ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre): Tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh bất động sản

Thảo luận tại tổ vào dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) cho rằng: Nên đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm kinh doanh có điều kiện để từ đó có các quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Đồng thời, để hạn chế tình trạng ai cũng được quyền tham gia kinh doanh bất động sản như hiện nay, cần tăng cường công tác quản lý loại hình này.

ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre): Tăng cường công tác quản lý đối với các loại hình kinh doanh bất động sản -0
ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) thảo luận tại tổ

Rà soát để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Theo ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn, Luật Kinh doanh bất động sản liên quan đến một số luật khác đang được Quốc hội xem xét sửa đổi là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng... Đồng thời, luật này cũng liên quan mật thiết với Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, vì bất cứ nhà đầu tư dự án kinh doanh bất động sản nào cũng đều phải tuân thủ theo quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch phân khu, quy hoạch cấp huyện, quy hoạch chi tiết và dự án.

Đại biểu cũng cho biết thêm, một dự án bất động sản từ lúc được cấp chủ trương đầu tư đến khi xây dựng xong, đưa vào giao dịch được thì thời gian không dưới 5 năm, trong đó có 2-3 năm để hoàn thành các thủ tục hành chính. Với việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản lần này, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có thể đưa ra một quy trình thủ tục ngắn gọn, dễ thực hiện, vừa bảo đảm công tác quản lý Nhà nước chặt chẽ nhưng cũng hướng đến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư.

Cũng theo đại biểu, hiện các nhà đầu tư chân chính không ngại thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện có quá nhiều thủ tục phức tạp, các quy định của pháp luật chồng chéo nhau, không biết áp dụng quy định của luật nào. Vì vậy, đại biểu cho rằng: việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản cần phải được rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hướng đến thị trường kinh doanh bất động sản phát triển lành mạnh, thúc đẩy kinh tế đô thị trở thành một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng như từng địa phương.

Cần giảm “giấy phép con” cho nhà đầu tư

Góp ý cụ thể vào dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cũng cho rằng cần rà soát các quy định, giảm các “giấy phép con” cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Theo đại biểu: Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành, để đủ điều kiện giao dịch, một nhà đầu tư dự án bất động sản phải trải qua rất nhiều bước như: phải có quyền sử dụng đất hợp pháp, xây dựng xong phải được nghiệm thu về hạ tầng, về môi trường, về tín dụng phải được Ngân hàng thương mại bảo lãnh, phải có văn bản chấp thuận của chính quyền địa phương trước khi giao dịch… Như vậy, làm mất nhiều thời gian của cả chính quyền địa phương và nhà đầu tư. Do đó, cần rà soát lại các điều kiện này để có quy định phù hợp, rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm của các bên.

Về đối tượng tham gia kinh doanh bất động sản, để làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị Quốc hội cần quy định rõ kinh doanh bất động sản có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Theo đại biểu, nên đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm kinh doanh có điều kiện để từ đó có các quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh, thành lập doanh nghiệp… nhằm tăng cường công tác quản lý, hạn chế tình trạng ai cũng được quyền tham gia kinh doanh bất động sản như hiện nay.

Liên quan đến sàn giao dịch bất động sản, đại biểu cho rằng: hình thức giao dịch bất động sản qua sàn là một hình thức giao dịch hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, dự thảo luật lại quy định đây là hình thức duy nhất để giao dịch bất động sản là mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp. "Vì Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp để mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng"- đại biểu lý giải.

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị đối với những nơi chưa có quy hoạch, hiện nay Chính phủ giao cho UBND cấp tỉnh công bố những nơi đủ điều kiện để kinh doanh nhà ở, trong đó có phân lô, bán nền hoặc được phép chuyển nhượng gắn liền với quyền sử dụng đất, đề nghị trong dự thảo luật nên có quy định cụ thể để chính quyền địa phương mạnh dạn công bố các khu vực này, nhất là những nơi đang sắp xếp lại dân cư. Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cho chính quyền cấp huyện, cấp xã vì địa bàn xã, huyện là nơi có các dự án kinh doanh bất động sản triển khai nên cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền này, bảo đảm các dự án được quản lý chặt chẽ, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.