Giải quyết thấu đáo kiến nghị của Nhân dân và cử tri

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề xuất cần có những giải pháp hiệu quả để mỗi buổi tiếp xúc cử tri là một buổi ĐBQH đến với dân, lắng nghe rõ hơn tiếng nói của dân.

Nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết, hoàn toàn đồng ý với nhận xét trong Báo cáo số 468/BC-UBTVQH15 về việc triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao và có nhiều đổi mới với 6 ý liên quan về đề cương, nội dung, đối tượng giao nhiệm vụ, lựa chọn địa phương, huy động, hội họp, thành lập các tổ công tác viết rồi góp ý báo cáo. Theo đại biểu, qua tham gia trực tiếp Đoàn giám sát tối cao về việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã cho thấy rất rõ những đổi mới trong công tác chỉ đạo hoạt động giám sát.

Về nội dung liên quan đến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã tiếp nhận và trả lời 2.466/2.469 kiến nghị, đạt 99,9%, đại biểu đánh giá, đây là con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, các bộ, ngành cần quan tâm hơn nữa một số kiến nghị dưới đây của cử tri. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cần quan tâm để giúp cho người dân làm muối 3 việc: thứ nhất, có kinh phí để rải bạt ruộng, làm muối; thứ hai, có kho chứa muối và thành phẩm; thứ ba, tiêu thụ được muối để diêm dân đỡ khổ, yên tâm làm muối, phát huy thế mạnh của một quốc gia có bờ biển dài, có nắng miền nhiệt đới, thuận lợi cho nghề làm muối.

Bài xuất bản ngày 27.5.2023: Cần giải quyết thấu đáo kiến nghị của Nhân dân và cử tri -0
ĐBQH Nguyễn Anh Trí

Đối với Bộ Tài nguyên - Môi trường, đại biểu mong muốn Bộ quyết tâm hơn nữa để giải quyết cho được việc quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố, đặc biệt ở nông thôn; chấm dứt được việc sản xuất, cung cấp và sử dụng các loại túi nilon khó phân hủy vào năm 2026.

Về phía Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đánh giá, Bộ  đã làm tốt việc giải quyết chính sách người có công. Tuy nhiên, đại biểu vẫn mong muốn cần tập trung để làm tốt hơn nữa lĩnh vực này, đặc biệt là tìm cách để giải quyết thật thỏa đáng chính sách cho những người tham gia hoạt động cách mạng bí mật, đơn tuyến, ngoại tuyến. 

Tổ chức những buổi tiếp xúc cử tri thực chất

Đáng chú ý, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng: ĐBQH có thể tiếp nhận kiến nghị của cử tri qua nhiều kênh, như tiếp xúc cử tri, tiếp dân hay qua các hoạt động giám sát... "Đó là những hoạt động rất cần cho nhân cho dân và khẳng định vai trò quan trọng của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội", đại biểu nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí khẳng định, cử tri có thể biết nhiều, biết rộng, đặc biệt là biết rõ những vấn đề gần họ, quanh họ, liên quan đến họ. Còn ĐBQH cần nghe, cần biết và nên biết, vì thế mới có hoạt động tiếp xúc cử tri. Vì vậy, mọi kiến kiến nghị của người dân, tất cả đều là quan trọng, cần được xem xét và giải quyết. "Hiểu như vậy rồi nhưng để làm được thì quan trọng nhất là tổ chức cho được những buổi tiếp xúc cử tri thực chất, có sự phối hợp và trách nhiệm có nhiều bên. Đó là, phải có mặt đại diện chính quyền các cấp cùng lắng nghe kiến nghị của người dân để tìm cách giải quyết", đại biểu nêu rõ.

Lấy dẫn chứng tại cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm của các ĐBQH thuộc Đơn vị bầu cử số 10, thành phố Hà Nội, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết: khi có một người dân kiến nghị về một việc rất nhỏ là lối đi trên mảnh đất của họ thì Chủ tịch UBND huyện đã tiếp thu và hứa ngay tuần làm việc sau về tận nơi xem xét và tìm cách giải quyết. Ngoài ra, đại biểu cũng lấy ví dụ ở các buổi tiếp xúc cử tri, nghe cử tri phản ánh tất cả mọi lĩnh vực ở nhiều cấp độ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đồng thời cũng là ĐBQH đã phân nhóm và mời các lãnh đạo của các sở, ngành, xã có liên quan lên tiếp thu. Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố luôn nhắc bao giờ thì thực hiện, bao giờ làm xong?

"Nhờ cách tổ chức tiếp xúc cử tri như vậy nên dù mới nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND thành phố chưa đầy một năm nhưng nhiều vấn đề vướng mắc trong thời gian dài trên địa bàn 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn đã giải quyết khá tốt", ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Từ những ví dụ trên, đại biểu đề xuất cần có giải pháp hiệu quả để mỗi buổi tiếp xúc cử tri là một buổi ĐBQH đến với dân, lắng nghe rõ hơn tiếng nói của người dân, của cử tri. Đây cũng là cơ hội để ĐBQH và chính quyền các cấp có thể giải quyết các kiến nghị của Nhân dân. "Chỉ khi làm được như vậy thì hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp dân của Quốc hội mới có hiệu quả, mới có ý nghĩa", ĐBQH Nguyễn Anh Trí khẳng định.

Đặc biệt, đại biểu đánh giá cao việc Quốc hội đã dành một phiên họp để thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV bởi đây là một nội dung rất quan trọng và cần thiết cho cử tri, cho Nhân dân. "Mong sao hoạt động này được duy trì thường xuyên ở các kỳ họp tới", ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề xuất. 

Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.