Giao lưu trực tuyến “Hiệu quả từ các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước”

- Thứ Năm, 16/12/2021, 17:33 - Chia sẻ
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt triển khai 7 chương trình khoa học và công nghệ (KHCN) trọng điểm cấp quốc gia do Bộ trực tiếp quản lý, gồm một số chương trình như: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai; Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển…
Các đại biểu tại buổi giao lưu

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến có:

 - Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC);

- GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20);

- GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20);

- GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20);

- Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Anh Nguyễn Minh Tiến: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ KHCN quản lý trong giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua?

Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ: 
Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Đỗ Đạt  chia sẻ tại buổi giao lưu

Tôi xin giới thiệu những thông tin chung về các chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt trên cơ sở Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05.6.2015 của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN chủ yếu giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14.10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, với 07 chương trình, bao gồm 06 chương trình thuộc lĩnh vực KHCN (chương trình KC) và 01 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (chương trình KX.01).

Sau 5 năm hoạt động, đã có 257 nhiệm vụ được phê duyệt và triển khai. Với sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan quản lý, đến nay 97% các nhiệm vụ KHCN của các chương trình đã được đánh giá nghiệm thu với 40 nhiệm vụ có kết quả xuất sắc.

Tôi xin trích dẫn một số kết quả thuộc các chương trình: 469 loại sản phẩm dạng 1 trong đó có 103 loại thiết bị máy móc; 85 loại vật liệu mới; 31 dây chuyền công nghệ; 69 là các mẫu, mô hình; 136 loại sản phẩm là hàng hóa có thể tiêu thụ và những sản phẩm khác như giống cây trồng, chủng nấm... đã thương mại hóa hàng trăm tỷ đồng trong quá trình thực hiện.

384 giải pháp, quy trình công nghệ, 90 cơ sở dữ liệu/ bộ số liệu, 60 phần mềm các loại. Nhiều giải pháp/ quy trình công nghệ sau khi được hoàn thiện đã được ứng dụng ngay vào thực tiễn đồng thời được nhân rộng phổ biến. Nhiều phần mềm sau khi được thử nghiệm đã được sử dụng và ứng dụng triển khai ngay sau khi kết thúc đề tài tại các cơ quan của bộ, ngành trung ương và địa phương.

Nhiều báo cáo kiến nghị, chắt lọc từ kết quả của nhiệm vụ đã được gửi tới các cơ quan ban ngành của Đảng, Chính phủ và Quốc hội như: Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ ban ngành... phục vụ cho việc soạn thảo một số nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Khoá XIII.

Kết quả chung đáng chú ý như đầu tư Ngân sách Nhà nước tăng đáng kể cho các nhiệm vụ (trung bình tăng trên 50% so với các nhiệm vụ thuộc cả chương trình KC và KX giai đoạn 2011-2016).

Về kết quả khoa học, số lượng công bố quốc tế tăng mạnh, tính trung bình trên đầu nhiệm vụ thì các chương trình KC, các bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI và Scopus tăng: KC tăng 2 lần (1,04 bài/NV ; 0,49 bài/NV (2011-2015)); KX tăng 3 lần (0,75 bài/NV ; 0,24 bài/NV (2011-2015)

Kết quả này minh chứng hiệu quả đầu tư, đồng thời minh chứng các nhiệm vụ không chỉ giải quyết những nội dung, vấn đề không chỉ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ở trong nước mà còn tiếp cận với các bài toán, những vấn đề được quan tâm nghiên cứu tầm thế giới.

Ví dụ như nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI, IoT, công nghệ điện toán đám mây,…Vật liệu tiên tiến như chất dẻo tính năng đặc biệt, hợp kim titan y sinh, vật liệu bê tông asphalt tái chế ấm, công nghệ plasma xử lý vải chống cháy,...

Quan trắc phóng xạ môi trường, đánh giá tác động môi trường phóng xạ, xử lý các sự cố và tai nạn bức xạ, hạt nhân, công nghệ bức xạ,... Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn; công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, dự báo, cảnh báo nguy cơ, đánh giá rủi ro thiên tai,... Đánh giá tai biến xói lở bờ biển trong mối tương tác giữa quá trình nội sinh và nước biển dâng. Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán sớm ung thư; Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh máu ác tính,...

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các nhiệm vụ thuộc các chương trình KC tăng 48% so với 6 Chương trình tương ứng của giai đoạn trước (128 kết quả được đăng ký).

Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ thông qua hỗ trợ trên 9.700 lượt thành viên tham gia thực hiện, với trên 2.900 cán bộ, nhà khoa học là thành viên tham gia thực hiện chính triển khai các nhiệm vụ.

Mỗi chương trình đều có những kết quả nổi bật trong làm chủ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, ứng dụng trong thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao:

Trong chương trình KX, các kết quả nghiên cứu tiếp tục đóng góp về luận cứ khoa học trong việc kiến nghị nhằm hoạch định chính sách và hoàn chỉnh cơ chế quản lý, có nhiều kết quả nghiên cứu đã được chắt lọc, tổng hợp kịp thời và chuyển giao cho Tổ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng XIII, góp phần xây dựng và hoàn thiện văn kiện phục vụ Đại hội Đảng.

Nhiều kết quả khoa học của Chương trình KC đạt được đã được triển khai, ứng dụng thực tiễn tại Bộ, Ban, ngành; Một số kết quả đã thể hiện hiện sự đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một số công nghệ, thiết bị được tạo ra đã chuyển giao ngay cho các đơn vị có nhu cầu hay các đơn vị sản xuất. Thông qua các BCN, các đơn vị quản lý nhiệm vụ, cũng đã có 30 công trình nghiên cứu có kết quả được xem xét đề xuất khen thưởng.

Phạm Thu Trang, 36 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội : Sau 5 năm thực hiện, Chương trình KC.10/16-20 triển khai 40 đề tài và 6 dự án, phân bổ đều ở các nội dung nghiên cứu. GS có thể thông tin thêm về kết quả của chương trình?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).
Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20) GS.TS Phạm Gia Khánh chia sẻ tại buổi giao lưu

Chương trình KC.10 đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, hiện đại mà các nước trên thế giới đang thực hiện (ghép tạng, công nghệ sinh học, sinh học phân tử, xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung, laser quang đông phẫu thuật thai nhi, các kỹ thuật bào chế thuốc hiện đại, dược phất phóng xạ Na18F, Cr32PO,). Nhờ vậy đã giải quyết nhiều bệnh hiểm nghèo góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Thông qua chương trình đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ khoa học và tiềm lực khoa học công nghệ y - dược trong nước theo kịp thế giới, tránh tụt hậu.

Chương trình mang lại hiệu quả lớn về kinh tế -xã hội:

- Hiệu quả về kinh tế rất lớn, ví dụ Kit chẩn đoán mất đoạn AZF tinh trùng của CTCP Việt Á có giá 16Tr / bộ, kit nhập ngoại 31-50 triệu/bộ

+ Laser quang đông điều trị hội chứng truyền máu song thai nếu ra nước ngoài diều trị phải mất 30.000 USD. Nhờ có chương trình nghiên cứu, điều trị trong nước chỉ 2.000 USD. Mỗi năm nước ta có khoảng 300 bệnh nhân phải điều trị bằng phương pháp này. Như vậy mỗi năm tiết kiện cho nhà nước khoảng 200 tỷ đồng. Nếu tính hiệu quả của các đề tài trong chương trình, thì hiệu quả kinh tế của chương trình mang lại gấp nhiều lần kinh phí đầu tư cho chương trình.

- Chương trình KC10 cũng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, bởi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội. Con người là vốn quý nhất của xã hội và “sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Các mục tiêu và nội dung của chương trình đều nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của chương trình đã điều trị cho nhiều bệnh nhân, giảm thiểu tàn phế để họ tiếp tục lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Điều này đã làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chương trình đã góp phần thực hiện chính sách công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì đã giúp nhiều người nghèo được tận hưởng những thành tựu khoa học. Nếu không có chương trình thì một số em nhỏ ở Hà Giang không thể có kinh phí để ghép phổi. Rõ ràng, chương trình mang ý nghĩa rất lớn đối với xã hội.

