Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận

- Chủ Nhật, 26/03/2023, 08:46 - Chia sẻ

Sáng 26.3, tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cùng dự có đại diện Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo một số bộ, ngành.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Lâm Hiển

Về phía tỉnh Bình Thuận có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Dương Văn An và cán bộ, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch

Tỉnh Bình Thuận nằm ở cực Nam vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, có diện tích tự nhiên gần 8.000 km2, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, trong đó có huyện đảo Phú Quý. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận có 14 đảng bộ trực thuộc, 468 tổ chức cơ sở đảng với 38.363 đảng viên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo chủ chốt của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo chủ chốt của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận. Ảnh: Lâm Hiển

Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ kết nối giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua; có Quốc lộ 28, 28B đi Lâm Đồng, Quốc lộ 55 kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng; có Cảng biển quốc tế Vĩnh Tân; có tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Đông) dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dịp 30/4/2023; có sân bay lưỡng dụng Phan Thiết đang được đẩy nhanh tiến độ.

Bình Thuận là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển với 7/10 huyện, thị xã, thành phố có biển, được xác định là 1 trong 4 vùng trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của quốc gia, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Dân số của tỉnh hiện gần 1,3 triệu người và đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Với 35 thành phần dân tộc anh em (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 8%), Bình Thuận có sự đa dạng về văn hóa các dân tộc. Người dân giàu truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động, sản xuất, bền bỉ, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để xây dựng, phát triển.

Báo cáo tại cuộc làm việc cho thấy, sau đại dịch Covid-19, kinh tế của tỉnh phục hồi nhanh, tương đối đồng đều trên cả 3 trụ cột công nghiệp, du lịch và nông nghiệp với tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2022 đạt 7,75%. Thu ngân sách Nhà nước vượt 33,13% dự toán. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì ổn định. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thông tin - truyền thông có chuyển biến tích cực; hoạt động thể dục - thể thao có bước phát triển. Các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội cho nhân dân được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -3
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Công tác quân sự - quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ được quan tâm thực hiện tốt. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân, doanh nghiệp và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện có nền nếp; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm.

Đặc biệt, du lịch Bình Thuận phát triển khá nhanh, ngày càng nâng cao chất lượng, từng bước trở thành địa bàn trọng điểm về du lịch của cả nước và là trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -1
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tỉnh ủy Bình Thuận cũng thẳng thắn chỉ rõ, kết quả phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 của tỉnh vẫn chưa đạt kỳ vọng. Công tác xây dựng, điều chỉnh các loại quy hoạch còn chậm, nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu… Việc xác định giá đất cụ thể còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ; nhiều dự án đã giao đất nhưng vẫn chưa xác định giá thu tiền sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến nguồn thu của tỉnh, tiến độ triển khai các công trình, dự án và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân còn gặp khó khăn do giá cả vật tư, xăng, dầu tăng cao. Việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Tiến độ triển khai đầu tư một số công trình trọng điểm của tỉnh còn chậm. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác chuẩn bị hồ sơ của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư còn kéo dài, tốn nhiều thời gian.

Bình Thuận hội đủ điều kiện phát triển nhanh, bền vững, hài hòa

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; ưu tiên phát triển 3 trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp, du lịch và nông nghiệp; triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -2
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình, dự án có tính lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam (phía Đông) - đoạn qua địa bàn tỉnh. Nâng cấp các tuyến đường ven biển, tạo ra hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối với vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên và Duyên hải Trung bộ.

Quan tâm đầu tư các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, hạ tầng thủy lợi, đê, kè phục vụ phòng, chống hạn, ứng phó với biến đổi khí hậu và những công trình bức xúc, cấp bách khác. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi trên một số lĩnh vực.

Ngày 9.1.2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có nội dung "từng bước xây dựng khu vực, hình thành vùng động lực tại khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận”. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phạm Hoài Nam phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Với những thành tựu đã đạt được, cùng với vị trí địa lý và những tiềm năng, lợi thế hiện có, Tỉnh ủy Bình Thuận nhấn mạnh, Bình Thuận hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, phấn đấu trở thành vùng động lực của khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận cũng nêu một số đề nghị hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương. 

Trong đó, tỉnh Bình Thuận đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, ủng hộ tỉnh Bình Thuận sớm điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến titan và khu vực dự trữ titan để tỉnh có điều kiện phát triển bền vững trong thời gian tới. Sớm quyết định chủ trương triển khai dự án Hồ chứa nước La Ngà 3 (huyện Tánh Linh), góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước trong khu vực 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiếp tục đầu tư phát triển huyện đảo Phú Quý. Hỗ trợ từ nguồn thu dầu khí khai thác trên vùng biển Bình Thuận để đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá và tạo sinh kế cho ngư dân...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi các dân tộc trong tỉnh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Lâm Hiển

+ Trước đó, sáng cùng ngày, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Phan Thiết - nơi cách đây 113 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tên gọi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học trên bước đường ra đi tìm đường cứu nước. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dâng hương, dâng hoa  tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Lâm Hiển

Trước anh linh của Người, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn nguyện suốt đời rèn luyện, học tập, đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân ta đã lựa chọn; tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, phát huy hơn nữa tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp của Quốc hội, không ngừng đổi mới, hoàn thiện, xây dựng Quốc hội Việt Nam luôn xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và phát triển như sinh thời Bác hằng mong ước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thăm khu di tích trường Dục Thanh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thăm khu di tích trường Dục Thanh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cán bộ, nhân viên khu di tích trường Dục Thanh. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận -4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng bức tranh nhà Quốc hội cho cán bộ, nhân viên khu di tích trường Dục Thanh. Ảnh: Lâm Hiển

Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận ngày càng đi vào thực chất, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cử tri và dư luận quan tâm. Trong năm 2022, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 10 cuộc giám sát, khảo sát. Qua giám sát, khảo sát đã chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật ở các ngành, các cấp và yêu cầu khắc phục ngay, có ý kiến, kiến nghị những vấn đề khó khăn, vướng mắc với các cơ quan chức năng; đồng thời nắm bắt kịp thời các kiến nghị của cơ quan chức năng để có ý kiến góp ý điều chỉnh, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát của HĐND tỉnh tiếp tục được nâng lên. Trong năm 2022, Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh đã tổ chức 15 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề; nội dung giám sát toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống tham nhũng; tập trung vào những vấn đề được cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Hoạt động giám sát chuyên đề được chuẩn bị chặt chẽ theo trình tự, thủ tục quy định; xác định đúng vấn đề cần giám sát; đối tượng giám sát được cân nhắc kỹ, có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lặp; hình thức giám sát thực hiện linh hoạt, có sự kết hợp giữa nghiên cứu báo cáo, khảo sát thực tế và giám sát trực tiếp.

Phạm Thuý
#