Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp

"Dưỡng chất đặc biệt" từ lòng dân

Diễn ra đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát phức tạp nhưng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thành công hết sức toàn diện và để lại những dấu ấn đặc biệt. Trong đó, dấu ấn đặc biệt nhất như nhận định của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chính là “sức mạnh trùng trùng điệp điệp của Nhân dân ta”. Được hình thành, được nuôi dưỡng và rèn luyện trong "dưỡng chất đặc biệt" từ LÒNG DÂN như thế, chắc chắn Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ hoàn thành trọng trách được Nhân dân ủy thác, trọn vẹn với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh chiều 23.5 Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh chiều 23.5
Ảnh: Doãn Tấn

“Lửa thử vàng...”

“Anh em chúng tôi hồi hộp từng ngày, từng giờ”, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chia sẻ với đồng bào cử tri cả nước sau khi thực hiện quyền công dân tại thị trấn An Lão, TP. Hải Phòng.

Không hồi hộp sao được khi toàn bộ công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử được tiến hành đúng vào 2 đợt bùng phát của dịch Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát từ đầu tháng 5 đã lan rộng và diễn biến phức tạp ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Gần 3 tháng vừa qua, cả hệ thống chính trị đã phải căng sức thực hiện 3 nhiệm vụ song song: Vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội, phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa chuẩn bị cho việc tổ chức cuộc bầu cử. Mọi công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đứng trước những khó khăn chưa từng có. Hoạt động tiếp xúc cử tri vận động bầu cử - cuộc sát hạch đầu tiên để cử tri biết ứng cử viên là ai, có thể tin tưởng để trao gửi niềm tin, ủy thác quyền làm chủ của mình cho họ hay không - đứng trước nguy cơ không tổ chức được, nhất là ở những địa phương bùng phát dịch mạnh, các “tâm dịch”. Danh sách cử tri liên tục biến động. Nguy cơ nhiều cử tri không thể thực hiện được quyền chính trị thiêng liêng của mình khi mắc Covid-19 hay trở thành các F1, F2 phải cách ly y tế… Các địa điểm bầu cử đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sẽ tập trung rất đông cử tri trong cùng một thời điểm…

Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Trong muôn trùng khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, cả hệ thống chính trị, mà trực tiếp là Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban bầu cử các cấp, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức phụ trách bầu cử từ Trung ương đến cơ sở đã bình tĩnh, kiên định với mục tiêu tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử và từ đó, chủ động, sáng tạo trong từng phần việc chuẩn bị.

Chỉ tính riêng Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành tới 77 văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác bầu cử, trả lời, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị cụ thể của địa phương về chuẩn bị nhân sự, về tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; về rà soát, cập nhật danh sách cử tri ở những địa bàn bùng phát dịch; phương án thực hiện bỏ phiếu đối với các trường hợp đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà, những cử tri mắc Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế; việc bầu cử sớm; phương pháp kiểm phiếu bầu cử, kiện toàn, bổ sung thành viên tham gia tổ chức phụ trách bầu cử để bảo đảm an toàn trước dịch bệnh…

Từ sự chủ động, lường đoán từ sớm, từ xa các tình huống có thể phát sinh trong quá trình tổ chức bầu cử “thời Covid-19” của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã giúp các địa phương triển khai nhịp nhàng, đồng bộ tất cả các công việc chuẩn bị bầu cử. Có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo được ban hành và triển khai “thần tốc”. Đơn cử như ngày 4.5, Hội đồng Bầu cử quốc gia có văn bản đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục hướng dẫn về tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 thì ngay trong ngày hôm đó, văn bản hướng dẫn đã được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành; và từ ngày 5.5, nhiều địa phương đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến, phát trực tiếp trên hệ thống loa đài phát thanh đến tận cơ sở để mọi người dân đều có thể theo dõi tiểu sử, chương trình hành động của các ứng cử viên. Đó là cách làm sáng tạo mà theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, không chỉ phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 mà có thể áp dụng sau này bởi diện tiếp xúc được mở rộng hơn rất nhiều.

