Một ký ức không thể tẩy xóa

Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công với những truyện ngắn đề tài chiến tranh và người lính. Mảnh trăng cuối rừng, Cơn giông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam... là những tác phẩm như vậy. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua Cỏ lau – một truyện ngắn đặc sắc của ông, một truyện ngắn đã góp phần tôn vinh tên tuổi ông trên văn đàn.

      Sinh thời, có lần nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tự đánh giá tổng kết sự nghiệp sáng tác của mình: “Mình viết văn cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại được vài cái truyện ngắn”. Đã hai mươi năm trôi qua kể từ ngày nhà văn từ giã cõi đời, câu nói (rất khiêm tốn) ngày nào của ông đã được chứng thực bởi đại đa số độc giả văn học. Chúng ta biết đến Nguyễn Minh Châu (1930-1989) chủ yếu như một tác giả truyện ngắn đầy tài năng, một trong những người – ở vào giai đoạn đầu của văn học hậu chiến - đã đi tiên phong trong công cuộc dò tìm những phương thức biểu hiện mới cho thể loại này. Là một nhà văn quân đội đã từng có mặt trên những chiến trường ác liệt nhất, Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công với những truyện ngắn đề tài chiến tranh và người lính. Mảnh trăng cuối rừng, Cơn giông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam... là những tác phẩm như vậy. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua Cỏ lau – một truyện ngắn đặc sắc của ông, một truyện ngắn đã góp phần tôn vinh tên tuổi ông trên văn đàn.
      1. Tuy gọi là truyện ngắn, song Cỏ lau lại mang đầy đủ khả năng trở thành một tiểu thuyết hoàn chỉnh bởi sự phức hợp của cốt truyện. Nói cách khác, từ cốt truyện sẵn có của Cỏ lau có thể viết được hai truyện ngắn khác nhau. Truyện thứ nhất kể về sự tái hợp của một cặp vợ chồng sau chiến tranh, truyện thứ hai là hồi ức và lời tự thú của một người lính trước hài cốt đồng đội. Phải nói rằng, với một cốt truyện theo kiểu này, cái quan niệm cổ điển về “khoảnh khắc truyện ngắn” đã bị phá vỡ và lằn ranh giới vốn mập mờ giữa truyện ngắn và tiểu thuyết lại càng trở nên khó phân định hơn.
      Cả hai truyện đều được kể lại từ nhân vật xưng tôi. Đó là một cựu chiến binh, người đã từng chỉ huy một trung đoàn tổ chức một trận phản kích đánh thẳng vào đội hình tấn công của địch trong chiến dịch Quảng Trị. Lực trở lại vùng đất đầy máu lửa năm nào với nhiệm vụ tìm lại hài cốt của các chiến sỹ giải phóng quân đã hy sinh. Trong quá trình thực hiện cái công việc cao cả và thiêng liêng đó, Lực luôn trở đi trở lại sống cùng với những mảng hồi ức cá nhân. Thời gian của truyện, do vậy, không phải là thời gian trực tuyến biên niên sử, mà là sự lắp ghép, đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa các sự kiện, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Cần nói thêm rằng cách thức tổ chức thời gian và sự phát sinh hồi ức ở đây hoàn toàn dựa trên cơ chế liên tưởng: mỗi một sự kiện, mỗi một con người mà Lực gặp gỡ trong hiện tại đều là một sự gợi nhắc, một mồi lửa làm bùng cháy dĩ vãng, một cú đập tạo thành vết rạn trên bề mặt của cái ngày hôm nay. Điều đó có lẽ khiến chúng ta phải nhớ tới thành công của Marcel Proust trong bộ kiệt tác tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất, thành công của sự thể nghiệm kỹ thuật đồng hiện trong văn xuôi.
