Du lịch cuối năm: Chú trọng các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Cuối năm, loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh đang được các đơn vị lữ hành tập trung khai thác để hút khách trong mùa thấp điểm.

Du lịch cuối năm: Chú trọng các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh ảnh 1

      Linh động trong tổ chức tour
      Trong thời buổi lạm phát tăng cao như hiện nay, các loại hình dịch vụ cũng phải gia tăng hình thức kết hợp theo kiểu “một công đôi việc”. Do đó, loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng không còn xa lạ với nhiều du khách Việt nhưng khai thác tour trong nước kết hợp tới các làng nghề truyền thống, vườn thuốc đông y, trò chơi vận động…, chăm sóc sức khỏe du khách lại chưa được đẩy mạnh. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty du lịch thiết kế các chùm tour với lịch khởi hành linh động (tùy theo yêu cầu của khách) với mức giá cũng linh động theo số lượng từng đoàn khách. Điển hình như Chi nhánh Saigontourist tại Hà Nội dịp cuối năm giới thiệu các tour với nhiều điểm tham quan quanh khu vực Hà Nội như: các làng nghề truyền thống (huyện Chương Mỹ), khu nghỉ dưỡng (Sơn Tây – Ba Vì – Hòa Bình)… Trưởng phòng Khách du lịch nội địa, Công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Chu Ngọc Tú cho biết: Năm nay, loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh phát triển mạnh. Các tour đi SaPa (Lào Cai), Hòa Bình vừa nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng, tắm thuốc chữa bệnh của người dân tộc… được nhiều du khách lựa chọn. 
      Năm nay, Công ty cổ phần y dược học cổ truyền Hòa Bình đã đưa vào hoạt động Khu điều dưỡng, phục hồi chức năng ở xã Thu Phong, Cao Phong, Hòa Bình. Khu điều dưỡng này nằm trong tuyến du lịch nghỉ dưỡng với vùng nước khoáng Kim Bôi và tìm hiểu văn hóa Mường, Hòa Bình. Tại đây đang thực hiện bảo tồn hơn 200 loại dược liệu quý của đồng bào dân tộc và triển khai ứng dụng cây thuốc nam trong điều trị. Hiện nay, Công ty liên kết với một số đơn vị làm lữ hành thực hiện tour du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng các phương pháp đông y như: châm cứu, bấm huyệt, tắm nước thuốc… Giá trọn gói các dịch vụ từ 200.000 đồng đến trên 300.000 đồng/người/ngày.

      Cần đẩy mạnh quảng bá

      Hãng BBC từng đánh giá, đã đến lúc VN cần cân nhắc để giành thị phần trong “chiếc bánh” du lịch chữa bệnh khu vực. Theo BBC, ở VN khái niệm du lịch chữa bệnh còn khá mới mẻ dù y học cổ truyền của VN, trong đó có ngành châm cứu, từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Công tác quảng cáo và phổ biến thông tin của VN còn hạn chế nên số khách nước ngoài tới chữa bệnh chưa nhiều như mong đợi. Đội ngũ nhân viên và cán bộ y tế phải sử dụng ngoại ngữ thành thạo…

      Tổng cục Du lịch đánh giá, loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng chưa được đầu tư khai thác. Theo tài liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2007, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh đã mang lại cho các nước châu Á hơn 1,6 tỷ USD, dự báo năm 2012, sẽ tăng lên gấp 3 lần và đó là cơ hội cho nhiều quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này. Với một nền y học dân tộc, cổ truyền uy tín, Việt Nam có nhiều lợi thế, nhất là gần đây, tại các điểm du lịch, khu resort đã hình thành nhiều cơ sở chăm sóc sắc đẹp, điều dưỡng bước đầu được du khách ưa chuộng. Theo anh Chu Ngọc Tú, sau khi đưa một số đoàn khách nước ngoài tham gia tour này, họ đều có phản hồi tốt về các dịch vụ y tế của Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Đây có thể coi là sản phẩm độc đáo của du lịch Việt Nam trong việc kết hợp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và sự thoải mái tinh thần dựa trên nền tảng khai thác tinh hoa của y học Phương Đông, lấy châm cứu làm chủ đạo. 

      Theo nhiều người làm trong ngành Du lịch, du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tại Việt Nam, trong khi giá dịch vụ không đắt. Nếu làm tốt khâu quảng bá, loại hình du lịch này sẽ phát triển trong tương lai gần và phù hợp với dịch vụ chữa bệnh bằng Đông y.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.