Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ngô Hoàng Ngân được bầu giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Chiều 19.7, tại Nhà Quốc hội, trước thềm phiên khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp Đoàn phiên đầu tiên và thực hiện quy trình kiện toàn các chức danh Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách.

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV và 6  ĐBQH thành viên Đoàn.

Theo Tờ trình của Đoàn ĐBQH tỉnh, ông Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy, ĐBQH tỉnh được giới thiệu để bầu giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đầm Hà được giới thiệu bầu giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn chuyên trách. Kết quả: 100% ĐBQH có mặt đã thống nhất bầu ông Ngô Hoàng Ngân và bà Nguyễn Thị Thu Hà giữ các chức vụ như đã trình.

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tặng hoa chúc mừng tân Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Hoàng Ngân
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tặng hoa chúc mừng tân Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Hoàng Ngân

Phát biểu sau khi nhận được tín nhiệm tuyệt đối, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân cảm ơn các ĐBQH trong Đoàn và nhấn mạnh sẽ cố gắng hết sức, phấn đấu, rèn luyện để làm tròn trách nhiệm của một ĐBQH và vai trò Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; giữ mối liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn ĐBQH các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, ông sẽ cùng tập thể Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nhất là công tác xây dựng pháp luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tiếp xúc cử tri; tiếp công dân; và thực hiện chức năng giám sát. Mong muốn các ĐBQH tỉnh phát huy trí tuệ, tâm huyết, giúp Trưởng Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên tinh thần gần dân, sát dân, chia sẻ với Nhân dân; cùng nỗ lực xây dựng hình ảnh Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tặng hoa chúc mừng Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tặng hoa chúc mừng Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV Ngô Hoàng Ngân sinh năm 1966, quê quán: Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh); trình độ: Kỹ sư Khai thác hầm lò, Thạc sĩ Kỹ thuật mỏ. Ông nguyên là cán bộ ngành than, từ năm 2009 - 2013 là Giám đốc Công ty than Khe Chàm – TKV, sau đó giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Than Quảng Ninh. Từ năm 2014 ông được bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Năm 2016, ông được điều động giữ chức Bí thư Thành uỷ Móng Cái. Từ 12.2018 – 12.2019, được phân công giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 12.2019 đến nay, ông Ngân là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh. Tại cuộc bầu cử ĐBQH Khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa qua, ông Ngô Hoàng Ngân ứng cử tại đơn vị bầu cử số 2 bao gồm: TP Uông Bí, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều. Theo công bố của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, ông Ngô Hoàng Ngân trúng cử ĐBQH Khóa XV với số phiếu bầu rất cao 93,50%.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà sinh năm1978; quê quán: Xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Cử nhân Quản trị kinh doanh, Cử nhân Luật. Bà Nguyễn Thị Thu Hà hiện đang giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tại cuộc bầu cử vừa qua, bà Hà ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh gồm: TP Móng Cái và các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ. Theo công bố của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, bà Hà trúng cử ĐBQH Khóa XV với tỷ lệ phiếu bầu cao 85,19%.

Các đại biểu thành Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tặng hoa chúc mừng các chức danh vừa được kiện toàn
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 8 đại biểu 

Trong khuôn khổ phiên họp Đoàn đầu tiên, các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cũng đã thảo luận, thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm để tham gia thực hiện tốt chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đề ra; quán triệt các nội dung yêu cầu ĐBQH trong Đoàn phát huy cao tinh thần, trách nhiệm của người đại biểu dân cử, đưa tiếng nói của cử tri Quảng Ninh đến với Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.