      2. Trước tiên là sự kiện Lực tình cờ gặp lại người cha của mình trong phòng tối của một hiệu ảnh ở Quảng Trị. Ông lão hiện lên với một diện mạo thật tàn tạ: “Cái đầu bây giờ không còn một sợi tóc, lại đầy gầu, nom cứ mốc trắng, quá nhỏ bé như cái đầu một con chim lớn đã bị vặt trụi hết lông. Một bộ quần áo may bằng vải chúc bâu trắng như đã ngả mầu cháo lòng rộng thùng thình trong cái thân thể gầy và dài nom cứ nguềnh ngoàng”. Ông lão đang tráng ảnh, và luồng ánh sáng từ chiếc đèn pin trên tay ông đã “chiếu sáng trưng một cái đêm đen như mực của mười sáu năm về trước”. Đêm đó Lực vượt sông về nhà và biết tin vợ mình đã bị bắt. Tiếp đó, thời gian bị đẩy lùi xa hơn bởi cuộc gặp gỡ với bé Thơm, con bé mà trên khuôn mặt là sự lặp lại tất cả những nét quen thuộc của Thai, vợ Lực. Kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào về người vợ trong những ngày mới kết hôn trỗi dậy nơi ông, chầm chậm như một đoạn phim. Ngày ấy họ cùng nhau đi vào núi Đợi dỡ sắn trên nền cảnh thật đẹp: “Hoa lau phất phơ trên nền xanh uyển chuyển của rừng lau, thân cây lau cúi rạp xuống từng đợt, ánh lá xanh loáng lên dưới ánh nắng mặt trời rồi trở màu sẫm huyền bí trong vô vàn tiếng lá chạm nhau xào xạc”. Nhưng ngay lúc đó, Lực đã kịp chú ý tới những hòn vọng phu đủ tư thế, đủ hình dáng, “cả một thế giới đàn bà sống trải bao thời gian chiến tranh, dường như đang tụ hội về đây”. Sự liên tưởng đầy chất thơ của Lực đã trở thành lời báo trước cho số phận của Thai: suốt mười sáu năm bà chỉ sống với hình ảnh của ông, bằng dưỡng chất từ tình yêu với ông dù đã là vợ của một người khác! Ở đoạn kết tác phẩm là một cảnh đoàn viên thật trớ trêu: Thai đã là mẹ của bốn đứa con, là bà chủ của một gia đình. Số phận đã an bài, mọi thay đổi lúc này chỉ dẫn tới không gì khác hơn là sự chất chồng những khổ đau không đáng có! Trên nền cảnh ấy, lời bài hát “em vùng chạy đến bên anh, rồi cười rồi khóc...” cất lên tựa như một khúc bi ca mang đậm ý nghĩa tố cáo chiến tranh.
      3. Tuy nhiên, sức nặng nghệ thuật có trên người đọc của Cỏ lau chính là nằm ở mạch truyện thứ hai. Từ tấm ảnh mà Huệ, cô gái “mặc chiếc áo vàng có hai ống tay áo rất ngắn loe ra như một bông hoa loa kèn” đưa cho, Lực đã thực sự sống lại với những giờ phút nghiệt ngã nhất của đời mình. Ngày ấy, ba năm trước, khi các làn đạn của pháo tăng và của trọng liên cối xay bốn nòng đang băm vằm xé nhỏ mặt đất thì Lực – người chỉ huy trận phản kích - đã ra lệnh cho Phi – lính giao liên và cũng chính là người trong tấm ảnh – ra khỏi căn hầm, cũng tức là đi vào chỗ chết. Sẽ là chuyện dễ chấp nhận nếu yêu cầu của trận đánh đòi hỏi phải như vậy. Song thực chất, mệnh lệnh đó là sự bức tử, nó được ban ra chỉ vì một chút tư thù cá nhân, vì sự háo danh và tính ích kỷ của người chỉ huy. Ở đây, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã bám rất sát sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật: từ trạng thái giận cá chém thớt đến một linh cảm mơ hồ về hậu quả việc làm tàn nhẫn của mình, cái cảm giác đau đớn “như một người bị chính mình trói mình... tức tối chỉ muốn tự cởi trói để vùng chạy đi cứu lấy một cái gì quý giá”. Nhưng, người lính đã ra khỏi căn hầm, chỉ để lại một ánh mắt trách móc như một vết cứa đầy nhức nhối trong tầm hồn Lực...
