Già làng đầu nguồn sông Hinh (Phần cuối)<br><i>Truyện ngắn của Nguyễn Quốc Trung</i>

>> Già làng đầu nguồn sông Hinh (Phần 2)

>> Già làng đầu nguồn sông Hinh (Phần 1)

Thế rồi Chiêu lại ngược ra Phú Yên để về buôn Bai. Đến nơi, cô mới hay, bà lão vợ già làng từ trần đã được một mùa rẫy. Khi Chiêu nói lời chia buồn, già K’Sor Phượng nói bình thản:

- Đến tuổi bà ấy về với giàng, có gì mà buồn.

Giàng chính là trời. Theo người Ê Đê, con người ta khi già cần phải về với giàng để được hưởng giàu sang, an nhàn mà ở dương gian không thể có. Quan niệm ấy cho bớt đau thương, hơn thế, đời người ta ai mà tránh được cái chết. Chiêu nghĩ, rồi quyết định ở lại nhà già làng, ngôi nhà dài với những dãy chum ché sành da lươn, quanh hông gắn hình con cóc, những chiếc nồi đồng vàng chóe, gọi là nồi bảy nồi mười, cũng gắn tượng con cóc để làm quai xách. Đến bây giờ, Chiêu vẫn chưa hiểu nổi con cóc đối với tín ngưỡng người dân tộc Ê Đê như thế nào mà có mặt ở nhiều đồ dùng lâu đời. Rồi những chiếc chậu thau mâm thau vàng hươm, có lẽ đã có từ xa xưa đặt trên những cái giá gỗ trong gian nhà chính. Ông già cho biết, các thứ ấy đã có hàng trăm tuổi, thần linh ứng vào rồi nên rất thiêng, khi lấy dùng phải tắm rửa sạch, tuyệt đối không được bước chân qua.

Già làng đầu nguồn sông Hinh (Phần cuối)<br><i>Truyện ngắn của Nguyễn Quốc Trung</i> ảnh 1
Minh họa của Vũ Xuân Hoàn

Hàng ngày, già vẫn mang nỏ, xách bẫy vào rừng, tới gần tối mới về và hôm nào cũng có hàng rừng, khi con cheo, lúc con hoẵng hoặc mấy con chim. Thời gian đầu Chiêu vẫn coi già như ba mình.

Vào những đêm đầu tháng, ông thổi sáo ky pah, chế tác từ sừng trâu, dùng lâu đến độ lên nước óng như chuốt bằng than đá. Tiếng sáo cất lên như tiếng thì thầm của đại ngàn, lúc ríu rít như tiếng chim trên tán rừng, nức nở như tiếng nước suối dồn vào vách đá, lúc não nùng của tiếng nai tác gọi bạn tình trong đêm vắng. Cô gái ngây ngất trong cung bậc trầm bỗng ấy cho tới khi vầng trăng nhô lên từ miền hạ sông Hinh. Không hiểu sao, Chiêu vẫn đọc được nỗi cô đơn trên khuôn mặt già làng. Một lần, Chiêu hỏi:

- Sao chú không tục huyền đi?

Già làng ngơ ngác trước hai tiếng tục huyền. Chiêu phải giải thích, tức là lấy vợ mới. Già làng trầm ngâm một lát:

- Họ nhà vợ cũ không còn ai để tôi nối dây nữa.

Tục nối dây của người Ê Đê là khi vợ về với giàng thì phải lấy tiếp người nào đó bên họ nhà vợ, có thể là em, chị gái hoặc là dì vợ. Nếu lấy người ngoại họ là phải bỏ tất cả nhà cửa của cải lại. Vậy là ông bị các thứ chum ché, nồi đồng, mâm thau cầm chân chăng? Tưởng đâu là tráng sỹ hóa ra cũng chỉ vì những thứ vật chất. Chiêu nghĩ.

- Chú hãy bỏ tất cả những thứ này ra khỏi ý nghĩ là của cải quý giá.

Nhìn đôi mắt lúng liếng của người đàn bà, ông già hiểu liền. Ông nắm lấy tay cô. Bàn tay cô gái mềm, mát trong bàn tay hộ pháp, thô ráp của người đàn ông chuyên đi rừng. Như có luồng điện chạy dọc cơ thể ông, mặt ông nóng lên. Cảm giác này chưa bao giờ có. Tự nhiên, Chiêu khẽ nép người vào ông như tìm một chỗ dựa.

