Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu dự kỷ niệm 40 năm truyền thống Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Sáng 19.11, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm truyền thống Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1976 - 2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu tới dự.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Khoa Luật ; 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho những cá nhân có thành tích xuất sắc
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Khoa Luật ; 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho những cá nhân có thành tích xuất sắc

Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thị Thúy Ngần; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn; cùng đông đảo các thế hệ giảng viên, sinh viên Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu với cựu sinh viên khoa Luật
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu với cựu sinh viên khoa Luật
Quyền chủ nhiệm Khoa Luật PGS.TS Trịnh Quốc Toản cùng các thầy cô và cựu sinh viên khoa Luật.
Quyền chủ nhiệm Khoa Luật PGS.TS Trịnh Quốc Toản cùng các thầy cô và cựu sinh viên khoa Luật.
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật, PGS.TS Trịnh Quốc Toản cho rằng, đây là sự kiện quan trọng của các thế hệ thầy và trò Khoa Luật để nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển với đơn vị tiền thân là Khoa Pháp lý - Đại học Tổng hợp Hà Nội, đồng thời xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản trên chặng đường tiếp theo. Hiện nay, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 79 cán bộ giảng dạy. Trong 40 năm qua, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài trọng điểm cấp nhà nước, cấp bộ. Đặc biệt, vừa qua, ngày 13.10.2016, Thủ tướng đã ký văn bản số 1806 đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Chủ nhiệm Khoa Luật nhấn mạnh, quyết định này đã từng bước hiện thực hóa Chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 là hình thành Trường Đại học Luật (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) với sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về pháp luật theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo quản lý; sáng tạo, truyền bá tri thức pháp lý; nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về luật học; tư vấn, phản biện và cung cấp dịch vụ pháp lý có giá trị cao cho Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Quyền chủ nhiệm Khoa Luật, PGS.TS Trịnh Quốc Toản phát biểu tại lễ kỷ niệm
Quyền chủ nhiệm Khoa Luật, PGS.TS Trịnh Quốc Toản phát biểu tại lễ kỷ niệm
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, GS Nguyễn Niên phát biểu tại buổi Lễ
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, GS Nguyễn Niên phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã gửi lời chúc mừng Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Khoa Luật cùng toàn thể các thầy, cô giáo, các nhà khoa học đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Phó Chủ tịch QH nêu rõ, ngoài nhiệm vụ đào tạo, trong suốt 40 năm qua, nhiều nhà khoa học, cán bộ giảng dạy của Khoa Luật đã tham gia, đóng góp thiết thực cho việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp và một số dự án luật quan trọng. Khoa Luật đã khẳng định được là một trong những “chiếc nôi” của nền khoa học pháp lý nước nhà, là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học, cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn cao. Đây cũng là nơi có tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị cao trong số các cơ sở đào tạo chuyên môn luật trong cả nước. Nhiều cựu sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Khoa đã và đang được giao giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, trở thành những chuyên gia pháp lý, nhà khoa học uy tín của nước nhà.

Phó Chủ tịch thường trực Hội cựu sinh viên Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Mạnh Thắng thay mặt các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh phát biểu
Phó Chủ tịch thường trực Hội cựu sinh viên Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Mạnh Thắng thay mặt các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh  phát biểu

Phó Chủ tịch QH nhấn mạnh, để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế, thì đào tạo luật đang là một nhu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi Nhà trường phải đào tạo được đội ngũ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ luật vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh, sẵn sàng tiếp cận và xử lý những vấn đề về chính trị, pháp lý đặt ra trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Đặc biệt, tới đây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Luật đứng trước thời điểm quan trọng để phát triển thành Đại học Luật - một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiến tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới. Phó Chủ tịch QH đề nghị, Khoa Luật cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của sinh viên; chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhập kiến thức, năng lực thực hành và khả năng thích nghi với môi trường làm việc khi tốt nghiệp.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 cá nhân có thành tích xuất sắc đang công tác tại Khoa Luật.

Đại diện các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, cựu sinh viên, TS Nguyễn Mạnh Thắng nói: Khoa Luật ra đời ngay sau ngày đất nước thống nhất, năm 1976, điều đó cho thấy tầm nhìn xa của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo nhà trường về vị trí, vai trò của ngành Luật học khi đất nước ta bước vào thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Cùng với truyền thống, sự trưởng thành vượt bậc, Khoa Luật đã có những cống hiến to lớn của trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của đội ngũ luật sư ngày nay.

Nhiều thế hệ sinh viên ra trường đã công tác ở các cơ quan của QH, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đó cũng là những người tiên phong, đóng góp tích cực vào xây dựng luật pháp, cải cách hành chính, bảo vệ công lý, xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhân dịp này, TS Nguyễn Mạnh Thắng chúc Khoa Luật tiếp tục có những đóng góp thiết thực trong việc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, sớm trở thành một trường Đại học Luật có chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời sự Quốc hội

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.