Nguyễn Mạnh Hùng, 48 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội : Việc nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai là lĩnh vực rất cần những nghiên cứu mang tính dự báo. Chương trình KC.08 đã và đang thực hiện có kết quả bước đầu ra sao, thưa bà?

GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20).

Chương trình KHCN trọng điểm quốc gia với mã số KC08 thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ thực ra đã được triển khai từ 20 năm nay với 4 giai đoan triển khai, khoảng 5 năm một lần và luôn được bổ sung hoàn thiện và tập trung đầu tư nghiên cứu giải quyết về mặt KHCN, các vấn đề cấp bách có tính thời sự liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phòng tránh thiên tai. Chương trình KC08 gần đây nhất là Chương trình KC09/16-20 tập trung nghiên cứu KHCN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20) GS.TS Đặng Kim Chi chia sẻ tại buổi giao lưu

Một trong những mục tiêu của chương trình KC08 /16-20 là tập trung nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan như: bão, mưa, lũ lụt, nắng nóng, rét hại. Với mục tiêu này, đã có một số đề tài nhiệm vụ được triển khai thực hiện như:

 KC.08.01/16-20 và KC.08.06/16-20  nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, đã tạo ra những sản phẩm có giá trị khoa học cao và có tác động lớn đối với kinh tế, xã hội, đó là:

- Hệ thống nghiệp vụ dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam bằng các mô hình động lực Hệ thống mô hình dự báo định lượng mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ Việt Nam theo chế độ nghiệp vụ đã được xây dựng nhằm thông tin dự báo, cảnh báo khí hậu hạn mùa, định lượng mưa  góp phần tăng cường khả năng cảnh báo thiên tai, phục vụ bố trí kế hoạch sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiệt hại do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.phục vụ đắc lực cho bài toán cảnh báo thiên tai liên quan đến mưa lớn như lũ, lũ quét ở khu vực Bắc Bộ.

- Các kết quả đánh giá dự báo biến động nguồn nước về dòng chảy lũ, kiệt, xâm nhập mặn trong tương lai cùng mô phỏng chuyển dịch thời vụ đã cung cấp thông tin hỗ trợ chỉ đạo sản xuất góp phần chủ động các định hướng phát triển bền vững và lâu dài cho vùng ngập lũ đồng bằng sồn Cửu Long. Hệ thống nghiệp vụ dự báo định lượng mưa khu vực Nam Bộ và cảnh báo mưa lớn hạn cực ngắn cho TP. Hồ Chí Minh và đề xuất về vùng tiềm năng, vùng thích hợp cho chuyển đổi mô hình sản xuất.

- Hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới cho khu vực Bắc Trung Bộ theo gian thực, với quy mô cảnh báo đến cấp huyện. Phương pháp đánh giá rủi ro đa thiên tai và bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm giảm nhẹ rủi ro đa thiên tai cho các tỉnh ven biển trung Trung Bộ.

Lý Hoàng Nam, 23 tuổi, TP Bắc Ninh: Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC).
Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC) Bà Hà Tú Cầu chia sẻ tại buổi giao lưu 

Nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra các sản phẩm có khả năng ứng dụng cao, tiến bộ và có ích cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, các chương trình nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm sẽ mang lại những kết quả cụ thể, chính xác hơn những chương trình nghiên cứu có đại trà với tính ứng dụng không cao.

Chị Nguyễn Hương Giang, 39 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội : 5 năm thực hiện, 52 đề tài của Chương trình Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về các sản phẩm ứng dụng, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như các công bố trong nước và quốc tế. Ông có thể đánh giá về hiệu quả của chương trình?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20) GS.TS Trần Thọ Đạt

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhiều đề tài có kết quả nghiên cứu mới, một số đề tài đã kịp thời cung cấp kết quả nghiên cứu cho việc phục vụ cho công tác soạn thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như xây dựng và hoàn thành các chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển của Bộ, ngành và địa phương.

Trong 5 năm qua, có 40% đề tài có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, 80% đề tài có kết quả gồm các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới, và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương. Tất cả các đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Gần 400 bài báo trong nước và quốc tế từ kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó tỷ lệ bài báo công bố quốc tế đạt trên 10%. Số đề tài có công bố quốc tế đạt trên 30%. Số bài báo được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng thuộc danh mục ISI, Scopus chiếm tỷ lệ 60% trên tổng số các công bố quốc tế. Chỉ tiêu này đã vượt mức kế hoạch đề ra.

Về hội thảo: 161 bài tham gia hội thảo khoa học quốc gia, 26 bài tham gia hội thảo khoa học quốc tế. Gần 100 hội thảo khoa học quốc gia được tổ chức, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành. 100% đề tài đảm bảo chỉ tiêu đào tạo sau đại học, tham gia đào thạc sỹ và tiến sỹ, trong đó, đã tham gia đào tạo 95 tiến sỹ và 144 thạc sỹ.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu trong Chương trình được chuyển giao cho các ban, bộ, ngành Trung ương phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách. Một số kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp và địa phương ứng dụng vào thực tế.

Trần Mạnh, 41 tuổi, Tiên Lãng, Hải Phòng: Vai trò của Bộ KHCN trong việc triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ: 

Bộ KHCN là Bộ chủ trì của 7 chương trình. Vai trò, nhiệm vụ của Bộ KHCN - Bộ chủ trì đã được quy định chi tiết trong Luật, Nghị định và được chi tiết tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12.3.2015 về quy định tổ chức quản lý các chương trình KHCN cấp quốc gia, với các nội dung chính:

- Tổ chức xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình trong giai đoạn này. Hệ thống các văn bản quản lý đã được ban hành tương đối đầy đủ từ khâu xác định nhiệm vụ đến khâu nghiệm thu thanh lý. Một số thông tư đã được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình triển khai.

- Rà soát, điều chỉnh hệ thống các Chương trình;

- Phê duyệt: Khung chương trình, danh mục đề xuất đặt hàng Chương trình, nhiệm vụ chương trình, quyết định điều chỉnh, kế hoạch đấu thầu;

- Công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ Chương trình;

- Xây dựng dự toán, phương án cân đối, phân bổ và giao kinh phí từ ngân sách Nhà nước hàng năm để thực hiện Chương trình;

- Phân bổ hạn mức kinh phí cho Chương trình;

- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;

- Bộ chủ trì phân công các Đơn vị quản lý Chương trình, Ban chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định.

Nguyễn Thuỳ Linh, 30 tuổi, Hải Hậu, Nam Định: Các đề tài, dự án thuộc các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước khi áp dụng trong thực tiễn đã mang lại kết quả thế nào, thưa ông? Bộ sẽ có giải pháp thúc đẩy nghiên cứu KHCN gắn liền với thực tiễn cuộc sống?

Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ: 

Các nhiệm vụ của các chương trình KC, KX luôn đề cao tính ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong phục vụ sản xuất và đời sống, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều được yêu cầu đánh giá, triển khai thử nghiệm tại thực tiễn.

Về Chương trình KX:

- Trên 40% số đề tài nghiên cứu có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học khác) đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- 80% số đề tài có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học khác) góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương.

- 90% số đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển khoa học xã hội và nhân văn.

(Một số báo cáo, kiến nghị chắt lọc từ kết quả của đề tài, đã được gửi tới các cơ quan ban ngành của Đảng, Chính phủ và Quốc hội như Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ... phục vụ cho việc soạn thảo một số nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Khoá XII về các vấn đề liên quan đến tháo dỡ, khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới của đất nước; gửi đến Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương... trong việc xây dựng chuyên đề, báo cáo, luận cứ khoa học phục vụ cho việc soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với các nội dung về các tác động đa chiều từ các cấu trúc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với khu vực và Việt Nam và đề xuất các chính sách cho Việt Nam; xây dựng chiến lược đối nội, đối ngoại, đưa ra các tư vấn chính sách về quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ; đánh giá các tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu kinh tế và hệ thống giải pháp xác định các ngành có lợi thế phát triển trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam; gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ... sử dụng trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách sửa đổi về Luật Đất đai, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt vấn đề giao đất, thu hồi đất, đền bù, giải tỏa, hỗ trợ khi thu hồi đất; hoạch định chính sách xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ của Việt Nam; xây dựng dự thảo Nghị định kiểm soát tài sản thu nhập).