Mấy hôm sau, Chiêu lại theo ông vào rừng. Hễ bước chân vào cửa rừng là ông như thành người khác, nhanh nhẹn, hoạt bát, đôi chân trần bám như găm vào vách đá hay trèo thoăn thoắt lên tận ngọn cổ thụ để lấy mật ong. Hình như ở rừng ông mới sống thực với chính ông. Đến gần trưa ông xuống suối mò một vốc ốc đá nướng cho cô ăn, rồi tiện một khúc vỏ cây làm cái chén, chặt gốc nứa hứng nước trao cho cô uống, nước được lọc trong cây nứa từ bao giờ mà mát đến tận gan ruột. Thì ra, đại ngàn là kho của cải vô cùng quý giá và có đủ lương thực, thực phẩm cho người ta sinh sống. Không khí trong rừng trong lành đến lạ lùng. Tự nhiên Chiêu nghĩ, nếu mình định cư ở buôn Bai để rồi lâu lâu được đi rừng với già làng thì thú biết bao. Ý nghĩ ấy khiến cô cất tiếng cười to. Và, cô ngồi xuống cười rũ ra, khiến ông già ngơ ngác. Một lúc lâu, cô gái ngẩng khuôn mặt đỏ ửng lên:

- Chú lấy cháu làm vợ không?

Người đàn ông cao tuổi ngạc nhiên với câu hỏi ấy:

- Nhưng tôi hơn cô…

Cô gái cướp lời:

- Chú còn trẻ lắm!

Ông xiết lấy vai cô gái:

- Để khi làm lễ bỏ mả bà vợ trước rồi mình cưới nhau.

- Em muốn mình thành vợ chồng bây giờ.

Câu nói ấy kèm theo cái nhìn lúng liếng đã đánh gục người đàn ông cao tuổi. Người ông bừng xúc động, tim đập nhanh, một cảm giác chưa từng thấy bao giờ.

Hàng ngày Chiêu ra sức chăm sóc ông từng bữa ăn, đến nước uống, việc làm ấy của người phụ nữ đã thức dậy trong ông khát khao cuộc sống chồng vợ.

*

Từ đó, tuy chưa làm lễ cưới, hai người quấn quýt bên nhau như vợ chồng son. Ông K’Sor Phượng bất chấp phong tục tập quán là phải làm lễ vợ cũ mới được cưới vợ mới và bỏ ra ngoài tai lời đàm tiếu của dân buôn.

Một hôm, người em trai vợ cũ vác cây rựa cán dài đến:

- Nếu ông lấy vợ khác họ nhà tôi thì phải trả hết đồ đạc quý giá đó cho gia đình tôi.

Giữ chức già làng tám năm, ông K’Sor Phượng thừa hiểu anh này vác rựa chỉ dọa là chính, chứ đâu dám manh động. Ông bình tĩnh mời anh ta lên phòng khách nhà dài uống nước, nói chuyện, nhưng anh chỉ đứng ở sân:

- Thời này lấy ai làm vợ kế là quyền của ông nhưng các thứ đồ đạc ấy là của gia đình tôi cho chị gái khi lấy chồng. Bây giờ, chị gái về với giàng, ông phải trả cho nhà tôi.

Ông K’Sor Phượng chưa kịp trả lời, Chiêu đã giục:

- Mình trả hết đi, chú ạ.

- Các thứ này đều rất giá trị, chỉ riêng bộ ghế kpan ấy bằng mấy đám rẫy đó.

- Vậy thì chú cứ ở với mấy thứ đồ cổ ấy, cháu về xuôi đây.

Nghe người phụ nữ nói giọng hờn dỗi, ông K’Sor Phượng đâm hoang mang, sợ cô bỏ về xuôi, phải sống cô độc thì buồn lắm. Đời ta có được người đàn bà chiều chuộng, chăm sóc thế chẳng của cải nào sánh nổi đâu. Biết sự dao động của ông, Chiêu bồi tiếp:

- Ở đời muốn được cái này, phải vứt bỏ cái khác. Xét cho cùng, mấy thứ ấy cũng là của người ta.

Ông gật đầu, cho dù triết lý của cô vợ trẻ hơi cao siêu, người ở buôn như ông không thể hiểu hết. Ngay trong buổi chiều những đám mây từ trên triền núi cao ngất sà dần xuống, báo hiệu chuyển sang mùa mưa, ông K’Sor Phượng đem tất cái ghế kpan, chum ché, mâm thau, nồi đồng trả cho gia đình vợ. Cái ghế kpan dài, nặng, phải nhờ tới hai mươi thanh niên to khỏe của buôn mới khiêng đi được. Thảy mọi người đều ngạc nhiên, không dè, ông già từ bỏ của cải một cách nhẹ nhàng vậy.

Nhưng rồi, dân buôn vẫn không ngớt nhao lên phản đối, đây là chuyện chưa từng xảy ra ở buôn làng đầu nguồn sông Hinh này. Hơn nữa, tuy ông không còn là già làng, nhưng ông là vị trưởng lão của buôn, phải làm gương cho lớp trẻ chứ.

