Khẩn trương hiện thực hóa cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Năm với tỷ lệ tán thành rất cao, 97,37% tổng số ĐBQH. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là khẩn trương đưa cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội vừa trao cho "thành phố mang tên Bác" vào cuộc sống, biến thành hiện thực sinh động trên mảnh đất "thành đồng Tổ quốc".

Số lượng cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh mà Quốc hội vừa thông qua có 44 cơ chế, chính sách. Trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14 (về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh); 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự thảo luật; và 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh có.

 Đánh giá về các cơ chế, chính sách đặc thù này, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu rõ, đây là số lượng cơ chế, chính sách đặc thù "khổng lồ nhất" từ trước đến nay mà Quốc hội đã thông qua. Nghị quyết cũng nhận được sự đồng thuận rất cao từ phía các đại biểu Quốc hội, thể hiện sự ủng hộ rất cao đối với Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của mảnh đất vốn được mệnh danh là vô cùng năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, tạo ra động lực thực sự phát huy và thúc đẩy hơn nữa vai trò "đầu tàu" kinh tế của cả nước.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong tổng số 44 cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết lần này, có thể chia thành 4 nhóm, gồm: nhóm cơ chế giúp tăng thêm nguồn thu ngân sách; nhóm "biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển", gồm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD), hay cơ chế BOT riêng của thành phố; nhóm cơ chế liên quan đến khai thác tài nguyên, đất đai; và nhóm cơ chế liên quan đến tổ chức, cán bộ, con người.

Nếu khai thác được toàn bộ nguồn lực từ các cơ chế, đặc thù này sẽ tạo ra thay đổi rất lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển mới. Khẳng định điều này, song đại biểu Hoàng Văn Cường cũng chỉ rõ, kết quả này phụ thuộc lớn vào công tác thực thi, con người và bộ máy triển khai thực hiện, trong đó yếu tố quan trọng nhất là hiệu quả thực thi công vụ.

Phân tích sâu hơn về các chính sách liên quan đến phân cấp, phân quyền, tổ chức, nhân sự quy định tại Nghị quyết, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, phân cấp, phân quyền không chỉ nhằm "trao quyền nhiều hơn", mà đây chính là cơ sở để thực hiện phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từ đội ngũ quản lý đến những người thực thi. Khi đã phân định rõ được đúng như tinh thần của Nghị quyết như vậy, chắc chắn sẽ bảo đảm sự rành mạch trong hiệu quả vận hành của bộ máy, đặc biệt là rõ "hiệu quả đầu ra" ở cấp cơ sở, xã, phường.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cùng với giao việc, giao quyền, giao hiệu quả đầu ra, thì phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn, tạo động lực thu hút người tài và cán bộ toàn tâm, toàn ý thực hiện các nhiệm vụ được giao. Vì thế, bên cạnh cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, thì Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động hơn, kết hợp với cơ chế khuyến khích người tài, chuyên gia, đón đầu việc đổi mới cơ chế tiền lương… để thực sự tạo ra cơ chế nổi trội, thu hút người tài, giúp cán bộ, công chức yên tâm phục vụ người dân, cống hiến cho sự phát triển của thành phố.

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu chỉ tập trung vào cơ chế, chính sách đặc thù để khai thác nguồn lực được trao, mà cán bộ không thay đổi, không có cơ chế đánh giá, khuyến khích, đãi ngộ tốt thì chính sách sẽ khó triển khai hiệu quả. Do vậy, thành phố cần phân công công việc thật cụ thể cho các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị để nhanh chóng đồng bộ các phần việc, tránh tình trạng "chỗ này muốn làm nhưng phải chờ, hoặc vướng chỗ khác". Như vậy, các cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết của Quốc hội sẽ được thực thi ngay, không phải chờ phân công, phân định trách nhiệm cho từng đơn vị, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Quang cảnh Thành phố Hồ Chí Minh- ảnh từ internet
Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt quan trọng, với vị thế đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có số người lao động lớn nhất toàn quốc và điều tiết số thu về ngân sách trung ương cao nhất, hiện đóng góp khoảng 27%. Do vậy, việc có chính sách vượt trội nhằm tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Thành phố mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đất nước.  

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cho rằng, cùng với nội dung và giải pháp đã được xây dựng, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng đến tốc độ triển khai Nghị quyết. Cách làm và xây dựng văn bản thực thi phải đổi mới, thậm chí phải chi tiết, cụ thể hơn để giảm thiểu tối đa các văn bản hướng dẫn. Qua đó, đẩy nhanh quá trình tổ chức triển khai, đưa Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống. Các giải pháp cũng theo đó cần hướng đến những "địa chỉ cụ thể", tránh chung chung, ví dụ xác định rõ ngay việc sẽ tập trung cho khu vực nào, công trình nào, thời gian dự kiến bao lâu, quy mô nguồn lực thế nào...

Đặc biệt, cùng với sự nỗ lực, chủ động của địa phương, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm thực thi giữa Trung ương với địa phương tạo sự phối hợp "đồng nhịp" trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, phải thay đổi cách tiếp cận, theo đó thay vì lối nghĩ “Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò chính”, cần có sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả, tích cực từ Trung ương. Trung ương phải có sự bảo đảm mạnh mẽ để Thành phố thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết này.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đã ban hành kế hoạch, trong đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể, và sẽ trình 8 Tờ trình ra HĐND Thành phố về các cơ chế chính sách; các nội dung cụ thể về TOD, thu hồi đất… Theo đó, từng quý sẽ có những nhiệm vụ riêng, trên cơ sở đó, từng sở, ngành triển khai các đầu việc, sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tất cả quyết tâm cùng sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tập trung cao độ để hiện thực hóa nội dung Nghị quyết của Quốc hội với chất lượng và hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mong đợi của không chỉ đại biểu Quốc hội cùng cử tri và Nhân dân Thành phố.

Và, để có thể sớm hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh cần sự phối hợp nhịp nhàng từ các bộ, ngành liên quan.

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.