới phải nể phục. Vào lúc này, không chỉ Chính phủ, ngành y tế, chính quyền địa phương mà cả người dân đều biết mình phải làm gì khi dịch bệnh bùng phát trở lại.  

Tinh thần “chống dịch như đánh trận, quyết liệt nhưng phải bình tĩnh” thể hiện rõ trong từng quyết sách, từng động thái của các cơ quan chức năng.

Khi xuất hiện ca bệnh mới ở Đà Nẵng, ngay lập tức, Bộ Y tế lần đầu tiên triển khai 3 tổ công tác gồm những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm nhất hỗ trợ xét nghiệm, điều tra dịch tễ và điều trị cho địa phương này. Bộ Y tế cũng lần đầu tiên cho xét nghiệm bằng test nhanh trên diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao ở Đà Nẵng để sàng lọc ngoài cộng đồng.

Về phía Đà Nẵng - tâm điểm của cuộc chiến chống dịch Covid lần này - đã rất nhanh chóng quyết định tạm dừng đón khách du lịch và các hoạt động không thiết yếu. Cũng ngay sau đó, Đà Nẵng đề xuất thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố từ 0 giờ ngày 28.7 và được Thủ tướng chấp thuận. Lệnh phong tỏa bệnh viện được Đà Nẵng ban hành sớm hơn rất nhiều (2 ngày sau khi công bố ca bệnh đầu tiên) so với khi phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai (10 ngày sau khi xuất hiện bệnh nhân đầu tiên).

Hai ngày qua, hầu hết tỉnh, thành phố đều đã ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành và người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới trên tinh thần chủ động, không lơ là, mất cảnh giác.

Người dân trên cả nước lại bắt đầu đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế tụ tập đông người.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã phản ứng rất nhanh nhạy, bài bản nhưng chúng ta chỉ có thể giành chiến thắng trong trận chiến này khi mỗi cá nhân nâng cao ý thức về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không tư duy kiểu “mọi việc đã có Nhà nước lo” và thực hiện nghiêm các khuyến cáo - trước là vì bản thân, sau là vì xã hội. Đây cũng chính là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu của giai đoạn trước. Trong trận chiến mới này, nếu có người vì sợ cách ly mà giấu nhẹm tình trạng sức khỏe và lịch trình đi lại; nếu có người vì lo lắng mà tự ý bỏ viện khi bệnh viện đang phong tỏa; nếu có người bị đồng tiền làm mờ mắt, đưa người nhập cảnh trái phép vào nước ta, hoặc giúp đỡ, che giấu, chứa chấp họ… thì hy vọng sớm khống chế được dịch Covid-19 rất khó trở thành sự thật.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.