Từ thực tế tại địa phương, nhiều tỉnh, thành phố đã vận dụng linh hoạt các hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử quốc gia, các cơ quan Trung ương để có cách làm sáng tạo, phù hợp và hiệu quả. Như Bắc Giang, là “điểm rất nóng” về dịch Covid-19, khi các ca bệnh bùng phát phải thực hiện phong tỏa 4 khu công nghiệp, cách ly, giãn cách xã hội ở một số xã của huyện Việt Dũng, gần như ngay lập tức, Ban Chỉ đạo tổ chức bầu cử tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức phụ trách bầu cử và chính quyền các địa phương “căng mình” rà soát danh sách cử tri, cập nhật thêm danh sách cử tri lên đến 12.000 người; khắc bổ sung thêm 2.333 con dấu; đưa ra 6 tình huống để chuẩn bị kịch bản tổ chức bầu cử tương ứng; bổ sung, thay đổi các thành viên tổ bầu cử là cán bộ điều hành tại các bệnh viện dã chiến để tổ chức bỏ phiếu và kiểm phiếu tại chỗ. Các khu cách li tập trung cũng được điều chỉnh các điểm bỏ phiếu cho phù hợp; bảo hộ cho cán bộ tổ bầu cử đi vào địa điểm bị cách ly thực hiện nhiệm vụ an toàn. Trong ngày bầu cử 23.5, đã có tới 4.281 hòm phiếu phụ được các thành viên Tổ bầu cử ở Bắc Giang đưa đến với cử tri đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà, các phòng bệnh… để mọi cử tri đều có thể thực hiện được quyền công dân. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ khi về kiểm tra công tác bầu cử tại Bắc Giang đã ghi nhận, đây là một trong những địa phương chuẩn bị tốt nhất cho cuộc bầu cử.

Còn tại Bắc Ninh - một “tâm dịch” khác, đã chủ động đề nghị được bầu cử sớm ở nhiều địa bàn để vừa giãn mật độ tập trung cử tri vừa tạo điều kiện để các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như công an, quân đội, y bác sĩ… vừa thực hiện được quyền công dân vừa tập trung lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử.

Minh chứng sâu đậm về niềm tin của Nhân dân

Là những địa phương bị tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19, đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định “Bắc Giang, Bắc Ninh tổ chức thành công bầu cử là yên tâm cả nước sẽ thành công”. Và quả thực, cuộc bầu cử đã thành công toàn diện, thực sự là ngày hội non sông và an toàn. Số liệu tổng hợp nhanh đến 21 giờ ngày 23.5 từ 44/63 tỉnh, thành phố của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia cho thấy, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 98,43%. Còn theo số liệu tổng hợp mới nhất của Bộ Nội vụ, cả nước có 99,57% cử tri đi bầu cử, trong đó nhiều địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu gần như tuyệt đối: Hậu Giang (99,99%); Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%); Lai Châu, Vĩnh Long, Bến Tre (99,97%); Bình Phước, Hà Giang, Quảng Nam (99,96%)... Ngay cả những địa phương là “tâm dịch” như Bắc Giang, Bắc Ninh tỷ lệ cử tri đi bầu cử cũng lần lượt là 98,2% và 97,55%.

Những con số biết nói đó không chỉ biểu thị cho thành công của cuộc bầu cử trong bối cảnh hết sức đặc biệt của dịch bệnh Covid-19 mà hơn hết, đó còn là minh chứng sinh động nhất, sâu đậm nhất cho “tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và niềm tin mà cử tri và Nhân dân ta dành cho Đảng và Nhà nước, cho Quốc hội và HĐND các cấp”, như nhận định của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường. Bởi lẽ, dù có bao nhiêu công sức, bao nhiêu nỗ lực thì “Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Bầu cử các cấp cũng chỉ thực hiện chuẩn bị các điều kiện để tổ chức cuộc bầu cử, tạo thuận lợi nhất để cử tri thực hiện được quyền bầu cử của mình”, còn việc có tham gia bầu cử hay không và tham gia bầu cử với sự hân hoan, với tâm thế của người làm chủ vận mệnh quốc gia, dân tộc hay chỉ đi bầu cho xong… là quyền của cử tri, là sự lựa chọn của cử tri. Nói như Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà “qua bầu cử hiểu được lòng dân. Trong lúc khó khăn, dịch bệnh như vậy, nhiều người đang phải cách ly, đang nằm trên giường bệnh điều trị Covid-19, nhưng vẫn sẵn sàng tham gia bầu cử bằng chính tấm lòng của mình, bằng ý chí và tinh thần dân tộc”. Còn đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An (TP. Hà Nội), khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân khẳng định rằng, “phải có niềm tin lớn lắm vào Đảng, Nhà nước, vào công tác phòng, chống dịch bệnh thì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu mới cao như vậy. Sự đồng lòng đó, niềm tin đó có được khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người đại diện cho Nhân dân thực sự xứng đáng”.

“Qua cuộc bầu cử lần này càng thấy rõ hơn sức mạnh trùng trùng điệp điệp của Nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” - Thông điệp mà Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ gửi tới đồng bào cử tri cả nước trong ngày hội non sông liên tục được báo chí và cử tri nhắc đến mấy ngày qua. Bởi đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, bền bỉ của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Được hình thành, được nuôi dưỡng và rèn luyện trên nền tảng đó, trong “dưỡng chất đặt biệt” của lòng dân thì dù bao nhiêu thử thách đang chờ phía trước, dù bao nhiêu nhiệm vụ nặng nề như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ đã chia sẻ, đã nhắn nhủ và kỳ vọng trong ngày hội non sông, chắc chắn, Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng sẽ hoàn thành, trọn vẹn với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Diễn đàn Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.