Mọi người đâu biết rằng, ông đang tận hưởng hạnh phúc bất tuyệt với người đàn bà trẻ đẹp từ vùng xuôi lên đây. Phải, trong ngôi nhà dài khép kín ấy, người cựu già làng ấy được hưởng sự chiều chuộng một cách có nghệ thuật của người đàn bà xứ kênh rạch đang độ chín. Thì ra, cô đã giấu sự nồng nàn của tình yêu bằng vẻ lạnh lùng bên ngoài.

*

Phải nói rằng, tình yêu của người đàn ông cao tuổi và cô gái đã qua một lần đò này có thể xem như truyền thuyết trong thời hiện đại, khi mọi việc đều căn bản được định giá trên đồng tiền.

Vào những đêm đầu tháng, khi trâu bò về chuồng, chim chóc vào tổ trên các tán cây cổ thụ, các gia đình quây lại bên bếp lửa ăn uống, ông K’Sor Phượng ra ngồi trên khúc gỗ đặt ở hiên nhà, nơi trước đây đặt ghế thần kpan, thổi sáo ky pah. Cây sáo chế tác bằng sừng trâu rừng đã lên nước đen bóng nhoáng. Tiếng sáo trầm bổng, lúc thì thầm như tiếng gió đại ngàn, lúc nức nở như tiếng sông hồ, thoắt lại ríu rít tựa tiếng chim hót, tiếng nai tác gọi bạn tình trong đêm khuya vắng.

Ông già thổi vào không gian âm thanh đa cung bậc ấy cho tới khi trăng đầu tháng nhô lên phía cuối nguồn sông Hinh, gió mát tràn lên buôn rười rượi, đất trời đang đi vào chiều sâu của đêm. Và, bao giờ cũng vậy, Chiêu đến bên chồng, khẽ tựa đầu vào vòm ngực vạm vỡ của người đàn ông miền rừng, chị cảm thấy thật bình yên.

Và, bây giờ, Chiêu ngồi cạnh ông xã trò chuyện với tôi. Chuyện vặt vãnh như chế biến món ăn kết hợp gia vị của người đồng bằng với gia vị dân miền núi, cả những giấc ngủ không trọn trong đêm của chồng, vậy mà giọng chị say sưa, thỉnh thoảng còn ngước mắt nhìn đức ông chồng sắp lên lão bảy mươi một cách ngưỡng mộ. Vậy là chị đã tìm được bến đỗ vững bền bình yên ở buôn làng đầu nguồn sông Hinh này rồi. Nói cho cùng, người phụ nữ cũng chỉ cần vậy thôi.

Bữa tiệc tất niên được chị Chiêu chuẩn bị khá công phu, con gái đồng bằng chế biến món ăn ngon nổi tiếng.

Chủ nhà dành hơn vài giờ để cúng tế thần linh ở bến nước, ở gốc cổ thụ bên sân, trên cái bàn thờ giữa nhà, mỗi nơi có bài tế khác nhau. Chị Chiêu dịch cho tôi biết đại ý nội dung các bài cúng tế ấy. Đó là thơ dân gian của người Ê Đê, lời lẽ trang trọng, cổ kính, huyền bí.

Chiều cuối năm đang cuốn nắng về bên kia triền núi, gia chủ bày các món ăn lên tấm chiếu trúc rộng ở căn phòng chính giữa nhà dài. Vốn tính đường đột, tôi buông một câu:

- Kể ra, không còn những chum ché, mâm thau, nồi đồng, nhà này cũng nghèo đi thật.

Ông chủ nhà trừng mắt:

- Nhưng mình có người vợ còn quý gấp trăm, gấp ngàn các thứ đó.

Chiêu tiếp lời chồng:

- Ngày trước chính những thứ đó đã giam chân ông già ở lại với bà vợ già không có một chút tình yêu.

Tôi dại miệng nữa:

- Ông dám bỏ tất cả đồì đạc đã được thần linh ứng ấy để theo một tình yêu? Hay là chị Chiêu đã hoàn thành cuộc cách mạng với người đứng đầu buôn làng này rồi đó.

Chiêu vừa bê ché rượu cần tới đặt lên chiếc bàn nhỏ giữa nhà, nói với tôi một câu đại loại con người ta muốn có hạnh phúc mới phải biết vứt bỏ những thứ cổ lỗ ấy đi.

Hình như thấy mình nói năng to tát quá, Chiêu quay mặt cười nhỏ. Nụ cười của người phụ nữ mang bầu đang hưởng hạnh phúc viên mãn.

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)