Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện

- Chủ Nhật, 09/01/2022, 06:26 - Chia sẻ
Từ năm 1995, Thư viện Quốc hội được chia làm các bộ phận: Phòng Nghiên cứu và phân tích thông tin lập pháp, Phòng Tiếp nhận và xử lý, Phòng Quản lý thông tin công nghệ, Phòng Kế hoạch, ngân sách và kiểm toán và Phòng Tổng hợp. Cơ cấu này thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi thời kỳ.

Phòng Nghiên cứu và Phân tích thông tin lập pháp: Được chia thành 6 nhóm gồm: Các vấn đề chính trị và ngoại giao; Quản lý tư pháp và công chứng; Giáo dục và khoa học; Tài chính và Kinh tế; Thương mại và công nghiệp; Phúc lợi và Môi trường. Mỗi nhóm đều được điều hành bởi một trưởng nhóm. Đội ngũ nhân viên của phòng gồm 23 nghiên cứu viên chuyên nghiệp có trình độ tối thiểu là tiến sĩ trong lĩnh vực có liên quan.

Phòng Tiếp nhận và xử lý: Bao gồm Bộ phận tiếp nhận, Ban biên tập, Ban hợp tác và Liên Quốc hội. Phòng này có nhiệm vụ thu thập và biên tập tài liệu trong nước và hợp tác quốc tế diễn ra.

Phòng dịch vụ tham khảo tài liệu: Cung cấp tài liệu thu thập và phân loại cho người sử dụng, chịu trách nhiệm điều hành phòng đọc và bộ sưu tập của thư viện. Nó bao gồm khu vực lưu thông, khu vực tài liệu không phải là sách, khu vực văn bản pháp lý và thuộc Quốc hội và khu vực dịch vụ thông tin.

Phòng quản lý thông tin công nghệ, kế hoạch tự động hóa: Đây là bộ phận được thiết lập và phân tích để biên tập, lưu giữ và bảo tồn những dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Văn phòng gồm 3 bộ phận: Hệ thống tự động hóa, Hệ thống phân tích, Sản xuất cơ sở dữ liệu.

Tính đến tháng 6.2010, đội ngũ nhân viên chính thức của Thư viện Quốc hội là 290 người, bao gồm các nghiên cứu viên, chuyên gia dịch thuật, cán bộ thư viện, nhân viên hành chính và nhân viên kỹ thuật.

Nguồn: ITN

Để bắt kịp sự phát triển của xã hội, xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới, Thư viện Quốc hội đã thúc đẩy chương trình đào tạo ngôn ngữ cho các cán bộ và nhân viên của Thư viện. Ngoài ra, Thư viện cũng đưa ra các dự án đào tạo ngoại ngữ và hợp tác đào tạo với các Thư viện đối tác ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Thư viện còn yêu cầu một chương trình đào tạo bắt buộc đối với tất cả các cán bộ, viên chức của Thư viện tại Viện Đào tạo Công chức trung ương. Thư viện cũng tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về thao tác với máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức các cuộc hội thảo về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức công chức.

Năm 1988, Thư viện Quốc hội chính thức mở cửa cho công chúng; năm 2005 mở rộng giới hạn của người sử dụng là từ 18 tuổi trở lên. Thư viện đóng vai trò như một thư viện quốc gia bên cạnh vai trò là một thư viện Quốc hội và ngày càng nỗ lực hơn trong việc mở rộng phạm vi và giới hạn thông tin của mình. Vì vậy, cơ cấu tổ chức và chức năng của Thư viện Quốc hội cũng có nhiều thay đổi. Để phù hợp hơn với quy mô của thư viện mới, cơ cấu hiện tại của Thư viện gồm 5 bộ phận chính: Phòng Quản lý và Kế hoạch, Phòng Thông tin Quốc hội, Phòng Quản lý thông tin, Phòng dịch vụ thông tin và Trung tâm lưu trữ Quốc hội.

ThS. Nguyễn Thị Ngà