Xem - Nghe - Đọc

Thơ hay, tranh quý và giai nhân một thuở

Một tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi sinh mạng nữ giai nhân nức tiếng một thời của Hà thành cùng chồng chị vào ngày 28.6.1988 - chỉ 3 ngày trước khi một thảm kịch tương tự cũng xảy đến với gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.

1. Trong đời mình, tôi vẫn luôn nhớ và tự nhắc sẽ phải viết đôi điều về chị - người tôi từng chịu ơn với biết bao ân tình, quý mến trong suốt bốn năm theo học khoa Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày ấy (1975 - 1979). Chị chính là nữ nghệ sĩ múa nổi tiếng Như Tâm - người đẹp một thuở tài hoa bạc mệnh - được mệnh danh là “giai nhân khoa Ngữ Văn” Khóa 20. Mới đây, khi gặp lại dịch giả Lê Hồng Sâm - người phụ nữ Hà Nội tinh tế, am tường và thấu hiểu mọi lẽ ấy vẫn nhắc, trong suốt mấy chục năm giảng dạy ở Tổng hợp Văn, cô khó mà quên gương mặt đẹp thanh tú rạng ngời, đôi mắt nâu to, nụ cười tươi tắn, nét thùy mị, lịch lãm, đậm chất Hà Nội xưa ở chị Như Tâm.

Vốn là một nữ sinh Trường Múa Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp (năm 1968), chị đã cùng nhiều bạn bè cùng trang lứa rời Thủ đô vào phục vụ chiến trường miền Đông Nam Bộ, giữa những năm tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân, bỏ lại phía sau mối tình đẹp dang dở, từng là nguồn thi hứng cho bài thơ nổi tiếng “Nghĩ lại về Pauxtốpxky” của nhà thơ Bằng Việt. Bài thơ với nhiều giai thoại đầy lãng mạn mà xuất xứ của nó không mấy người tỏ tường từng được nhiều thế hệ sinh viên Văn khoa Tổng hợp và Sư phạm yêu thích. Mãi gần đây, trong một cuộc “trà dư tửu hậu” với bạn bè văn nghệ, có sự góp mặt của nhà thơ Bằng Việt, chúng tôi mới được anh “bật mí” về câu chuyện tình một thuở, với những rung động đầu đời thật đẹp, giữa hai người. Vốn là sinh viên Luật khoa còn thấm đẫm văn hoá Nga với những câu chuyện lãng mạn của Paustovsky, nhà thơ Bằng Việt - lúc đó vừa về nước - cũng đã có những xúc cảm đẹp khi gặp nữ diễn viên xinh đẹp của Trường Múa Việt Nam tại miền trung du nơi sơ tán. Khi chị Như Tâm khoác áo lính vào chiến trường, cũng chính là năm đại văn hào Nga Paustovsky qua đời. Những linh cảm về một cuộc chia tay thăm thẳm cũng đã đến trong hồn thơ mẫn cảm của Bằng Việt. “Bặt vô âm tín” gần chục năm trời, tới khi gặp lại thì cả hai đều đã “yên bề gia thất”, khép lại một cuộc tình dang dở. Duy những câu thơ thì chưa bao giờ cũ:

“... Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,
                cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi, sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh trước biển cả dâng triều

... Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng,
Nốt cao quá trong đời xao động quá
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn

Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất,
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao

Em đã đến rồi đi như một giấc chiêm bao!

Bây giờ, anh biết nói gì hơn?
Có thể, ngày mai thôi... Có thể...
“Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ...”
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm

Pauxtốpxky là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,
                  anh hiểu rằng không phải,
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!

Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi...
Ta đã lớn. Và Pauxtốpxky đã chết!
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện “Tuyết”,
Dầu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em”

 “Tròn 30 năm kể từ ngày chị giã biệt cõi trần và tròn 40 năm bài thơ viết về chị - “Nghĩ lại về Pauxtốpxky” (mới được in lại trong tập thơ “Hoa tường vi” của nhà thơ Bằng Việt) hẵng còn thơm mùi mực. Và bức tranh nổi tiếng “Họa sĩ và người mẫu” của danh họa Trọng Kiệm vẫn còn đó trên tường, gương mặt thánh thiện của “giai nhân Hà thành một thuở” vẫn còn như đang mỉm cười se sẽ với cõi nhân gian này...”.

2. Một dạo, trong những cuộc đàm đạo văn chương thế sự giữa các bậc cha chú như như giáo sư Trần Quốc Vượng, Phan Kế Hoành, cụ Tô Hoài, họa sĩ Trọng Kiệm... (giờ đây đều đã thành người thiên cổ) tại nhà cụ Văn Tâm, tôi nhớ chị Như Tâm cũng thường được mời đến. Trong một lần như thế, gương mặt yêu kiều và thần thái duyên dáng của chị đã lọt vào “mắt xanh” của danh họa. Ông đã quyết định mời chị làm mẫu. Thế là tuần hai buổi, chị nhận lời ngồi làm mẫu vẽ cho họa sĩ Trọng Kiệm. Mãi đến năm 1986, từ bức ký họa nhỏ năm xưa, danh họa mới nảy ý vẽ bức tranh sơn dầu khổ lớn “Họa sĩ và người mẫu” khi ông tình cờ gặp lại chị. Cuộc trùng phùng tao ngộ giữa họa sĩ và nữ nghệ sĩ múa năm xưa được thể hiện trên một trong mười hoạ phẩm nổi tiếng, trong bộ hồ sơ xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” của họa sĩ Trọng Kiệm. Theo lời họa sĩ Nguyễn Trần Minh - con trai của danh hoạ kể lại, thì nghệ sĩ múa Như Tâm là một người mẫu vẽ đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc đặc biệt, được cha anh dành sự ưu ái trong từng nét bút, như một cách gửi gắm tâm tư với khát vọng vươn tới cái Đẹp.  

Hai năm sau ngày đến xưởng vẽ của họa sĩ Trọng Kiệm làm mẫu cho tác phẩm để đời ấy của ông, chị Như Tâm chuyển vào Nam công tác. Và rồi một tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi sinh mạng nữ giai nhân nức tiếng một thời của Hà thành cùng chồng chị vào ngày 28.6.1988 - chỉ 3 ngày trước khi một thảm kịch tương tự cũng xảy đến với gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Tròn 30 năm kể từ ngày chị giã biệt cõi trần và tròn 40 năm bài thơ viết về chị - “Nghĩ lại về Pauxtốpxky” (mới được in lại trong tập thơ “Hoa tường vi” của nhà thơ Bằng Việt) hẵng còn thơm mùi mực. Và bức tranh nổi tiếng “Họa sĩ và người mẫu” của danh họa Trọng Kiệm vẫn còn đó trên tường, gương mặt thánh thiện của “giai nhân Hà thành một thuở” vẫn còn như đang mỉm cười se sẽ với cõi nhân gian này.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.