Cuộc tập dượt bảo vệ môi trường

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19.10.2018 của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về thực hiện cuộc vận động "Người dân TP Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước", giúp chuyển biến về nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người dân thành phố, của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về bảo vệ môi trường. Đây cũng là cuộc tập dượt cần thiết để thành phố giải quyết những yếu kém trong quản lý đô thị.

Thay đổi rõ rệt về cảnh quan

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/T, vẫn đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường thành phố. 

Theo đó, tính đến hết tháng 7, đã có 100% phường xã, thị trấn tổ chức đối thoại với người dân; vận động được 2.018.837/2.143.290 hộ dân (chiếm 94,2%) ký bản cam kết không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định; triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh, hiệu quả ý kiến của người dân bằng nhiều phương thức linh hoạt, đa dạng. Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 20.793/20.876 ý kiến phản ánh của người dân (99,3%). 

Thành phố cũng lắp đặt được 37.400 thùng rác công cộng; chuyển hóa 797/824 điểm ô nhiễm môi trường về rác thải; tiến hành khảo sát và lắp đặt 31.320 camera an ninh trật tự kết hợp với giám sát về chất lượng vệ sinh môi trường đô thị khu dân cư; xét và công nhận 90 khu phố, ấp đạt danh hiệu Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch; 21 phường xã, thị trấn đạt danh hiệu Phường xã, thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch; 47 công trình, giải pháp, sáng kiến đạt danh hiệu Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh…

Ghi nhận thực tế sau gần 2 năm thực hiện Chỉ thị 19 tại những nơi từng là điểm nóng về ô nhiễm môi trường trước đây cho thấy, nhiều tuyến kênh rạch đã có thay đổi rõ rệt về cảnh quan, nhiều bãi rác tự phát được thay bằng vườn hoa nhỏ, chỗ vui chơi cho trẻ em. Đơn cử, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh chống ngập và dự án ngăn triều, giảm ngập 10.000 tỷ đồng cũng đang được đẩy nhanh tiến độ về đích.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý lượng rác sinh hoạt ngày một tăng cao, thành phố cũng đang đầu tư chuyển đổi công nghệ các nhà máy xử lý rác hiện hữu bằng công nghệ tiên tiến hơn như nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện 2.000 tấn/ngày của Công ty CP Vietstar; nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện 2.000 tấn/ngày của Công ty CP Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa... Bên cạnh đó, loại hình xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại cũng được thành phố định hướng thúc đẩy đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý loại chất thải này trên địa bàn thành phố trong tương lai.

Nhiều tuyến kênh rạch đã có thay đổi rõ rệt về cảnh quan Nguồn: ITN
Nhiều tuyến kênh rạch đã có thay đổi rõ rệt về cảnh quan 

Nguồn: ITN 

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng, dù vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, song việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 19 là cơ sở quan trọng để tiếp tục chuyển biến về nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người dân thành phố, của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về bảo vệ môi trường. Đây cũng là cuộc tập dượt cần thiết để thành phố giải quyết những yếu kém trong quản lý đô thị.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phấn đấu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch; 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn thành phố được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% doanh nghiệp sản xuất phát sinh ô nhiễm có xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn; 20% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh…

Theo ông Thắng, để đạt được mục tiêu, thành phố cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; kiểm tra sau cấp phép đối với hoạt động khoáng sản; khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, nhất là lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Chú trọng kêu gọi, tạo cơ chế khuyến khích, huy động các nguồn xã hội hóa từ các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư.

Thành phố cũng cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp như nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho từng bộ phận, công chức, viên chức. Đặc biệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, cần thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên - môi trường nhằm phục vụ hiệu quả cho việc quản lý, khai thác, sử dụng.

Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên môi trường biển, đảo; triển khai thực hiện các hạng mục của dự án Xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ngành tài nguyên - môi trường; dự án Hệ thống kiểm soát và giám sát phương tiện vận chuyển chất thải rắn tại TP Hồ Chí Minh và dự án Xây dựng cổng dịch vụ và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên - môi trường. 

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.