Về Chương trình KC:

- Thông qua các hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm bước đầu mang lại doanh thu trên 150 tỷ đồng (với các sản phẩm thiếc thỏi 99,99%, oxit đất hiểm chất lượng, Masterbatch phụ gia tăng tính năng nhựa nhiệt dẻo, chi tiết, phụ tùng máy bơm bằng thép Duplex và SuperDuplex, phụ gia đa năng, thiết bị làm sạch buồng đốt…)

- Các hệ thống, sản phẩm phần mềm thuộc chương trình (KC.01/16-20, KC08/16-20, KC09/16-20) đã được ứng dụng, chuyển giao cho các tổ chức, cơ quan nhà nước để khai thác sử dụng góp phần tiết kiệm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước trong việc đầu tư, mua sắm những sản phẩm có tính tương đương.

+ KC.01: Hệ thống đánh giá, quản lý rủi ro an toàn thông tin trong các hệ thống công nghệ thông tin; Hệ thống hỗ trợ xử lý sự cố an toàn thông tin trong các hệ thống công nghệ thông tin, được chuyển giao cho 3 Bộ: kinh phí thuê các giải pháp tương tự từ nước ngoài từ 6 -10 tỷ VNĐ/năm; tiết kiệm trên 100 tỷ nếu được ứng dụng rộng các bộ ngành, địa phương.   

+ KC.08: Hệ thống nghiệp vụ dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam bàn giao cho Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Trung tâm KTTV Quốc gia - Tổng cục KTTV; Hệ thống mô hình dự báo định lượng mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hạn từ 1 đến 3 ngày ứng dụng tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

- Tạo ra các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm mới có tác dụng nâng cao hiệu suất, năng suất của hệ thống, tiết kiệm chi phí dự kiến sẽ có hiệu quả lớn khi được triển khai rộng rãi và lâu dài như:

+ KC.02: Hệ hóa phẩm axit chuyên dụng cho loại trừ nhiễm bẩn vô cơ và Hệ hóa phẩm chuyên dụng cho loại trừ nhiễm bẩn hữu cơ và các cụm nước, kết quả thử nghiệm công nghiệp tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã làm tăng 80-279% (0,8-2,79 lần) sản lượng khai thác dầu

+ KC.05: phụ gia đa năng FNT6VN sử dụng phù hợp cho nhiên liệu lỏng với tỷ lệ siêu nhỏ hiện đã mang về doanh thu gần 5 tỉ VNĐ. Sử dụng nhiên liệu pha phụ gia FNT6VN, mang lại hiệu quả tốt về kinh tế, kỹ thuật và môi trường, thể hiện ở khả năng tăng công suất (động cơ/nồi hơi) ít nhất 5%, tiết kiệm nhiên liệu ít nhất 8%, giảm khí thải độc hại HC, CO và độ khói (đối với động cơ diesel), mỗi loại từ 5 - 20%. (Theo báo cáo của đơn vị chủ trì, sản phẩm đã được các nhà đầu tư quan tâm và ký kết Hợp đồng Độc quyền đầu tư và phát triển phân phối sản phẩm phụ gia đa năng FNT6VN với tổng mức đầu tư là 20 triệu USD).

- Tạo ra sản phẩm với giá thành có khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm tương đương, tiết kiệm được chi phí cho nhà nước cũng như người sử dụng.

Trích báo cáo KC.10:

+ Ứng dụng kỹ thuật laser quang đông điều trị thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và giải sơ buồng ối: Nước ngoài điều trị : 30.000 USD (không kể chi phí đi lại). Thực hiện trong nước với giá 40-50 triệu đồng/1 ca; 300 ca /năm, từ đó, tiết kiệm hơn 8 triệu USD (180 tỉ VNĐ) mỗi năm.

+ Thuốc Felodipin có giá thành 1 viên là 935đ/viên, giá nhập ngoại là 7.000 đ/viên.

+ Giá thành 1 sản phẩm kim luồn tĩnh mạch là 5000 - 6.000 đ/1 kim, Giá nhập khẩu là 8000 - 9.000đ/1 kim: 10 triệu kim/ năm, tiết kiệm 30 tỷ đồng.

+ Bộ kít xác định mức độ gẫy ADN của tinh trùng chẩn đoán vô sinh nam với giá 30.000 đ/1 kít, so với giá nhập ngoại 1.200.000 đ/1 kit; Với 20.000 kít /năm, tiết kiệm gần 20 tỷ đồng/năm.

Nhìn chung, nếu tính tổng kinh phí tiết kiệm (nhà nước và nhân dân), con số đạt được có thể lên tới hàng nghìn tỉ đồng một năm, vượt đáng kể con số kinh phí đầu tư.

Không chỉ mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế như những phân tích trên đây, các chương trình KH&CN còn mang lại nhiều nghĩa xã hội như tham gia đào tạo nhân lực KH&CN chất lượng cao (tham gia đào tạo và hỗ trợ đào tạo 310 tiến sỹ, 554 thạc sỹ ); góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (thông qua những giải pháp, kỹ thuật chữa bệnh hiểm nghèo; giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận những thành tựu y học tiên tiến, tiết kiệm chi phí điều trị…); góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu phát sinh chất thải; cảnh báo, ứng phó hạn chế các rủi ro thiên tai đảm bảo an toàn cho nhân dân và an sinh xã hội; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, pháp luật về biển làm sâu sắc thêm cơ sở khoa học trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông….

Về các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu KHCN gắn liền với thực tiễn cuộc sống, tôi cho rằng Các chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trong bối cảnh Chính phủ tiến hành nhiều đổi mới trong quản lý điều hành với mục tiêu xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo. Hoạt động KHCN đặc biệt là đổi mới sáng tạo được đặt trong sự quan tâm nhiều hơn của cả xã hội. Yêu cầu về hiệu quả của hoạt động KHCN từ phía xã hội ngày càng cao.

Hoạt động của các chương trình trọng điểm tiếp tục nằm trong xu thế đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KHCN đã được Bộ KHCN thực hiện từ nhiều năm trước. Nội hàm của cơ chế “đặt hàng” các nhiệm vụ KHCN được làm sâu sắc hơn. Việc “đặt hàng” các nhiệm vụ KHCN được thực hiện bởi các Bộ, Ban, ngành và địa phương thông qua đề xuất của các đơn vị (bao gồm tổ chức KHCN, các doanh nghiệp và cả cá nhân).

Bộ KHCN luôn quan tâm đến việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn liền với thực tiễn, cụ thể: Đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình trọng điểm, các đề xuất thường phải xuất phát từ mục tiêu giải quyết những bài toán thực tiễn của cuộc sống. Các kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ gần như bắt buộc phải được triển khai thử nghiệm, đánh giá tại thực tiễn. Chính vì vậy, như tôi có trình bày ở trên, nhiều kết quả sau khi thử nghiệm, nghiệm thu đã được ứng dụng, sử dụng ngay (ví dụ các phần mềm, hệ thống), hay được lan tỏa, phổ biến trong lĩnh vực (ví dụ các kỹ thuật, giải pháp công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (y tế)).

Hệ thống các văn bản quản lý đã được ban hành tương đối đầy đủ từ khâu xác định nhiệm vụ đến khâu nghiệm thu thanh lý. Một số thông tư đã được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình triển khai (Thông tư 08/2017/TT-BKHCN, Thông tư 03/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 07/2014/TT-BKHCN). Từ đó, đã tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý tổ chức triển khai các chương trình, cũng như những cơ quan tổ chức trong đó có các doanh nghiệp, cá nhân có năng lực nghiên cứu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN tiến hành đăng ký và triển khai nhiệm vụ.

Hiện nay, Bộ KHCN tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản này nhằm tiếp tục đổi mới, qua đó làm đơn giản hóa các thủ tục, với quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh, qua đó thúc đẩy sản phẩm, kết quả nghiên cứu gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.

