Kiểm tra tình trạng đốt rơm rạ tại 20 huyện, thị xã
Từ nay cho đến ngày 17.6, Tổ công tác liên ngành do Sở TN - MT chủ trì sẽ kiểm tra khoảng 20 huyện, thị xã để nắm tình hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch của địa phương, nhằm có giải pháp xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hạn chế đốt rơm, cải thiện chất lượng không khí Thủ đô. Hiện tại, ở nhiều huyện đang diễn ra tình trạng đốt rơm rạ trên diện rộng, tăng lượng bụi mịn PM2.5… gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân.
P.LONG
Đã hỗ trợ hơn 385.000 đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Theo UBND thành phố, tính đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 đợt 1 theo Nghị quyết và quyết định của Chính cho 385.432 đối tượng với tổng kinh phí 474,1 tỷ đồng (đạt 99,9%). Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội đã triển khai hiệu quả công tác chăm lo cho công tác an sinh xã hội, xét duyệt và ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho trên 22.000 người với số tiền 496,2 tỷ đồng...
L.HUỲNH
Chi hơn 100 tỷ đồng để rửa đường, giảm ô nhiễm
UBND thành phố Hà Nội trích 114 tỷ đồng từ ngân sách để rửa đường chống nóng và giảm ô nhiễm. Việc thực hiện tưới nước rửa đường được UBND thành phố Hà Nội thống nhất dựa trên nguyên tắc bảo đảm vệ sinh môi trường, hiệu quả, tránh lãng phí, không chồng lấn với hoạt động của xe quét hút và không tưới nước rửa đường trong ngày mưa. Việc tưới nước rửa đường chỉ thực hiện sau khi đã hoàn thành công tác quét hè và đường phố tại các khu vực trung tâm, tuyến đường chính, trọng điểm...
Với mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối đô thị trung tâm với các khu vực ngoại thành, đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường liên kết vùng, ngày 20.5, tại Kỳ họp thứ 5 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã quyết nghị, thống nhất chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng từ ngân sách thành phố triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Để thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều đại biểu cho rằng, chính quyền thành phố cần nỗ lực hơn nữa trong công tác giải ngân đầu tư công trung hạn. Bởi đây là giải pháp căn cơ, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn tình hình ở thời điểm hiện tại.
Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, đi thẳng vào trọng tâm, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng và theo tới tận cùng vấn đề. Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã ghi lại một số ý kiến đánh giá của các đại biểu HĐND thành phố về phiên chất vấn lần này.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh yêu cầu: Ngay sau khi kết thúc kỳ họp, UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan cần khẩn trương, nghiêm túc thực hiện những lời hứa, cam kết trước HĐND và cử tri.
Theo dự báo, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm 2022 sẽ có nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Chính vì vậy, kỳ họp thường lệ cuối năm là dịp để HĐND thành phố tập trung bàn thảo, tìm ra những quyết sách đúng đắn nhằm khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, tiềm lực để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh cùng cả nước thực hiện Chiến lược tổng thể thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
Kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Bắc Ninh diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bước qua 1 năm nhiều thuận lợi song không ít khó khăn, Bắc Ninh là một trong những tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng và là điểm sáng trong chỉ đạo, điều hành; trước tác động bất thường của dịch bệnh, tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Các giải pháp về cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, tiêm vaccine phòng Covid-19, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo vệ môi trường… là những nội dung được các đại biểu tập trung chất vấn tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Bắc Ninh.
Tại Kỳ họp thứ Tư, HĐND tỉnh Khóa XIX, các đại biểu đã thảo luận về những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 với mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh vừa giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.
Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, trong năm 2021, HĐND các cấp TP. Hà Nội đã phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ thảo luận, bàn bạc, tạo sự thống nhất cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Qua đó khẳng định vai trò cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị thủ đô.
Hôm nay (7.12), Kỳ họp thứ 3, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XVI sẽ chính thức khai mạc. Điểm nhấn của kỳ họp chính là tại cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND thành phố sẽ trực tiếp báo cáo làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm chung của UBND thành phố và trả lời các vấn đề đại biểu quan tâm.
Theo đánh giá của Thường trực HĐND thành phố, thực hiện chủ đề năm 2021 của thành phố là "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", thời gian qua, hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND thành phố được triển khai một cách toàn diện, hiệu quả, sát với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của cử tri.
Ngày 22.9, HĐND TP. Hà Nội Khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 2 để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền. Do tình hình dịch Covid-19, kỳ họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Hội trường HĐND - UBND thành phố tới 54 điểm cầu quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành.
Ngày 23.6, HĐND TP Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền. Đáng chú ý, tại kỳ họp này sẽ tiến hành bầu các chức danh chủ chốt HĐND, UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 8.3, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã chủ trì hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội.
Trong năm 2020, ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung kỳ họp HĐND cũng như thực hiện nghiêm túc công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, Thường trực HĐND huyện Mỹ Đức còn đẩy mạnh đổi mới hoạt động giám sát, khảo sát ở tất cả các cấp, qua đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, giải quyết hiệu quả các vấn đề dân sinh bức xúc.
Để công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt được hiệu quả như kế hoạch đề ra, Thường trực HĐND huyện yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn cần tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến bầu cử.
Bên cạnh việc thực hiện tổ chức thành công các kỳ họp, phiên giải trình, trong năm 2020, hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND quận Hoàng Mai đã được triển khai theo hướng đổi mới, thiết thực, hướng về cơ sở, qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương.
Theo đánh giá của Thường trực HĐND thành phố, trong năm 2020, HĐND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thành công các kỳ họp thường kỳ giữa và cuối năm để xem xét, quyết nghị các vấn đề quan trọng của địa phương. Đặc biệt, năm qua cũng là thời điểm đánh dấu hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã được đổi mới toàn diện, được duy trì thường xuyên và dưới nhiều hình thức phong phú.
Chiều 20.1, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đến nhà riêng trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng đợt 3.2.2021 đối với đồng chí Thanh Sơn (tức Phùng Hiền) và đến thăm, tặng quà Tết một số gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Trong năm qua, công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với nhiều tổ chức Đảng được thành lập, vượt mục tiêu mà Thành ủy đề ra.