      Chiến tranh đã đi qua, cỏ lau đã mọc lên tươi tốt, phủ kín trận địa ngày nào trong một màu xanh bạt ngàn. “Cỏ lau” - đó là một biểu tượng nghệ thuật: “Với biết bao nỗi lo toan tính đầy hối hả trong thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đôi khi cũng là một cánh rừng cỏ lau đầy sức sống, rất chóng lãng quên những người lính đã ngã xuống”. Tuy nhiên, mặc cảm tội lỗi trong Lực thì không một cánh rừng cỏ lau nào có thể che phủ được. Khi mà “những chiếc rễ cỏ lau xoắn xuýt đầy sức sống nằm lẫn lộn trong đất mới được đào lật lên trên cái gò đất đỏ như máu, đang xông lên mùi ngai ngái hăng hắc...” thì cũng chính là lúc Lực trở thành quan tòa của chính mình. Tội lỗi của quá khứ hiện hình trong bộ hài cốt của Phi, trong tiếng khóc xé lòng của Huệ. Đối diện với nó, lương tâm Lực lên tiếng tự xỉ vả, tố cáo mình một cách dữ dội, và cảm giác tự thú mãnh liệt đến mức đã tạo ra ảo giác về sự bị trừng phạt! Ở đây, rõ ràng Nguyễn Minh Châu đã đẩy nhân vật của mình vào một cuộc “tra tấn tinh thần” thật sự. Nhân vật tự mổ xẻ, tự phơi bày và tự gạt bỏ hoàn toàn mọi lý do có thể biện minh cho tội ác của chính mình. Tuy thế, lời thú tội của Lực cũng không được phát ngôn trước công luận. Lực – hay chính tác giả - đã nhận thức rất rõ cái giá tàn nhẫn phải trả cho lời nói: đó là sự sụp đổ niềm tin và danh dự của cả người sống lẫn người đã khuất. Lực sẽ phải dằn vặt mình đến suốt đời, và đó chính là tấn bi kịch của lương tâm!
      Với Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu lại tiếp tục sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người vốn đã hình thành từ trước đó, trong Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp... (và ông còn tiếp tục sự đổi mới này trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát sau này). Nhân vật Lực quả đúng là một trường hợp cụ thể của “con người không bao giờ trùng khít với bản thân mình”, như nhận xét của nhà thi pháp học người Nga Mikhail Bakhtine. Lực – “người chiến sỹ mái tóc sương gió và bạc màu”, người đã để lại trong chiến tranh tất cả tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc – cũng chỉ là “một con người của chiến tranh”. Lực cũng háo danh, cũng ích kỉ, cũng tư thù như tất cả những người khác – mầm mống ấy có sẵn trong mọi con người, và con người chỉ có thể vươn tới sự hoàn thiện nhân cách, trước hết, thông qua sự đối diện trực tiếp với những mầm mống ấy. Đặt Lực vào một quá trình đấu tranh nội tâm căng thẳng, ném trả cho Lực sự giày vò bởi bi kịch của lương tâm, Nguyễn Minh Châu đã rất thành công trong việc đem lại cho nhân vật của mình điều mà Bakhtine đã yêu cầu: “Sự sống đích thực của bản ngã”. Và, đó cũng là thành công lớn nhất của tác phẩm này.

Văn nghệ

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)

Dòng "sông Con" thủa ấy
Văn nghệ

Dòng "sông Con" thủa ấy

Trong các tài liệu, sách báo thì dòng sông ấy gọi là “sông Cầu Đá” còn chúng tôi thường gọi nôm na là “sông Con”. Sông Con cùng với sông Nhuệ là hai dòng sông phục vụ cơ bản việc tưới tiêu cho quê tôi xưa và cũng là hai “con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi”.

Lan tỏa tinh thần dám mơ ước của giới trẻ với MV “Mơ là phải mở”
Văn nghệ

Lan tỏa tinh thần dám mơ ước của giới trẻ với MV “Mơ là phải mở”

Từ mong ước tiếp lửa cho hành trình mở triệu ước mơ của ngân hàng NCB và sự tươi trẻ, tràn đầy năng lượng tích cực của Miu Lê, Yuno và nhạc DTAP, ca khúc “Mơ là phải Mở” đang “dậy sóng” trên mạng xã hội, góp phần lan tỏa tinh thần dám mơ ước, lập kế hoạch để theo đuổi ước mơ của giới trẻ.