Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chào xã giao Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Philippines

Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31 (APPF-31) tại Philippines, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có các cuộc chào xã giao Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Philippines; tiếp xúc, làm việc với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội/nghị viện các nước Lào, Campuchia, Nga, Nhật Bản và Canada. 

Chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Miguel Zubiri, Chủ tịch Hạ viện Martin Romualdez, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục giao lưu nhân dân...; đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện, cả trên bình diện song phương và đa phương.

Trao đổi về các vấn đề đang nổi lên ở khu vực, thế giới gần đây, trong đó có vấn đề Biển Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với các nước trong khu vực. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Thượng viện và Hạ viện Philippines tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Philippines, cùng phối hợp chặt chẽ để xử lý thỏa đáng các vấn đề trong quan hệ song phương.

Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Philippines đều khẳng định coi trọng mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo; đề nghị hai nước tiếp tục ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, cũng như những vấn đề trên biển. Các lãnh đạo Quốc hội Philippines gửi lời chào tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đánh giá cao chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Quốc hội đã góp phần thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước, và sẽ sớm tổ chức chuyến thăm đáp lễ vào năm 2024.

+ Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt “có một không hai” với Lào, luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển của Lào. Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2024, Chủ tịch AIPA năm 2023 - 2024. 

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp lẫn nhau trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm; phối hợp chặt chẽ, cùng giám sát hiệu quả công tác triển khai các thỏa thuận đã ký giữa hai nước; tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới có những thay đổi khó lường, hai nước cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cũng bày tỏ mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong các vấn đề phân bổ ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam…, đề nghị Quốc hội Việt Nam hỗ trợ Quốc hội Lào trong đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024.

+ Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Campuchia trong việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của mỗi nước cũng như giữ gìn, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển; đề nghị hai bên tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp; phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan lập pháp trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia luôn ưu tiên thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng, anh em Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục, nhất là vấn đề phân giới cắm mốc; cảm ơn Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ, hỗ trợ Campuchia trong mọi hoàn cảnh; đồng thời, đề nghị Việt Nam tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cấp học bổng cho các cán bộ của Campuchia, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; mong muốn hai nước thúc đẩy hơn nữa các lĩnh vực thương mại, du lịch và nhất là tăng cường đầu tư từ Việt Nam sang Campuchia. 

+ Tại cuộc gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin - Chủ tịch Nhóm hợp tác với Quốc hội Việt Nam của Hội đồng Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Nga luôn là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, hợp tác nghị viện là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Phó Chủ tịch Andrey Yatskin nhấn mạnh, năm 2024 kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cần có các hoạt động kỷ niệm ở cả hai nước. Quốc hội hai bên có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ chiến lược song phương. Phía Nga đã dự thảo Kế hoạch hợp tác 2024 - 2025 bao gồm các hoạt động đã được Kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ hai nước thông qua. 

+ Gặp Nghị sĩ Hiraguchi Hiroshi và Đoàn nghị sĩ Nhật Bản, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam thời gian qua; nhấn mạnh, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nghị sĩ Hiraguchi Hiroshi khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm đến ưu tiên của các doanh nghiệp Nhật Bản, mong muốn Việt Nam tiếp tục tạo thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế theo FTA đã ký; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tiếp nhận y tá, chăm sóc trẻ em nhất là trong bối cảnh Nhật Bản đang thiếu hụt lao động trong lĩnh vực này.

+ Gặp Thượng nghị sỹ Stan Kutcher, Trưởng đoàn Nghị sỹ Canada, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng quan hệ với Canada và mong muốn cùng Canada thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng lớn mạnh trên cơ sở hai bên cùng có lợi, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới. Việt Nam hoan nghênh chiến lược mới của Canada với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS), trong đó coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN, coi trọng vị trí của Việt Nam tại khu vực như một “cửa sổ thương mại” và “cầu nối” đối với khu vực.

Hai bên ghi nhận hợp tác giữa Quốc hội hai nước có nhiều triển vọng và ngày càng phát huy hiệu quả; hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Nhà nước, tương xứng với mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada. Việt Nam đánh giá cao việc Canada tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm xây dựng luật pháp trong các lĩnh vực an sinh xã hội, bình đẳng giới, lao động, biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng bền vững, kinh tế xanh. Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao năm 2023, cơ quan lập pháp hai nước cần tiếp tục phối hợp thúc đẩy trao đổi đoàn ở các cấp, đặc biệt là cấp cao; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm như thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo, quốc phòng an ninh, công nghệ sinh học, du lịch, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước,...

Thời sự Quốc hội

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.