Ra đời trong chiến tranh

- Chủ Nhật, 09/01/2022, 06:28 - Chia sẻ
Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Mỹ và Liên Xô từ chỗ là đồng minh chuyển sang quan hệ đối đầu quyết liệt đã dẫn đến hệ quả: bán đảo Triều Tiên trở thành tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo giữa phương Đông và phương Tây, và nhân dân Triều Tiên phải chịu cảnh đất nước bị chia cắt. Sự hình thành hai chính quyền riêng biệt ở phía Nam và phía Bắc đã châm ngòi nổ cho một cuộc nội chiến kéo dài mà toàn thế giới biết đến với cái tên Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

Cơ quan lập pháp của Hàn Quốc trong thời kỳ này chỉ gồm một Viện, được gọi là Quốc hội với 299 thành viên, trong đó 250 thành viên được bầu trực tiếp và phần còn lại được phân phối cho các đảng (3 đảng chính) căn cứ theo tỷ lệ thuận theo số phiếu mà mỗi Đảng thu được trong các cuộc bầu cử. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nghị sĩ Quốc hội, mặc dù đất nước đang nằm trong giai đoạn giữa những năm chiến tranh Triều Tiên, việc thành lập Thư viện Quốc hội được khởi xướng tại Hội trường Moo-duck của Văn phòng tỉnh ủy Kyungnam - Hội trường Quốc hội tạm thời với tuyên bố về “Nghị quyết về việc thành lập một thư viện Quốc hội” bởi 16 nghị sĩ vào ngày 26.7.1951. Với bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc giúp các nghị sĩ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong hoạt động lập pháp.

Nguồn: ITN

Ngày 26.11.1963, Luật Thư viện được ban hành, tuyên bố sự ra đời của Thư viện Quốc hội như một tổ chức độc lập của Quốc hội. Sau tuyên bố này, do vòng xoáy thay đổi của chính trị, tình trạng của Thư viện đã thay đổi và pháp luật quy định về nó cũng bị thay đổi, biến Thư viện trở thành một đơn vị hỗ trợ cho Ban thư ký Quốc hội.

Tháng 12.1988, Luật thư viện Quốc hội có hiệu lực thi hành trở lại và Thư viện được hồi sinh như một đơn vị độc lập của Quốc hội.

Từ nền tảng của Thư viện, trong bốn thập kỷ qua, thư viện đã phát triển nhanh chóng trong cả hai chức năng và tổ chức. Đó là trong những năm 1980 khi nó đánh dấu một kỷ nguyên phát triển, đặc biệt là khi Thư viện di chuyển vào một tòa nhà đá granite với mặt sàn rộng khoảng 26.000 mét vuông. Đây là lần đầu tiên Thư viện đã được xây dựng độc lập và bắt đầu thực hiện một dự án máy tính quét tự động hóa cho cả Quốc hội và quản lý thư viện.

ThS. Nguyễn Thị Ngà