Giáo sư Phạm Hồng Chương làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là 1 trong 16 tân Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông đồng thời là tân Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế.

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa ký Quyết định về việc bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo Quyết định, 28 Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước đồng thời là Chủ tịch 28 Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành. So với nhiệm kỳ trước, Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 có 16/28 Ủy viên là thành viên mới. 

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là 1 trong 16 tân Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế.

Giáo sư Phạm Hồng Chương làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế -0
GS.TS Phạm Hồng Chương, tân Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế

Giáo sư Phạm Hồng Chương sinh năm 1964, quê huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế vận tải tại Trường Đại học Giao thông Matxcơva, Liên bang Nga năm 1986, sau đó học sau đại học ngành Kinh tế học tại Trường Đại học Tổng hợp Essex (Anh) và cao học tại Trường Đại học Tổng hợp Saint Mary’s (Canada).

Năm 2003, ông nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư ngành Kinh tế năm 2007, bổ nhiệm chức danh Giáo sư ngành Kinh tế năm 2022.

Giáo sư Phạm Hồng Chương đã có 37 năm gắn bó với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông từng là giảng viên Khoa Vật giá - Du lịch, giảng viên Khoa Du lịch và Khách sạn; sau đó giữ chức Phó trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế rồi Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Từ năm 2014 - 2019, ông giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ năm 2019 tới nay, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Từ năm 2018, ông là thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ năm 2023, ông là thành viên Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế.

Với vai trò phụ trách hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhiều năm, Giáo sư Phạm Hồng Chương đã có rất nhiều đóng góp trong việc phát triển các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các trường đại học khác trên thế giới. Nhiều dự án đã nhận được tài trợ của các tổ chức quốc tế, đóng góp tích cực vào việc xây dựng năng lực nghiên cứu của nhà trường.

Giáo sư Phạm Hồng Chương làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế -0
Các hướng nghiên cứu chủ yếu của Giáo sư Phạm Hồng Chương gồm: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Chính sách công nghiệp, Phát triển bền vững và môi trường, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý giáo dục đại học

Giáo sư Phạm Hồng Chương đã chủ biên 9 sách chuyên khảo, 3 giáo trình. Ông đã công bố tổng số 48 bài báo khoa học (gồm 28 bài đăng trên tạp chí trong nước và 20 bài đăng trên tạp chí quốc tế). Thời gian 5 năm liền kề với thời điểm được bổ nhiệm thành viên Hội đồng gần đây nhất (từ 2019 - 2024), ông có 8 bài báo khoa học trong nước và 19 bài báo khoa học quốc tế.

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của ông gồm: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Chính sách công nghiệp, Phát triển bền vững và môi trường, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý giáo dục đại học.

Giáo sư Phạm Hồng Chương là chủ nhiệm 2 đề tài, thư ký 1 đề tài cấp Nhà nước; chủ nhiệm 10 đề tài nhánh đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ và tương đương. Trong 5 năm liền kề với thời điểm được bổ nhiệm thành viên Hội đồng gần đây nhất, ông là chủ nhiệm 3 đề tài đã được nghiệm thu.

Ngoài ra, ông đã tham gia và chủ trì nhiều chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

Đến thời điểm hiện tại, có 8 nghiên cứu sinh do Giáo sư Phạm Hồng Chương hướng dẫn chính đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.

Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư Phạm Hồng Chương đã được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2012, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT năm 2011, 2019.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng đã công bố danh sách thành viên của 28 Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành. Trong đó, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế năm 2024 gồm 15 thành viên.

Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.