Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ngày 26.9, tiếp tục Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, các ĐBQH đã thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Hội nghị lần này có 14 chương, 212 điều (tăng 2 điều so với dự thảo trình QH Khóa XIII tại Kỳ họp thứ Năm). Trên cơ sở gợi mở của UBTVQH, các đại biểu đã tập trung thảo luận về 5 vấn đề lớn là: thu hồi đất; bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở; và giá đất.

Về thu hồi đất, nhiều ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật là thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng – an ninh; phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế, xã hội. Theo ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên), với cơ chế chuyển dịch quyền sử dụng đất, về lý luận cũng như thực tế thì quyền sử dụng đất thực tế đã là một tài sản của người dân. Đây là điều không thể phủ nhận. Quyền sử dụng này với tư cách là một tài sản thì hiện nay, về mặt pháp lý và thực tế, được chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể khác theo hai cơ chế ghi nhận tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 40 của Luật Đất đai hiện hành: cơ chế Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo con đường hành chính và cơ chế nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất. ĐB Lê Thị Nga cho rằng, bên cạnh mặt tích cực thì hai cơ chế chuyển dịch quyền sử dụng đất theo Điều 40 đều có những bất cập. Với cơ chế thu hồi đất bằng con đường hành chính (tại Khoản 1, Điều 40), Luật ghi là thu hồi đất với lý do để phát triển kinh tế, mà không có kinh tế - xã hội, nhất là đối với đất nông nghiệp của nông dân. Đây là vấn đề vướng lớn nhất hiện nay. Bản chất của cơ chế thu hồi này là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có đất sang chủ đầu tư thông qua sự can thiệp hành chính của nhà nước; giá bồi thường do Nhà nước quy định; và Nhà nước giữ vai trò chính trong việc tổ chức bồi thường, tái định cư và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến thu hồi đất.

Phân tích những bất cập của cơ chế thu hồi đất bằng con đường hành chính và chỉ rõ, đây là cơ chế mà hiếm có nước nào trên thế giới cho phép, ĐB Lê Thị Nga cho rằng, hầu hết các nước đều không điều chỉnh vấn đề này bằng con đường hành chính mà bằng pháp luật dân sự nên họ không gặp phải gánh nặng xã hội về tái định cư, khiếu kiện và tham nhũng. Việc khuyến khích, thu hút đầu tư của họ được thực hiện bằng những công cụ kinh tế như thuế và các chính sách khác. Cho rằng phát triển kinh tế mà không thu hồi đất thì không ổn, nhưng vấn đề là thu hồi như thế nào, ĐB Lê Thị Nga đề nghị, đối với thu hồi bằng con đường hành chính, dự thảo Luật chỉ quy định cơ chế nhà nước thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng. Và cần chỉ rõ quốc phòng, an ninh là gì, lợi ích công cộng là gì. Nếu quy định là lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội thì quá rộng, cho nên cần thu hẹp lại và ghi là để phát triển kinh tếđối với những dự án đầu tư công. Đồng thời cần hạn chế việc thu hồi để phát triển kinh tế vì mục đích kinh doanh của nhà đầu tư. Những dự án này nên chuyển sang cơ chế thỏa thuận. Nếu theo phương án này và cùng với sửa đổi cơ bản về giá đất thì sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên và sẽ bảo đảm được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội- ĐB Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật, nhưng một số đại biểu đề nghị cần hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) đề nghị bổ sung vào Điểm a, Khoản 1, Điều 83 về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó các trường hợp thu hồi đất theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 67 cũng cần phải được hỗ trợ để ổn định đời sống. Ví dụ như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ để tạo điều kiện chuyển đổi nghề và nhất là hỗ trợ tái định cư nếu trong trường hợp thu hồi đất ở.

Đối với giá đất, các đại biểu tham dự Hội nghị cơ bản tán thành quy định về nguyên tắc định giá đất, khung giá đất, bảng giá đất. ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này nên quy định rõ đối với những dự án do Chính phủ làm chủ đầu tư mà triển khai ở nhiều địa phương khác nhau phải có sự tương đồng về giá bồi thường, bảo đảm hài hòa về chế độ, chính sách, tránh tình trạng như vừa qua, một xã ở Hà Tây thì giá bồi thường là 300 – 800.000 đồng/m2, còn xã ở Hòa Bình chỉ là 35.000 đồng/m2 và sau đó có điều chỉnh lên 75.000 đồng/m2, trong khi hai xã cách nhau có một con mương. Cùng băn khoăn về giá đất, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nêu thực tế về đất trồng rừng và cho rằng hiện nay 1ha rừng có giá mấy chục triệu đồng thì gần như ở đâu cũng giống nhau. Đất trồng lúa cũng vậy, ở đâu cũng năng suất khoảng 6 tấn/ha và cũng có thu nhập giống nhau. Cho nên nếu đã là đất nông nghiệp thì đừng tính đến điều kiện kinh tế - xã hội nữa mà phải tính trên mục đích sản xuất của đất đó, cụ thể là đất trồng cây gì và thu lợi từ mảnh đất đó bao nhiêu và trong bao nhiêu năm, tổng hệ số thế nào để đền bù cho dân- ĐB Phạm Đức Châu đề xuất. Nếu đưa điều kiện kinh tế - xã hội của đất nông nghiệp vào dự thảo Luật này thì đất nông nghiệp ở Hà Nội cao gấp rất nhiều lần đất nông nghiệp ở Quảng Trị hoặc ở các tỉnh liền kề. Như vậy thì nông dân không những chịu thiệt mà còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng.

Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur

Ngày 23.11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam - Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến thăm chính thức Malaysia.

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh chung thông qua Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hiện thực hóa mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Sáng nay, 22.11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.