Trần Hoàng Ngọc 36 tuổi, TP Hải Dương: Được biết, Bộ KHCN đang tái cấu trúc lại các chương trình KHCN quốc gia. Cụ thể, sẽ có những thay đổi như thế nào thưa ông? Giai đoạn mới, các chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước sẽ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực gì?

Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ: 

Là đơn vị cũng tham gia vào hoạt động tái cấu trúc các Chương trình, tôi xin có một số thông tin như sau:

 Nội dung tái cấu trúc (tái cơ cấu) đã được Bộ KHCN ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1066/TTg-KGVX ngày 5.8.2021 về tái cơ cấu các chương trình KHCN cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó việc tổ chức tái cơ cấu cần dựa trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí:

- Bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phù hợp Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ KHCN 5 năm 2021 - 2030.

- Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh; góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp với ngành hàng có lợi thế cạnh tranh; năng lực đổi mới sáng tạo và kết nối 3 nhà; hình thành đội ngũ chuyên gia, nhóm nghiên cứu mạnh; gia tăng công bố quốc tế, đăng ký sáng chế, cải thiện chỉ số GII.

- Chú trọng thu hút nguồn lực xã hội (Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp)

- Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng; tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm.

- Góp phần phát triển tiềm lực KHCN trong trung và dài hạn, phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản, công nghệ ưu tiên, sản phẩm trọng điểm - chủ lực, phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia; Gắn kết với lộ trình công nghệ các ngành, lĩnh vực.

- Không trùng lặp về nội dung và phân bổ nguồn lực; bảo đảm kết nối và liên thông.

- Có tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội trong phạm vi cả nước; giải quyết vấn đề KHCN liên ngành, liên vùng, đa lĩnh vực.

- Ưu tiên phát triển mô hình sinh kế gắn với đặc thù vùng, địa phương; CN khai thác tài nguyên và chế biến đặc sản vùng, miền, gắn với chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cũng như một số định hướng lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên:

- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:

+ Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, hoàn thiện thể chế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

+ Gắn giá trị nhân văn về văn hoá, nghệ thuật, con người Việt Nam với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Hội nhập quốc tế,

+ Khoa học lý luận chính trị

+ Lý luận, thực tiễn về quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

+ Phát triển khoa học giáo dục

- Lĩnh vực khoa học tự nhiên:

+ NCCB phát triển vật lý, toán học

+ KHCN trong lĩnh vực hoá học, khoa học sự sống, khoa học trái đất, khoa học biển

- Lĩnh vực công nghiệp:

+ Công nghệ cơ khí và tự động hoá

+ Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

+ Công nghệ công nghiệp hoá dược

+ Công nghệ phát triển công nghiệp môi trường

+ Công nghệ thúc đẩy SX và tiêu dùng bền vững

- Lĩnh vực nông nghiệp:

+ Công nghệ bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản

+ Cơ giới hoá nông nghiệp

- Lĩnh vực y tế:

+ Công nghệ mới, tiên tiến trong y tế và SP chăm sóc sức khoẻ

+ Phát triển vắc xin phòng chống bệnh cho người

- Lĩnh vực tài nguyên môi trường:

+ Công nghệ bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

+ Phát triển bền vững kinh tế biển

- Lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh, cơ yếu

- Nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, dân tộc, vùng, địa phương:

+ Ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số

+ Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long

+ Vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc

- Công nghệ công nghiệp 4.0; công nghệ cao; công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ số và Đô thị thông minh; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ lưu trữ năng lượng; công nghệ vũ trụ; công nghệ bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen

- Và các nghiên cứu định hướng đổi mới sáng tạo gắn với doanh nghiệp và thị trường KHCN.

Lê Hữu Phong, Hà Nam: Được biết, trong các giai đoạn thực hiện, Chương trình KC.10 là một trong những chương trình được cho là thành công nhất, được coi là “niềm tự hào của khoa học và công nghệ”. GS nghĩ sao về nhận định này?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Tôi không nghĩ chương trình KC10 là một trong những chương trình thành công nhất, vì tôi biết các chương trình khác cũng rất thành công. Nhưng chắc chắn chương trình KC10 cũng như các chương trình khác là niềm tự hào của KHCN. Vì chính nhờ có KHCN mà chương trình KC10 đã ứng dụng thành công các kỹ thuật y - dược tiên tiến trên thế giới đã giải quyết nhiều bệnh tật hiểm nghèo góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Trần Bảo Khánh, 22 Tuổi, Vũ Thư, Thái Bình : Bà có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật của Chương trình?

GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20).: 

Các đề tài, dự án của chương trình KC08/16-20 đã đề xuất 38 nhóm giải pháp, quy trình, công nghệ mới có tính khả thi cao để giải quyết những vấn đề nóng của thực tiễn thiên tai và môi trường đang đặt ra tại các vùng miền và địa phương, cụ thể như sau:

KC.08.01 và KC.08.06 nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, đã tạo ra những sản phẩm có giá trị khoa học cao và có tác động lớn đối với kinh tế, xã hội... Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một hệ thống mô hình động lực được xây dựng hoàn chỉnh theo chế độ nghiệp vụ nhằm phục vụ bài toán dự báo khí hậu hạn mùa đã bổ sung một cách tiếp cận mới với các phương pháp, công nghệ hiện đại trong nghiên cứu dự báo khí hậu hạn mùa, có thêm một công cụ dự báo tiên tiến và cảnh báo sớm về các hiện tượng khí hậu cực đoan; cải thiện năng lực và độ chính xác của dự báo định lượng mưa trong khu vực nhỏ, mưa do địa hình, phục vụ đắc lực cho bài toán cảnh báo thiên tai liên quan đến mưa lớn như lũ, lũ quét ở khu vực Bắc Bộ.

 KC.08.05, KC.08.10 và KC.08.13 đã đạt được kết quả nghiên cứu tổng thể hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình về các vấn đề chính trị, ổn định lòng dân, ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và đóng góp thiết thực cho định hướng quản lý, điều hành vĩ mô đảm bảo phát triển ổn định, bền vững trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Giúp các Bộ, ngành trong công tác xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý điều hành sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

- Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển thời vụ đã được ứng dụng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre giúp địa phương khai thác hợp lý diện tích canh tác vùng ngập lũ, giảm thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

- Các giải pháp giảm thiểu tác động của thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn vùng Bán đảo Cà Mau do đề tài đề xuất.

- Kết quả nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp tích hợp công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để xây dựng các mô hình kinh tế xanh phù hợp với đặc thù từng vùng miền.

- Mô hình kinh tế xanh cho xã đảo đã được chuyển giao cho chính quyền 3 xã đảo: Việt Hải (Hải Phòng), Nhơn Châu (Bình Định) và Nam Du (Kiên Giang).

 KC.08.17, KC.08.19, KC.08.20, KC.08.DA01 và KC.08.DA02 đã đề xuất và ứng dụng thử nghiệm thành công nhiều giải pháp và công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải môi trường nông thôn, làng nghề, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước rỉ rác... qua đó góp phần giải quyết những vấn đề rất bức xúc do ô nhiễm môi trường ở một số địa phương.

Công nghệ xử lý sinh học rác thải sinh hoạt của đề tài đủ năng lực để xử lý an toàn vấn đề chất thải rắn sinh hoạt rất nhạy cảm và cấp thiết hiện nay, với mức khái toán phí đầu tư xây dựng hệ thống và vận hành công nghệ so sánh được với các giải pháp công nghệ nhập khẩu hiện hữu đang vận hành trên thị trường.

