Góp ý kiến với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bài 1: Cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước với Thủ đô

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội vừa có cuộc họp, đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến thống nhất cho rằng, bản dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội ngày 25.3.2024) đã được chỉnh lý, hoàn thiện khá tốt, nhưng cũng còn những vấn đề rất quan trọng cần được xem xét bổ sung, hoàn thiện thêm một bước nữa.

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh. Theo khái niệm quốc tế, Thủ đô là thành phố đứng hàng đầu của một quốc gia, nơi làm việc của Chính phủ và các cơ quan Trung ương. Từ khái niệm chung này, chúng ta có thể có nội hàm của Thủ đô nước ta: Thủ đô Hà Nội là thành phố đứng hàng đầu của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Trên thực tế có hàng trăm cơ quan trong hệ thống chính trị ở Trung ương với số lượng lao động hàng chục vạn người cùng đất đai trụ sở, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đồ sộ, trong đó có phương tiện giao thông, hoạt động liên tục, khẩn trương, náo nhiệt. Các đoàn công tác của các địa phương cũng thường xuyên về Hà Nội làm việc...

Bộ máy Đảng và Nhà nước, các cơ quan Trung ương, các cơ quan nước ngoài làm việc tại Thủ đô đã chi phối mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh của Thủ đô. Đây là vấn đề rất đặc thù (đặc thù lớn nhất) chỉ riêng cócủa Thủ đô.

Nhưng, dự thảo Luật lại chưa điều chỉnh, hầu như chưa quy định gì nhiều về vai trò, trách nhiệm vật chất và tinh thần của Nhà nước, của các cơ quan Trung ương trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô (chỉ duy có điểm a, khoản 3 Điều 18 của dự thảo luật giao Thủ tướng Chính phủ quyết định việc di dời các cơ quan, doanh nghiệp của Trung ương ở nội đô ra bên ngoài, nhưng cũng mới chỉ quy định một chiều là di chuyển đi, chưa quy định địa điểm đất đai cho di chuyển đến). Thủ đô là trái tim của cả nước, nhưng dự thảo Luật cũng chưa thể hiện cụ thể trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Thủ đô đối với các địa phương. Mặt khác, dự thảo Luật cũng chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của Thủ đô đối với các cơ quan Trung ương tọa lạc trên địa bàn Hà Nội.

Chúng tôi cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được điều chỉnh, bổ sung các nội dung quan trọng nói trên.

Thứ hai, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Thực ra, những quy định của dự thảo luật là những cơ chế, chính sách mới đặc thù cho Hà Nội khác với một số quy định (cùng vấn đề) của hệ thống pháp luật hiện hành. Nhưng, về cơ bản phải phù hợp với nguyên tắc thứ nhất trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đó là, “bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật” (khoản 1, Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành).

Bài 1: Cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước với Thủ đô -0
Ảnh minh họa/ITN

Tuy nhiên, không ít vấn đề không nhất thiết phải quy định khác với các luật đã có, nhưng dự thảo vẫn quy định khác, có nguy cơ dẫn đến thiếu thống nhất, không đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành. 

Mặt khác, nhiều quy định của dự thảo Luật đòi hỏi phải có một nguồn lực (ngân sách, kinh phí, đội ngũ cán bộ) rất lớn để thực hiện. Đây là một thách thức không nhỏ trong điều kiện hiện nay khi mà ngân sách nhà nước, ngân sách Hà Nội đều còn eo hẹp, có nhiều khó khăn, cần phải có biện pháp, cơ chế khắc phục.

Thứ ba, về phân định địa giới nội đô với toàn bộ diện tích của Hà Nội để có kế hoạch đầu tư phát triển hợp lý. Vấn đề này có liên quan đến nhiều chương, nhất là các Chương II, III và IV. Theo dự thảo Luật, Thủ đô Hà Nội có trung tâm - nội đô, có thành phố thuộc thành phố, có các huyện nông thôn, có cả miền núi (ở phía Bắc và phía Tây). Các vùng của Hà Nội cũng có điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống các vùng rất khác nhau. Hà Nội cũng là một trong số rất ít Thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất (3.359,82 km2). Do đó, yêu cầu quản lý và đầu tư phát triển mọi mặt, nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và mức sống cũng khác nhau ở các vùng trong từng thời kỳ.

Chúng ta đều biết, Moscow là một tỉnh, chỉ thành phố Moscow mới là Thủ đô của Liên bang Nga. Tương tự như thế, Washington là một bang, chỉ có thành phố Washington (Washington DC) mới là Thủ đô của Hoa Kỳ. Gần ta là Lào, thì Vientiane cũng là một tỉnh, chỉ có thành phố Vientiane mới là Thủ đô của CHDCND Lào... Điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống, trình độ văn hóa - lối sống... giữa các địa phương của tỉnh, của bang so với Thủ đô khác nhau khá xa. Do đó, cơ chế quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đối với Thủ đô và tỉnh của các nước nói trên cũng rất khác nhau...

Trở lại với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ngay Hiến pháp nước ta năm 1946, tại Điều 3 cũng có sự phân biệt khá rõ: “Thủ đô đặt ở Hà Nội”. Vì thế, nếu không làm rõ phạm vi (địa lý) của Thủ đô sẽ rất khó trong thực thi khi dự thảo luật được thông qua.

Ví dụ, khoản 1, Điều 21 của dự thảo Luật quy định: “Xây dựng Hà Nội là Trungtâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri về phẩmgiá con người Việt Nam”. Dự thảo Luật được thông qua thì "tuổi thọ" của luật này có đủ độ dài để các vùng nông thôn, miền núi phía Bắc và phía Tây của Thủ đô như 4 xã trước đây thuộc tỉnh Hòa Bình đạt được các “tiêu thức” hào hoa, thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri về phẩm giá của con người Việt Nam? Do đó, nên chăng chỉ quy định Thủ đô là một thành phố đặc biệt được đặt tại Hà Nội tương tự như Điều 3 của Hiến pháp năm 1946. Quy định như vậy sẽ là căn cứ cho việc quản lý, điều hành giữa nội đô và các vùng khác của Thủ đô sau khi luật được thông qua.   

Thứ tư, về phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương. Việc cấp trên thực hiện phân quyền, ủy quyền cho cấp dưới, không chỉ riêng ở Hà Nội mà được thực hiện ở các địa phương nói chung, và được quy định cụ thể tại các Điều 12, 13 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và một số văn bản pháp luật khác.

Theo đó, nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, cấp trên có thể phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới, nhưng có những vấn đề không thể phân cấp, ủy quyền được, mà phải do Trung ương quản lý, thực hiện thống nhất. Đó là các vấn đề quốc phòng, an ninh, vấn đề ngoại giao nhà nước... Đây là vấn đề quan trọng cần được lưu ý trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.