Lễ hội Đền Đô, Bắc Ninh: Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19

Ngày 26.4 (tức ngày 15.3 âm lịch), tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra lễ hội Đền Đô kỷ niệm 1011 năm ngày Vua Lý Thái Tổ-Lý Công Uẩn đăng quang ngôi vị Hoàng đế.

Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức hàng năm kéo dài từ ngày 14 đến hết ngày 16.3 âm lịch nhằm tưởng nhớ công ơn của Vua Lý Công Uẩn, người khai mở vương triều Lý, phát triển văn minh Đại Việt; đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tái hiện thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. 

Múa rồng thể hiện hào khí Thăng Long
Múa rồng thể hiện hào khí Thăng Long

Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội diễn ra quy mô nhỏ hơn những năm trước, du khách thập phương dâng hương, trẩy hội ít hơn. Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, Ban tổ chức bố trí các cán bộ trực tại chốt cổng Đền thường xuyên nhắc nhở người dân thực hiện giữ khoảng cách, đeo khẩu trang trong không gian diễn ra lễ hội. 

Quan Đám đọc Chiếu dời đô
Quan Đám đọc Chiếu dời đô

Khác với những năm trước, lễ hội diễn ra với quy mô lớn, đám rước gồm 2.000 người, được diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ sáng, khởi hành từ chùa Ứng Thiên Tâm về Đền Đô, cả đoàn rước kéo dài khoảng 3km. Tuy nhiên, năm 2021, trong bối cảnh của dịch COVID-19, Ban tổ chức triệu tập đoàn rước khoảng 400 người. Đi đầu đoàn rước là đoàn múa lân, rồng thể hiện hào khí Thăng Long, tiếp đó là ba võ tướng cởi trần, đóng khố, tay cầm chùy đồng và các quân lính đi theo uy nghi, hùng dũng. Sau đoàn rước là kiệu Thánh Mẫu vơi 18 nữ tướng đi sau và kiệu vua Lý Thải Tổ với 16 tướng nam mặc trang phục đỏ. Tiếp đó là các chức sắc, hương lão và người dân làng dự hội, cờ quạt, chiêng trống tưng bừng. Toàn bộ nghi thức rước được thực hiện trang trọng theo nghi thức cổ.

Ngoài phần lễ, du khách đến thăm quan, trẩy hội còn được tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như hát quan họ tại thủy đình, cờ tướng, cờ người, đấu vật, bịt mắt bắt vịt, thi gói bánh phu thê, thư pháp, ký họa… 

Đền Đô (hay còn gọi Cổ Pháp điện hoặc Đền Lý Bát Đế) là nơi thờ tám vị vua nhà Lý. Đền có kiến trúc theo kiểu thành cổ cung điện. Ngôi đền được khởi dựng từ thời Lý, do Lý Công Uẩn chọn đặt xây dựng thái miếu ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp Điện ở Đình Bảng). Năm 2014, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Văn hóa

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật

Hội nhập không chỉ mang lại cơ hội để các nghệ sĩ Việt Nam tiếp xúc, học hỏi từ các nền văn hóa khác mà còn đặt ra thách thức về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Bản sắc mỹ thuật trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cộng đồng nghệ sĩ thời kỳ này.

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay
Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tài năng sáng tạo xuất sắc, lòng yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Cao Thái, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là một bước quan trọng trong quản lý, phát triển hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, một số quy định trong Nghị định cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.