- Các mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải phù hợp với các điều kiện tự nhiên đặc thù tại vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long tương ứng với 3 vùng đặc trưng vùng ngọt, vùng mặn và vùng phèn là một bộ giải pháp với nhiều thành phần tham gia đã góp phần giải quyết vấn đề về vệ sinh môi trường nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, kỹ thuật chuyển đổi chất thải và từng bước nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư nông thôn tại khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Mô hình công nghệ tái chế, tuần hoàn tái sử dụng chất thải góp phần mang lại lợi ích kinh tế thông qua tính ưu việt trong quá trình vận hành hệ thống và chất lượng xử lý, nhờ vậy sản phẩm được đánh giá có lợi thế cạnh tranh hấp dẫn về giá cả so với công nghệ nhập khẩu, phù hợp với các làng nghề ở Việt Nam. Mô hình có thể xây dựng đại trà, góp phần giải quyết tổng thể và toàn diện vấn đề môi trường làng nghề, trong đó có các làng nghề tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

- Hệ thống công nghệ thiết bị tích hợp hóa lý – sinh học và sinh thái BK-IPIBIWE xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung đã có những đóng góp cho việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung, tạo ra sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống. thay thế các công nghệ nhập ngoại có giá cao hơn gấp nhiều lần, cũng như thay thế các công nghệ hiện có không chỉ suất đầu tư cao mà còn thiếu thân thiện môi trường.

Trần Cẩm Tú, 38 tuổi, Gia Lâm Hà Nội: Được biết, MEDEP JSC cũng đã nhận được một số hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Bộ KHCN, trong đó có Chương trình KC.10. Điều này có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp, thưa bà?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC).: 

Những sản phẩm của MEDEP JSC được tạo ra từ nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm hình thành từ những dự án và đề tài áp dụng công nghệ tiên tiến, do vậy những sản phẩm của MEDEP là những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam: ví dụ như thủy tinh thể nhân tạo, chỉ khâu kháng khuẩn… và tới đây, MEDEP thực hiện nghiên cứu một số sản phẩm phụ trợ cho quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể. Những sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng cao tương đương hàng nhập ngoại.

Bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ nghiên cứu song hành với quá trình sản xuất để tối ưu hoá, cải tiến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất… Ví dụ với chỉ khâu kháng khuẩn thì những sản phẩn phẩm của MEDEP sẽ được phủ chất kháng khuẩn ngay trên chỉ khâu phẫu thuật. Điều này sẽ có tính ưu việt hơn so với các sản phẩm khác là tăng khả năng phục hồi, giảm khả năng nhiễm khuẩn và thời gian lưu viện của bệnh nhân.

Phạm Hoàng Trung, Phan Thiết: Các đề tài nghiên cứu của Chương trình đã được thực hiện thế nào để tránh lối mòn nặng về lý thuyết và thiếu tính thực tiễn?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).: 

Để đảm bảo nâng cao tính thực tiễn của việc thực hiện Chương trình, ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đầu bài đặt hàng đã giao cho Ban chủ nhiệm Chương trình chủ động trên cơ sở phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng đầu bài cho các nhiệm vụ, cũng như xem xét các đặt hàng từ các Ban, Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức khoa học – công nghệ, sau đó đề xuất danh mục nhiệm vụ để đưa ra tuyển chọn hoặc giao trực tiếp trên cơ sở mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình đã được phê duyệt. Trong quá trình triển khai và đánh giá, đã có cải tiến nhiều tiêu chí đánh giá tác động kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, có phương pháp, có bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở khoa học và lượng hóa được hiệu quả kinh tế - xã hội của Chương trình. 

Toàn bộ các đề tài trong Chương trình đã và đang chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Các kết quả nghiên cứu đã được chắt lọc, tổng hợp kịp thời và chuyển giao cho Tổ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng 13, góp phần xây dựng và hoàn thiện văn kiện phục vụ Đại hội Đảng. Bên cạnh việc chuyển giao và đóng góp trực tiếp cho công tác quản lý, hoạch định chính sách cấp Trung ương, nhiều kết quả nghiên cứu còn được chuyển giao cho các địa phương, doanh nghiệp.. Điển hình là các đề xuất nhằm giải quyết vấn đề an ninh việc làm cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được chuyển giao cho các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Sở lao động thương bình xã hội các tỉnh Cần Thơ, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nam và Đà Nẵng, các vấn đề về phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được chuyển giao cho các tỉnh ở đồng bằng sông cửu Long, vấn đề thu hút khách du lịch Nga được chuyển giao cho Khánh Hòa...

Nhiều đề tài thuộc chương trình tạo ra các sản phẩm khoa học đặc thù, trong đó có bản đồ, các mô hình chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, làm tài liệu cho các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn. Viện Đổi mới sáng tạo được hình thành từ đề tài KX.01.17, đặt tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giới trẻ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, IoT, thương mại điện tử, giáo dục STEM, sản xuất thương mại, Fintech, quảng cáo trực tuyến, du lịch...

Thông qua việc thực hiện Chương trình, khả năng vận dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của đội ngũ cán bộ tham gia triển khai đề tài cũng như của tổ chức chủ trì được nâng cao. Vấn đề liên kết giữa nhóm thực hiện đề tài, dự án với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu để tiến hành hợp tác, chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng đã có nhiều cải thiện.  

Ngoài ra, nhờ áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của các cán bộ thuộc các địa phương và sự phối hợp giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cán bộ nghiên cứu và cán bộ cơ quan, tổ chức tại địa phương có cơ hội học tập kinh nghiệm nghiên cứu, tổ chức điều tra và tích lũy kiến thức về kỹ thuật nghiên cứu khoa học. Ngược lại, các nhà khoa học có nhiều cơ hội làm việc và trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm với các nhà quản lý. Qua đó, các nhà khoa học có những giải pháp, đề xuất kiến nghị thực tiễn, khả thi hơn, trả lời đúng với câu hỏi của nhà quản lý, giảm tình trạng “lý thuyết”, “kinh viện”. 

Trần Nguyên Thảo 60 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh: Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ của Bộ KHCN như thế nào trong quá trình thực hiện, thưa ông?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Vai trò của Bộ KHCN rất lớn cho hoạt động của các ban chủ nhiệm chương trình.

Thứ nhất, Bộ đã xây dựng quy định tổ chức quản lý các chương trình rất cụ thể. Như chức trách, nhiệm vụ của mỗi chức danh, mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức…

Thứ hai, Bộ KHCN đã xây dựng các cơ chế, quy trình, hướng dẫn các hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình rất cụ thể, khoa học, chặt chẽ... như các vấn đề về xác định nhiệm vụ nghiên cứu, tuyển chọn các cá nhân tổ chức tham gia nghiên cứu, ván để kiểm tra giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu ...

Thứ ba, Bộ KHCN đã theo dõi chỉ đạo sát sao các hoạt động của ban chủ nhiệm chương trình và giải quyết nhanh chóng các khó khăn, kiến nghị của chương trình. Nhờ các quy định này đã giúp Ban chủ nhiệm chương trình hoạt động dễ dàng và hiệu quả.

Nguyễn Hữu Cầu, 70 tuổi, Đại Từ, Thái Nguyên: Hiện nay tỉ lệ ứng dụng vào thực tiễn của các nhiệm vụ thuộc Chương trình KC.10/16-20 đạt mức nào, thưa GS?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Hầu hết các nhiệm vụ khoa học của chương trình đều được ứng dụng vào thực tiễn, chúng tôi có 41/46 dự án đã được đưa vào thực tế. Hầu hết các nhiệm vụ của chương trình đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Tuy vậy có 5 nhiệm vụ phải thực hiện tiếp giai đoạn sau do quy định của ngành y rất chặt chẽ. Thí dụ như các vấn đề về thuốc men và một số kỹ thuật y học trước khi được điều trị chính thức trên người phải qua giai đoạn tiền lâm sàng vì vậy, không đủ thời gian áp dụng vào thực tiễn. (Vì một nhiệm vụ thường triển khai 2-3 năm).

