Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâmchứng chỉ nghiệp vụ vận tải cho lái xe
Thời gian qua, đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây thiệt hại về người, tài sản đều do ý thức chủ quan của lái xe như chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, tình trạng thiếu quản lý từ các đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã còn nhiều bất cập. Tài xế, hộ kinh doanh cá thể không được tập huấn về nghiệp vụ vận tải, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng tài xế không có đủ kiến thức về vận tải, gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi tham gia giao thông.
Hay một câu chuyện đã được chia sẻ trên hội nhóm của các tài xế công nghệ về quy trình tập huấn cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải hiện nay vẫn đang gặp nhiều bất cập. Tài xế muốn có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải và được doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải tư vấn chỉ cần tham gia là sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải với mức phí 300.000 đồng. Trong quá trình chở hàng vi phạm, tài xế bị Cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình một số giấy tờ, trong đó yêu cầu xuất trình Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải, bằng nghiệp vụ công an phát hiện chứng chỉ vận tải “được cấp” không cần tập huấn. Với vi phạm pháp luật này, trách nhiệm cũng được đặt cho người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải vì đã làm khống chứng chỉ nghiệp vụ vận tải mà không tổ chức tập huấn cho tài xế. Với vi phạm như vậy người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải sẽ bị truy cứu 3 tội danh là làm sai quy tắc, chiếm đoạt tài sản và đóng dấu khống chứng chỉ của cơ quan tổ chức.
Như vậy, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật, việc lái xe không được tập huấn nghiệp vụ vận tải dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức, đạo đức, văn hóa khi giao thông gây ra các hậu quả nghiệm trọng khác.
Theo thống kê, hiện hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải chỉ tập trung vào kinh doanh, thủ tục cấp tem phù hiệu hợp đồng mà chưa quan tâm đến việc nâng cao, cập nhật kiến thức vận tải. Vì vậy, việc tổ chức các lớp học tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh ai cũng bộn bề công việc, thì việc tài xế muốn tham gia tập huấn trực tiếp về nghiệp vụ vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn như phải di chuyển, sắp xếp thời gian đến lớp...
Obot giúp lái xe dễ dàng nâng cao nghiệp vụ, văn hóa vận tải
Trước thực trạng đó, ứng dụng công nghệ Obot được ra mắt với những tính năng học trực tuyến có video bài giảng, tài liệu bằng text PDF và đặc biệt có giọng nói ba miền để lái xe ở cả ba miền có thể nghe được kiến thức về nghiệp vụ vận tải khi có thời gian rảnh, chờ khách hoặc đang lái xe. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí đi lại mà còn giúp tài xế nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, đạo đức và văn hóa vận tải.
Theo Quyết định số 2269/2020 QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 8.12.2020 về Chương trình chuyển đổi số đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% chế độ báo cáo trong ngành giao thông vận tải được chuẩn hóa và quản lý bằng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Giao thông Vận tải có kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Để triển khai thực hiện, Viện Khoa học giáo dục và Môi trường đã lập Đề án về tập huấn và quản trị các phương tiện vận tải theo hình thức trực tuyến (online). Theo đó, ứng dụng Obot trên nền tảng di động Android và iOS, với khả năng tương thích cho các các kích thước màn hình khác nhau. Do vậy, người dùng có thể tải và cài đặt phần mềm trên điện thoại thông minh mà không gặp vấn đề về hiển thị. Giao diện của ứng dụng được chia làm 4 phần chính, thể hiện bằng các biểu tượng ở thanh công cụ phía dưới gồm: Trang chủ, khóa học, thông báo và cài đặt.
Đi sâu vào quản trị phương tiện, ứng dụng Obot có cập nhật thêm tính năng nhắc nhở tài xế. Sau mỗi bốn giờ liên tục lái xe, Obot sẽ thông báo nhắc nhở tài xế về việc cần dừng nghỉ ngơi để duy trì tinh thần tỉnh táo và giảm thiểu mệt mỏi (Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008). Đồng thời, tính năng này còn hỗ trợ lên lịch định kỳ, nhắc nhở kiểm tra sức khỏe sau 6 tháng đảm bảo người lái xe luôn đạt tiêu chuẩn sức khỏe cần thiết để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, Obot cũng đề xuất kiểm tra phương tiện định kỳ để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động trong tình trạng tốt nhất khi lái xe trên đường.
Với Obot, tài xế hoàn toàn yên tâm khi tham gia học để lấy chứng chỉ, “học thật, thi thật”. Mỗi tài xế sau khi hoàn thành khóa học sẽ nhận được một chứng chỉ có mã QR, giúp Sở Giao thông vận tải có thể dễ dàng kiểm tra tính hợp lệ của chứng chỉ. Hệ thống quản trị của Obot cũng được tích hợp với các tỉnh thành phố, đảm bảo rằng thông tin về tài xế và chứng chỉ của họ được cập nhật và theo dõi một cách chặt chẽ trên toàn quốc, từ đó đảm bảo tính minh bạch và đồng nhất trong quá trình quản lý và giám sát.
Ứng dụng Obot không chỉ là một công cụ đào tạo thông thường mà còn là sự đột phá vững chắc đối với lĩnh vực vận tải. Việc thường xuyên cung cấp kiến thức chuyên sâu về đạo đức nghề nghiệp giúp giảm thiểu đáng kể các vụ tai nạn giao thông. Theo các chuyên gia, nếu các doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ Obot sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh vận tải an toàn, tận tâm, chuyên nghiệp, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số hướng đến nền kinh tế tri thức.