Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14:

Chủ động, sẵn sàng hợp tác vì phát triển bền vững

Ngày mai, 10.7, Hội nghị Nhóm Tư vấn Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA Caucus) lần thứ 14 do Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức sẽ khai mạc tại thành phố Phú Quốc, Kiên Giang. Việc Quốc hội đăng cai Hội nghị lần này tiếp tục khẳng định vai trò và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác liên nghị viện khu vực và thế giới, đặc biệt là AIPA; thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng hợp tác vì tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững trong khu vực.

Thúc đẩy hài hòa hoá pháp luật trong khu vực

Chủ đề của Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14 là “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững”. Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung cho biết, chủ đề của Hội nghị rất phù hợp với mối quan tâm chung của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nền kinh khu vực đang từng bước phục hồi. Một trong những động lực giúp các nền kinh tế thoát khỏi tình thế ảm đạm của giai đoạn sau đại dịch chính là đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ. Đổi mới sáng tạo và khoa học, công nghệ ngày càng đóng vai trò lớn trong phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức AIPACAUCUS 14
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14

Mặc dù vậy, trong khu vực ASEAN, mức độ phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ còn khác nhau và chưa đồng đều giữa các quốc gia. Xuất phát từ thực tế đó, Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14 sẽ là dịp để các nghị sĩ trong khu vực trao đổi, chia sẻ thông tin sâu về việc triển khai các Nghị quyết của AIPA ở mỗi nước và cùng bàn định hướng chính sách chung nhằm hài hòa hoá pháp luật giữa các quốc gia nhằm thúc đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững trong khu vực, góp phần mang lại sự thịnh vượng chung trong cộng đồng ASEAN.

Những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ thời gian qua đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái song Việt Nam vẫn vươn lên, đạt được nhiều thành tựu phát triển, nằm trong số ít quốc gia tăng trưởng “dương” trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong những thành tựu tích cực về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội mà nước ta đạt được thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất với yêu cầu “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. Do vậy, chủ đề của Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14 có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Quốc hội Việt Nam tại AIPA

Hội nghị AIPA Caucus lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2007 theo Nghị quyết số 28GA/2007/Pol/03 của Đại hội đồng AIPA lần thứ 28 tại Malaysia, với hai nhiệm vụ chính là nhằm giúp Ban Chấp hành giám sát việc triển khai các Nghị quyết của AIPA tại các nước thành viên thông qua việc yêu cầu các quốc gia thành viên báo cáo, xây dựng các sáng kiến lập pháp chung và xác định luật để hài hòa hóa. Đây còn là cơ chế để các quốc gia thành viên thường xuyên trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực cùng quan tâm. Việc chủ trì tổ chức Hội nghị AIPA Caucus thực hiện theo nguyên tắc luân phiên giữa các nghị viện thành viên AIPA.

Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14 là lần thứ hai Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức. Trước đó, Việt Nam từng đăng cai tổ chức Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 5 vào năm 2013. Việc đăng cai Hội nghị lần này góp phần khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và chủ động của Quốc hội Việt Nam trong AIPA.

Sau khi đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế nước ta được mở cửa trong trạng thái bình thường mới, tạo tiền đề quan trọng để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động đối ngoại của nước ta đến thời điểm này về cơ bản đã được khôi phục hoàn toàn. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội, đặc biệt là tại các diễn đàn nghị viện đa phương, được triển khai linh hoạt trong thời gian đại dịch và khôi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát với nhiều hoạt động trực tiếp trên cả bình diện song phương và đa phương, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không ngừng nâng cao vị thế của đất nước.

Quốc hội Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại các hoạt động của các diễn đàn hợp tác liên nghị viện lớn như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), AIPA, Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)... Đây là những cơ chế nghị viện đa phương quan trọng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, thúc đẩy hợp tác, nâng cao hiểu biết, xây dựng thông tin giữa các nghị viện, chính giới và nhân dân các nước; mở rộng vai trò, ảnh hưởng của nghị viện/nghị sĩ đối các vấn đề khu vực và toàn cầu, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Việc Quốc hội Việt Nam đăng cai Hội nghị AIPA Caucus lần thứ 14 theo cơ chế luân phiên của Đại hội đồng AIPA là hoạt động thiết thực triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, tiếp tục phát huy vai trò và vị trí của Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác liên nghị viện khu vực và thế giới, đặc biệt là AIPA.

Hội nghị là dịp để quảng bá tới bạn bè quốc tế về truyền thống văn hóa, đất nước, con người, chính sách đối ngoại và thành quả công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để xây dựng, củng cố các mối quan hệ với nghị sỹ các nước thành viên ASEAN, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng hợp tác vì tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, vì ổn định và thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN và khu vực.

Quốc hội và Cử tri

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.