Hoàng Hải Minh, 39 tuổi, Thái Bình: Khi mở ra các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, tức là Bộ KHCN đã tạo ra “sân chơi” cho các nhà khoa học. Vậy GS có đề xuất giải pháp gì để “sân chơi” này ngày càng bổ ích và ngày càng có thêm nhiều kết quả đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Để các nhà khoa học có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thì bộ KHCN phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học. Trước mắt là phải giảm các thủ tục hành chính, nhất là cơ chế tài chính. Vì cơ chế tài chính là vấn đề rất phức tạp, các nhà khoa học mất rất nhiều thời gian trong việc đấu thầu và thanh toán vật tư nghiên cứu, dẫn tới việc giảm hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, khi các nhà khoa học nghiên cứu thì phải xây dựng đề cương nghiên cứu. Nhưng quá trình nghiên cứu thường cần có nhiều thời gian, dẫn tới có thể sau 2-3 năm khi có sự thay đổi hay phương pháp nghiên cứu có những cập nhật mới nhưng lại không thay đổi được nguyên vật liệu nghiên cứu trong đề cương đã xây dựng ban đầu. Vì vậy, bộ KHCN cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học chủ động và sáng tạo trong nghiên cứu bằng cách khoán đến các sản phẩm cuối cùng.

Trịnh Mai Lan, 47 tuổi, Hà Nội: Bà kỳ vọng gì về việc ứng dụng vào thực tiễn của các nhiệm vụ thuộc Chương trình KC.08/16-20?

GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20).: 

Tôi rất tin tưởng về khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các đề tài: với 31/38 đề tài, dự án có kết quả được ứng dụng và có triển vọng ứng dụng trong thực tiễn đạt 81,6%; 20 đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp đã được cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc chấp nhận đơn; Hệ thống nghiệp vụ dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam bằng các mô hình động lực đã được xây dựng và chuyển giao cho các cơ quan quản lý (Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia - Tổng cục Khí tượng thủy văn).

Các giải pháp được xây dựng dựa trên các luận cứ và cơ sở khoa học chặt chẽ, sát với thực tiễn để tránh các đầu tư lãng phí và hiệu quả thấp sau này. Giúp các Bộ, ngành trong công tác xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý điều hành sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

Phương án và kế hoạch ứng phó với trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình (với 10 nhóm kịch bản được xây dựng) phục vụ công tác ra quyết định sát thực, hạn chế thiệt hại về người và của cải cũng như gián đoạn các hoạt động sản xuất do lũ và ngập lũ gây ra.  Góp phần nâng cao nhận thức về thiên tai do lũ, ngập lũ, vỡ đập và hoàn thiện các phương pháp tính toán thủy văn, thủy lực, tính toán vỡ đập, ứng dụng phát triển các công cụ, phần mềm mô hình toán hiện đại, mở rộng phạm vi áp dụng cho các lưu vực sông khác ở Việt Nam.

Quy trình công nghệ về điều chế đồng oxit từ dung dịch đồng clorua thải và sản xuất gạch nung bằng cách tái chế bùn thải công nghiệp mạ điện sau thu hồi kim loại hoặc nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa sử dụng kết hợp tro bay và xỉ lò cao có vật liệu kết dính chủ yếu là các chất phế thải của nhà máy nhiệt điện và luyện kim (đã được đăng ký giải pháp hữu ích); góp phần phát triển ngành công nghiệp môi trường theo hướng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tận thu các nguồn tài nguyên từ các nguồn thải công nghiệp, giảm thiểu rủi ro nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, cộng đồng dân cư, đồng thời phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho người lao động.  

Lê Văn Giao,58 tuổi, Nam Định: Cụ thể, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ đã tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, thưa bà?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC): 

Những sản phẩm của MEDEP được tạo ra từ nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm hình thành từ những dự án và đề tài áp dụng công nghệ tiên tiến, do vậy những sản phẩm của MEDEP là những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam: ví dụ như thủy tinh thể nhân tạo, chỉ khâu kháng khuẩn,… và tới đây MEDEP thực hiện nghiên cứu một số sản phẩm phụ trợ cho quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể. Những sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng cao tương đương hàng nhập ngoại.

Bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ nghiên cứu song hành với quá trình sản xuất để tối ưu hoá, cải tiến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất… Ví dụ với chỉ khâu kháng khuẩn thì những sản phẩn phẩm của MEDEP sẽ được phủ chất kháng khuẩn ngay trên chỉ khâu phẫu thuật. Điều này sẽ có tính ưu việt hơn so với các sản phẩm khác là tăng khả năng phục hồi, giảm khả năng nhiễm khuẩn và thời gian lưu viện của bệnh nhân.

Trần Mai Hoa, 41 tuổi, Hoa Lư, Ninh Bình: Là một trong những người đặt nền móng cho đào tạo ngành công nghệ môi trường, bà có nhận xét gì về các chương trình nghiên cứu ngành công nghệ môi trường, bảo vệ thiên tai?

GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20).: 

Vấn đề môi trường và thiên tai đã, đang và sẽ còn có ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nước ta. Để khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư và tập trung nhiều nguồn lực, chung tay của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và của cả cộng đồng. Trong đó nghiên cứu, ứng dụng KHCN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai phải là nòng cốt. 

Hầu hết các sản phẩm KHCN của Chương trình KC08/16-20 chủ yếu phục vụ công ích như cải thiện và bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu phát sinh chất thải, cảnh báo, ứng phó hạn chế các rủi ro thiên tai bảo đảm an toàn cho Nhân dân và an sinh xã hội nên khó đánh giá định lượng về hiệu quả kinh tế. Hướng nghiên cứu KHCN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai rất cần được tiếp tục triển khai và sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương.

Cần nghiên cứu phát triển, hoàn thiện các công nghệ, thiết bị, vật liệu, chế phẩm mới, tiên tiến để xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong đó, cả về trình độ khoa học kỹ thuật và cơ chế đầu tư, bao gồm cả giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam những năm tới.

Khuyến khích các đề tài nhiệm vụ có sự liên thông hay phối hợp với các Chương trình KHCN khác... là điều rất cần thiết đối với Chương trình KC08 vì KHCN bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu và KHCN liên ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ: KHCN bảo vệ môi trường đều có liên quan đến công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, khoa học vật liệu,...

Nguyễn Văn Linh, 35 tuổi, TP Thái Bình: Là chủ nhiệm chương trình một thời gian dài, xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn của các đơn vị tham gia Chương trình?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Về mặt thuận lợi:

Thứ nhất, có đội ngũ cán bộ rất tâm huyết và nhiệt tình trong nghiên cứu, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và cả kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Vì nghiên cứu khoa học là nhu cầu cấp thiết của người thầy thuốc, đó là thuận lợi cơ bản nhất.

Thứ hai, Đảng Nhà nước và xã hội quan tâm. Đảng ta đã xác định phát triển KHCN cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ ba, các trang thiết bị y tế được trang bị khá đầy đủ hiện đại.

Thứ tư, việc giao lưu và hợp tác quốc tế dễ dàng.

Thứ năm, công nghệ thông tin trong nước phát triển nên việc cập nhật thông tin rất nhanh và thuận tiện.

Về mặt khó khăn:

Thứ nhất, các trang thiết bị chuyên sâu còn thiếu và thiếu đồng bộ.

Thứ hai, cơ chế tài chính còn bất cập, hạn chế tính chủ động của nhà nghiên cứu.

Thứ ba, kinh phí cho đầu tư nghiên cứu còn hạn hẹp. Thí dụ như Chương trình có 46 đề tài dự án nhưng tổng kinh phí trong 5 năm chỉ có 337 tỷ, tức là chỉ có 67 tỷ /năm và 7-8 tỷ cho một đề tài nghiên cứu. Mức kinh phí như vậy là quá thấp, nhất là trong y học việc nghiên cứ rất tốn kém.

Hoàng Lâm, Đông Anh, Hà Nội: Theo ông, cần làm gì để tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp với viện nghiên cứu, trường đại học và nhà khoa học trong việc triển khai những nhiệm vụ, chương trình KHCN?

Ông Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ: 

Trong các chương trình KHCN cấp quốc gia mà đơn vị chúng tôi đồng quản lý, hiện đã có những chính sách để khuyến khích sự liên kết giữa doanh nghiệp với các đơn vị nghiên cứu và các nhà khoa học. Bộ KHCN đang tái cấu trúc các chương trình. Song song với quá trình này, Bộ cũng đang hoàn thiện hệ thống Thông tư hướng dẫn.

Vì vậy theo tôi, trong các văn bản mới cần có các quy định khuyến khích việc tăng cường lấy ý kiến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực khoa học của các chương trình trong quá trình xây dựng khung và thuyết minh chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn trong việc đề xuất, triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN đặc biệt là trong khâu xác định nhiệm vụ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng kết quả.

Việc doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu sẽ góp phần bảo đảm các nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, nhu cầu doanh nghiệp. Cùng với đó, tăng cường năng lực nghiên cứu của các doanh nghiệp thông qua việc trao đổi, triển khai, phối hợp giữa các nhà hoa học, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp.

Trần Văn Kiên, Bắc ninh: Nhằm tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ông cho biết định hướng trong thời gian tới?

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20).: 

Trong thời gian tới Chương trình sẽ nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới mà trong nước chưa thực hiện hoặc các công nghệ mới có để điều trị những bệnh nguy hiểm, bệnh tái nổi, mới nổi, bệnh để lại di chứng nặng nề, nhằm mục đích nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Các kỹ thuật chương trình ưu tiên nghiên cứu phát triển trong thời gian tới là: công nghệ ghép tạng, các kỹ thuật xử ít xâm lấn (phẫu thuật nội soi, can thiệp mạch); y học hạt nhân; tế bào gốc, sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh; hiện đại hóa y dược học cổ truyền.

Phạm Hữu Phước, 32 tuổi, Ninh Bình: Trước tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường và thiên tai có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Để khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực đó đòi hỏi phải có sự đầu tư và tập trung rất nhiều nguồn lực. Bà có thể cho biết định hướng trong thời gian tới, nên đầu tư vào vào quy trình, công nghệ mới gì để bảo vệ môi trường hiệu quả?

GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20).: 

Trước hết, cần biết kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của Chương trình KC 08/16-20 để đáp ứng những yâu cầu bức xúc hiện nay về bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Kế thừa và phát triển những thành tựu KHCN trong nước, chuyển giao ứng dụng có chọn lọc những thành tựu KHCN tiên tiên của thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ví dụ, phát triển và ứng dụng chuyển giao phương pháp công nghệ tiên tiến, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cacbon thấp.

Phát triển và ứng dụng chuyển giao phương pháp công nghệ tiên tiến trong dự báo giám sát các yếu tố môi trường tự nhiên như: đất, nước, không khí, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý.

Hoàn thiện phương pháp và quy trình dự báo, ứng dụng các công cụ mô hình công nghệ tiên tiến, tích hợp vào dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro ứng phó hiệu quả các loại hình thiên tai.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến phục vụ kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá tác động với các ngành lĩnh vực địa phương và đề xuất các giải pháp ứng phó hiệu quả thich ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện Việt Nam.

Nguyễn Xuân Sơn, 50 tuổi, Hà Nội: Cơ duyên nào mà MEDEP JSC biết đến và được Bộ KHCN hỗ trợ thực hiện dự án này? Bà có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm từ việc triển khai thành công dự án về sản xuất thủy tinh thể nhân tạo – 1 lĩnh vực hoạt động kinh doanh lớn mạnh của MEDEP JSC?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC).: 

Người đứng đầu doanh nghiệp - Tổng Giám đốc Cao Thị Vân Điểm là người có kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thiết bị y tế. Giám đốc Cao Thị Vân Điểm đã từng làm Chủ nhiệm nhiều đề tài dự án nghiên cứu của Viện Trang thiết bị và công trình y tế nên bà hiểu rõ về giá trị của các kết quả nghiên cứu khoa học đối với hoạt động sản xuất thực tế. Vì vậy, khi biết chương trình KC10 có hỗ trợ cho các đề tài, dự án nghiên cứu về ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất, bà đã chủ động đăng ký, tham gia thực hiện cá đề tài thuộc chương trình KC10.

Thực tế đã chứng minh, các đề tài và dự án thuộc chương trình do Bộ KHCN hỗ trợ đã mang lại cho Medep những bước tiến mới cho việc ứng dụng công mới vào sản xuất.

Theo tôi, để triển khai thành công các dự án đề tài thì cần có các yếu tố:

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phù hợp, đây là yếu tố quan trọng mà nhiều khi các doanh nghiệp không đáp ứng được. Tiếp đó, vấn đề nhân sự được đào tạo về chuyên môn đúng lĩnh vực nghiên cứu và kỹ năng thực hiện Dự án, đề tài cũng là một yếu tố tiên quyết mang lại hiệu quả cho các dự án nghiên cứu. Sự tuân thủ về các chế định của nhà nước và các quy định của Bộ Y tế với những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các sản phẩm nghiên cứu. Nếu không được Bộ Y tế cho phép sử dụng thì coi như sản phẩm sẽ chỉ trên giấy.

: Trong quá trình triển khai, đơn vị gặp những khó khăn gì và đã được hỗ trợ giải quyết thế nào? Bà có kiến nghị, đề xuất gì để Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước đạt kết quả cao hơn, có thể hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong thời gian tới?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC).: 

Trong quá trình triển khai các đề tài dự án thuộc chương trình KC10 MEDEP không gặp phải khó khăn lớn nào. Vì MEDEP luôn nhận được sự hỗ trợ của Văn phòng Chương trình KC10 và Ban Chủ nhiệm chương trình nên đơn vị thực hiện đều hoàn thành đúng hạn và nghiệm thu đúng thời gian, không gặp vướng mắc.

Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm là kết quả được tạo ra từ các đề tài, dự án vẫn còn hạn chế. Thuỷ tinh thể và chỉ khâu kháng khuẩn của MEDEP là sản phẩm đầu tiên do Việt Nam sản xuất, mặc dù có chất lượng và giá trị sử dụng trên thực tế cao, giá thành rẻ nhưng chưa được sử dụng rộng rãi do các bệnh viện đã quen với các sản phẩm nhập khẩu.

Nếu trong thời gian tới các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam trong đó có MEDEP được nhận thêm các chính sách đặc thù, khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ cao trong nước sản xuất thì lợi ích mang lại cho người bệnh sẽ lớn nhất. Đồng thời sẽ kích cầu doanh nghiệp Việt nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao…

Hiện nay, MEDEP đã nộp hồ sơ xin hỗ trợ của chương trình KHCN trọng điểm cho dự án thủy tinh thể để hoàn thiện thêm công nghệ nhằm nâng quy mô sản xuất lớn hơn và tạo ra những sản phẩm mới từ dây chuyền công nghệ hoàn thiện. MEDEP mong muốn các cơ quan chức năng đẩy nhanh thời gian phê duyệt các dự án để các dự án sớm đi vào thực tiễn.

Mặc dù đề tài không thực hiện phần mua sắm thiết bị nhưng vẫn có kiến nghị xem xét lại việc giao các thiết bị hay sản phẩm của đề tài dự án cho đơn vị hưởng thụ.

Theo quy định hiện hành thì việc mua sắm đấu thầu cần tuân thủ theo Luật Đấu thầu vì sử dụng ngân sách nhưng nhiều khi doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì thời gian phê duyệt các dự án quá dài, trong khi có những vật tư nguyên liệu cần mua trực tiếp từ nước ngoài, nếu đấu thầu có yếu tố quốc tế thì không kịp tiến độ về thời gian và rất khó thực hiện. Nếu mua qua trung gian trong nước thì giá cả sẽ bị phụ trội không phù hợp giá dự toán. Thời gian từ lúc lập thuyết minh đề tài đến khi phê duyệt còn dài nên nhiều khi ý tưởng nghiên cứu bị mất tính mới khi đăng ký...

Bên cạnh đó, Do dịch Covid-19 kéo dài đúng thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường, MEDEP ngừng sản xuất do giãn cách xã hội nên làm giảm sút doanh thu, thiếu hụt nguồn vốn. Mặt khác, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bệnh viện cũng hạn chế các dịch vụ không cấp bách, người bệnh có tâm lý ngại đi khám chữa bệnh. Điều này cũng khiến doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất nghiên cứu thiết bị y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, rất mong Nhà nước cần có chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao tồn tại, khôi phục và phát triển sản xuất nhằm tạo thêm nhiều lợi ích cho xã hội.

Nguyễn Hương Giang, 39 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội : 5 năm thực hiện, 52 đề tài của Chương trình Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về các sản phẩm ứng dụng, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như các công bố trong nước và quốc tế. Ông có thể đánh giá về hiệu quả của chương trình?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).: 

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhiều đề tài có kết quả nghiên cứu mới, một số đề tài đã kịp thời cung cấp kết quả nghiên cứu cho việc phục vụ cho công tác soạn thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như xây dựng và hoàn thành các chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển của Bộ, ngành và địa phương.

Trong 5 năm qua, có 40% đề tài có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, 80% đề tài có kết quả gồm các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới, và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương. Tất cả các đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Gần 400 bài báo trong nước và quốc tế từ kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó tỷ lệ bài báo công bố quốc tế đạt trên 10%. Số đề tài có công bố quốc tế đạt trên 30%. Số bài báo được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng thuộc danh mục ISI, Scopus chiếm tỷ lệ 60% trên tổng số các công bố quốc tế. Chỉ tiêu này đã vượt mức kế hoạch đề ra.

Về hội thảo: 161 bài tham gia hội thảo khoa học quốc gia, 26 bài tham gia hội thảo khoa học quốc tế. Gần 100 hội thảo khoa học quốc gia được tổ chức, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành. 100% đề tài đảm bảo chỉ tiêu đào tạo sau đại học, tham gia đào thạc sỹ và tiến sỹ, trong đó, đã tham gia đào tạo 95 tiến sỹ và 144 thạc sỹ.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu trong Chương trình được chuyển giao cho các ban, bộ, ngành Trung ương phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách. Một số kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp và địa phương ứng dụng vào thực tế.

Trần Minh Linh 38 tuổi , Phú Thọ: Ông có thể nói rõ hơn về mục tiêu của việc xây dựng Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).: 
GS.TS Trần Thọ Đạt phát biểu tại Hội nghị đánh giá, tổng kết Ngày Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” mã số KX.01/16-20
Nguồn: kinhtevadubao.vn

Chương trình được xây dựng nhằm các mục tiêu: Cung cấp luận cứ khoa học về những vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam; Xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công tác hoạch định và thực thi chính sách vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đây là Chương trình tích hợp 4 trụ cột nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người.

Các đề tài trong Chương trình đều bám sát mục tiêu đề ra với các sản phẩm là những kiến nghị về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bên cạnh những khuyến nghị về việc hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô, nhiều đề tài chú trọng đến tính ứng dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động của các doanh nghiệp. Các kết quả thực tế đạt được về cơ bản vượt so với chỉ tiêu của Chương trình, đặc biệt là chỉ tiêu về công bố quốc tế trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cũng như các chỉ tiêu về đào tạo.

Nguyễn Văn Nho, 55 tuổi, Bình Phước: Những khó khăn khi thực hiện các đề tài của Chương trình là gì thưa ông?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).: 

Năm 2020 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid khiến hoạt động tổ chức cũng như tham gia Hội thảo quốc tế bị hạn chế. Tuy nhiên, một số đề tài đã tổ chức Hội thảo quốc tế linh hoạt kết hợp cả hình thức online và offline. Số lượng báo cáo tại Hội thảo quốc tế của các nhiệm vụ trong Chương trình đạt gần 30 bài, chiếm 17% tổng số báo cáo tại Hội thảo quốc gia và quốc tế. 

Việc tiếp xúc với mục đích phỏng vấn sâu hoặc lấy thông tin phục vụ nghiên cứu thường qua các kênh trong việc thực hiện các cuộc điều tra cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp, việc tiếp cận còn nhiều khó khăn, với các đối tượng khảo sát là chủ doanh nghiệp, chuyên gia có thời gian tiếp xúc hạn chế, khối lượng thông tin cần tìm hiểu lớn, mất nhiều thời gian để trả lời, trong khi kinh phí cho người tham gia khảo sát lại thấp hơn nhiều so với lương công lao động tương ứng của họ. Để thanh quyết toán, phiếu khảo sát cần có thông tin của doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên, có một số doanh nghiệp việc cung cấp thông tin cá nhân có khó khăn. Các định mức chi cho điều tra khảo sát theo phiếu hiện nay quá thấp, khó triển khai có hiệu quả và cần điều chỉnh tăng định mức này.

Trần Xuân Tuyến, 67 tuổi, Lương Sơn, Hoà Bình : Khi mở ra các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, tức là Bộ KHCN đã tạo ra “sân chơi” cho các nhà khoa học. Ông có đề xuất giải pháp gì để “sân chơi” này ngày càng bổ ích và ngày càng có thêm nhiều kết quả đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội?

GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu của khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (KX.01/16-20).: 
Hội nghị đánh giá, tổng kết Ngày Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” mã số KX.01/16-20 diễn ra vào ngày 19/10/2021
Nguồn: nhandan.vn

Chương trình được thực hiện đã thu hút sự quan tâm tham gia và phát huy trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ từ các tổ chức khoa học - công nghệ trong và ngoài nước, cụ thể là: 

- 33 tổ chức và 52 cá nhân chủ trì nhiệm vụ đến từ các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong cả nước;

- Gần 1.000 người tham gia vào các đề tài ở các vai trò khác nhau;

- Hơn 300 tổ chức tham gia phối hợp thực hiện, trong đó có các Ban, Bộ ngành Trung ương, các Sở chuyên ngành ở các địa phương, các tổ chức KHCN trong cả nước;

- 30 chuyên gia nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu;

- Hơn 200 nghiên cứu sinh và học viên cao học, cùng đông đảo lượng sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu cũng như phục vụ nghiên cứu cho các nhiệm vụ của Chương trình.

Như vậy, quá trình triển khai các đề tài trong Chương trình thu hút được số lượng lớn nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học ở cả ba miền tham gia đề tài, góp phần nâng cao năng lực, trình độ nghiên cứu cũng như các phương pháp tổ chức thực hiện, triển khai các hoạt động nghiên cứu ở các cấp độ. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, tri thức khoa học trong quá trình triển khai đề tài giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, trong quá trình phối hợp thực hiện khảo sát tại nước ngoài giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ các nhà khoa học trong nước, tiếp thu được các kết quả nghiên cứu về vấn đề có liên quan do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện đồng thời thúc đẩy sự hội nhập về khoa học của các nhà khoa học trong nước với cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ. Thông qua việc thực hiện Chương trình, năng lực nghiên cứu, năng lực tổ chức nghiên cứu, năng lực xử lý hài hòa các mối quan hệ trong quá trình phối hợp để đạt được mục tiêu, năng lực công bố, các kiến thức thực tiễn, khả năng vận dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của đội ngũ cán bộ tham gia triển khai đề tài cũng như của tổ chức chủ trì được nâng cao. 

Lê Minh Sơn, 47 tuổi, Kim Bôi, Hoà Bình: Cụ thể, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ đã tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, thưa bà?

Bà Hà Tú Cầu, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC).: 

Những sản phẩm của Medep được tạo ra từ nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm hình thành từ những Dự án và đề tài áp dụng công nghệ tiên tiến, do vậy những sản phẩm của Medep là những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam: ví dụ như thủy tinh thể nhân tạo, chỉ khâu kháng khuẩn,… Và sắp tới đây, Medep đang thực hiện nghiên cứu một số sản phẩm phụ trợ cho quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể như bơm lắp sẵn thủy tinh thể và dịch nhầy. Những sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng cao tương đương hàng nhập ngoại.

Bộ phận R&D là bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ nghiên cứu song hành với quá trình sản xuất để tối ưu hoá, cải tiến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất…

Ví dụ với chỉ khâu kháng khuẩn thì những sản phẩn phẩm của Medep sẽ được phủ chất kháng khuẩn ngay trên chỉ khâu phẫu thuật. Điều này sẽ có tính ưu việt hơn so với các sản phẩm khác là tăng khả năng phục hồi, giảm khả năng nhiễm khuẩn và thời gian lưu viện của bệnh nhân.

Duy Thông